Nga phủ quyết Nghị quyết về Srebrenica của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

© AP Photo / Frank Franklin IIHội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hôm thứ Tư, LB Nga đã phủ quyết nghị quyết gọi sự kiện tại thị trấn Srebrenica, Bosnia, hồi tháng 7 năm 1995 là "sự diệt chủng".

Tài liệu được soạn thảo bởi Vương quốc Anh và Hoa Kỳ nhận được 10 phiếu ủng hộ, tuy nhiên Liên bang Nga với tư cách thành viên thường trực Hội đồng Bảo an đã sử dụng quyền phủ quyết. Một thành viên thường trực khác là Trung Quốc và ba quốc gia Venezuela, Angola, Nigeria bỏ phiếu trắng.

Sau đấy, Bộ Ngoại giao Nga đã giải thích rõ lập trường bằng tuyên bố chính thức trên trang web của Bộ.

"Không thể chấp nhận tài liệu được trình bày bởi động cơ chính trị, sự thiếu cân bằng, phá hoại quá trình hòa giải dân tộc ở Bosnia và Herzegovina cũng như toàn thể vùng Balkans, — tuyên bố nêu rõ. — Sự kiện được đổ lỗi hoàn toàn cho phía Serbia mà không tính đến thực tế bản thân người Serbia cũng là nạn nhân của thảm kịch."

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - Sputnik Việt Nam
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn về tình hình Yemen

Moskva không phủ nhận tội ác đã xảy ra, nhưng tin rằng, "việc chỉ nêu tên một trong số nhiều tội ác chiến tranh khi đó mà bỏ qua những thứ còn lại là không hợp pháp và chỉ càng hằn sâu thêm sự chia rẽ trong xã hội Bosnia."

Theo đề nghị của Đại sứ thường trực LB Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin, tại buổi họp các thành viên Hội đồng Bảo an đã có một phút mặc niệm những nạn nhân của bi kịch cách đây 20 năm.

Tổng thống Serbia Tomislav Nikolic đánh giá cao quyền phủ quyết của Nga đối với dự thảo Nghị quyết về Srebrenica, gọi đây là một ngày vĩ đại cho đất nước ông. Ông nhấn mạnh đã "ngăn cản một sự đóng dấu lên toàn thể nhân dân Serbia."

Ngày 11 tháng 7 năm 1995, vào lúc cuộc xung đột ở Bosnia và Herzegovina đang vô cùng căng thẳng, địa danh Srebrenica được LHQ tuyên bố "khu vực an toàn" đã bị quân đội người Serbia từ Bosnia dưới sự chỉ huy của Tướng Ratko Mladic chiếm đóng. Theo Liên Hiệp Quốc, khoảng 8.000 người Hồi giáo không vũ trang bị giết hại. Trong khi đó, lực lượng gìn giữ hòa bình của Hà Lan đóng quân ở Srebrenica đã thất bại trong việc ngăn chặn vụ thảm sát. Năm 2007, Tòa án Công lý quốc tế — cơ quan xét xử cao nhất của Liên Hợp Quốc — đã công nhận vụ thảm sát người Hồi giáo là sự diệt chủng.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала