Liệu Nhật Bản có bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh thế giới thứ Ba hay không?

© AFP 2023 / Kazuhiro NogiShinzo Abe
Shinzo Abe - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hôm qua, tại bế mạc Tham nghị viện (Thượng Viện Nhật Bản), Thủ tướng Shinzo Abe đã nói về sự cần thiết phải tăng cường thảo luận về cải cách Hiến pháp.

Lời kêu gọi được đưa ra ngay sau khi người đứng đầu Lầu Năm Góc tuyên bố rằng nước Mỹ sẽ đối phó với Nga và Trung Quốc bằng mọi cách, kể cả bằng phương tiện quân sự. Điều này là không hề là ngẫu nhiên. Ông Andrei Ivanov nhà nghiên cứu hàng đầu Viện Nghiên cứu Quốc tế của MGIMO cho biết:

"Ông Abe đã chứng minh sự cần thiết phải tăng cường thảo luận toàn quốc về sửa đổi hiến pháp qua tầm quan trọng của việc lập ra một hệ thống đối phó với các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là các thảm họa quy mô lớn. Tuy nhiên, rõ ràng là sửa đổi Hiến pháp rất cần thiết, trước hết nhằm nâng cao năng lực ứng phó với các thách thức quân sự và chính trị đe dọa Nhật Bản. Đứng đầu trong số thách thức đó là tiềm năng của Trung Quốc đang phát triển. Điều đó không chỉ khiến Nhật Bản quan ngại, mà đồng minh chính trị-quân sự chính của Tokyo là Hoa Kỳ cũng phải quan tâm chú ý."

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - Sputnik Việt Nam
Ông Shinzo Abe tuyên bố muốn thảo luận vấn đề lãnh thổ với ông Putin

Gần đây, chủ đề Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng của mình vượt ra ngoài ranh giới biển đã được chủ nhân Lầu Năm Góc Ashton Carter đề cập tới trong bài phát biểu tại Diễn đàn Quốc phòng Reagan. Nhưng mục tiêu chỉ trích chính trong bài phát biểu của ông Carter lại là nước Nga. Lầu Năm Góc cáo buộc rằng Nga đã gây ra các nguy cơ lo ngại cho trật tự thế giới.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: hiện giờ Nga, và cùng với Nga là Trung Quốc và các BRICS, đang vi phạm "trật tự quốc tế cơ bản" nào? Rõ ràng, chúng ta đang nói về trật tự thế giới đã được lập ra sau khi Liên Xô rời khỏi trường quốc tế. Đó là trật tự mà Washington thiết lập ra các quy tắc ứng xử và quyết định ai là "người tốt", ai là "kẻ xấu", những nước nào cần được hỗ trợ, và nước nào phải chịu trừng phạt, kể cả thông qua việc tổ chức các cuộc "cách mạng màu" hoặc thậm chí xâm lăng quân sự công khai.

Thế giới chấp nhận trật tự này chỉ vì không đủ sức chống Mỹ. Năm 2007, tại Munich Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi trật tự đó là bất công và kêu gọi phương Tây khước từ nó. Điều này đã không được hưởng ứng. Và bây giờ, sau khi khôi phục lại tiềm năng kinh tế và quân sự của mình, cho dù chưa phải toàn bộ, Nga tuyên bố rằng sẽ không dung nạp trật tự thế giới bất công ấy, vì trật tự đó không mang lại cho thế giới  một "tương lai tích cực", mà chỉ gia tăng sự bá chủ của Hoa Kỳ. Ngay lập tức nước Nga bị liệt vào danh sách "các nước xấu". Phải chăng là tội phạm, nếu không muốn miễn cưỡng ca ngợi trật tự cho phép Mỹ phá vỡ Yugoslavia, gây ra sự hỗn loạn và tàn phá ở Iraq, Afghanistan, Libya, Syria và Ukraine? Phải chăng là tội ác, nếu Nga không cho phép chính phủ Ukraine, là chính phủ chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa phát xít, gây ra tội ác diệt chủng đối với nhân dân Donbass? Chẳng nhẽ ngăn chặn cuộc nội chiến ở Crưm, chấp nhận nguyện vọng của người dân trong khu vực trở lại sát nhập với Nga, là xấu? Và bây giờ Nga đang giúp chính phủ hợp pháp của Syria chống khủng bố quốc tế, phải chăng đó là chuyện xấu xa? Chẳng phải là chính Mỹ cũng đã làm điều đó trong hơn một năm qua, nhưng không mấy thành công?

Sự bất bình của Mỹ có thể được giải thích rất đơn giản: chính sách của Nga ở Crưm, Ukraine và Syria phủ nhận khả năng của Washington độc quyền quản lý số phận thế giới.

Nhưng Washington không muốn để mất cơ hội này, nên sẵn sàng chiến đấu bằng mọi cách có thể. Washington đã không tổ chức nổi cuộc "cách mạng màu" ở Nga và Trung Quốc, nên bây giờ bộ trưởng quốc phòng Ashton Carter nói về "các biện pháp quân sự". Mỹ có thực sự muốn gây chiến với Nga và Trung Quốc hay không? Xét theo tuyên bố mới nhất của ông Carter, kể cả khi Hoa Kỳ bắt đầu hoạt động cải thiện các loại vũ khí hạt nhân, có thể hiểu là họ muốn. Và Hoa Kỳ hy vọng sẽ được hỗ trợ trong việc này. Trước hết là Nhật Bản. Không phải ngẫu nhiên mà Washington có vẻ ưu ái đối với những nỗ lực của thủ tướng Abe trong việc thay đổi Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản, mặc dù một vài năm trước đây Washington có thái độ rất tiêu cực.

Tất nhiên, Nhật Bản có quyền trở thành một "quốc gia bình thường" sở hữu quân đội toàn diện. Nhưng Nhật Bản đừng quên rằng nước này không thể tự mình quản lý quân đội đó. Washington sẽ nhắc nhở Nhật Bản sử dụng quân đội này để chống ai và chống như thế nào. Nếu tính đến tinh thần chiến đấu của quân nhân và chính trị gia Mỹ, điều đó có thể trở thành một vấn đề rất nghiêm trọng. Và không chỉ đối với mỗi Nhật Bản mà thôi.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала