Ông Churkin: Nga sẽ không ủng hộ nghị quyết HDBA LHQ về lập tòa án điều tra vụ Boeing

© AP Photo / John MinchilloVitaly Churkin
Vitaly Churkin - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nếu dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về việc thành lập tòa án quốc tế điều tra vụ tai nạn máy bay Boeing của Malaysia ở Ukraina năm 2014 sẽ nhận được đủ chín phiếu cần thiết để thông qua, Nga sẽ sử dụng quyền phủ quyết của mình.

Đại diện thường trực của Liên bang Nga tại Tổ chức Thế giới Vitaly Churkin tuyên bố trước các phóng viên.

Nhà ngoại giao giải thích rằng việc thông qua một nghị quyết như vậy sẽ tạo ra một ổ đối đầu mới trên thế giới.

 "Ở đây là nỗ lực rõ ràng tạo thêm một ổ nóng trong cuộc đối đầu, vốn có thể để lại hậu quả rất sâu rộng cho quan hệ quốc tế trong bối cảnh khi trên thế giới đang có rất nhiều vấn đề đòi hỏi sự hợp tác toàn diện", — ông Churkin tuyên bố. Ông coi một bước đối đầu như vậy là rất nguy hiểm.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - Sputnik Việt Nam
Hội đồng Bảo an LHQ chưa thông qua nghị quyết về vụ tai nạn máy bay Boeing

Theo lời nhà ngoại giao, vào thời điểm hiện tại đang đồng thời tiến hành hai cuộc điều tra, một trong số đó mang tính chất kỹ thuật và gây cho Nga "những nghi vấn nghiêm trọng về tính đầy đủ và đúng đắn của việc tiến hành". Thứ hai là cuộc điều tra hình sự do một nhóm các quốc gia bao gồm Úc, Bỉ, Malaysia, Hà Lan và Ukraina thực hiện.  "Chúng ta không biết bất cứ điều gì về cuộc điều tra này — không về cách thức tiến hành, cũng không cả về việc nó được thực hiện khách  quan đến mức nào",- ông Churkin lưu ý.

"Họ muốn rằng cộng đồng quốc tế, trong đó có Nga, mua một con mèo đen to tướng như vậy trong cái túi. Điều đó đơn giản là điên rồ. Tôi nghĩ rằng đây là một trò chơi mạo hiểm đối với nhiều người. Đây không phải là mối quan tâm của tất cả những ai muốn nhìn thấy tình hình quốc tế phát triển bình thường, muốn cho quan hệ giữa Nga và phương Tây được dần dần bình thường hóa",-  đại diện thường trực của Liên bang Nga nói.

Ông cũng bày tỏ hy vọng rằng dự thảo nghị quyết nói chung sẽ không được đưa ra bỏ phiếu. "Tôi có hy vọng như vậy, bởi vì tôi hoàn toàn không nhìn thấy có thể đạt lợi ích gì và như thế nào từ việc này. Tôi nghĩ rằng những lập luận của chúng tôi — mà chúng tôi cung cấp chúng công khai — là cực kỳ thuyết phục,",- nhà ngoại giao cho biết.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала