Khi ông Tập trải Con đường tơ lụa đến châu Phi

© AFP 2023 / Edgar SuTập Cận Bình
Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Gói đầu tư mới của Trung Quốc ở châu Phi là số tiền 74 tỷ USD. Đây là một trong những kết quả của sứ mệnh Phi châu trong nhiệm kỳ Chủ tịch Trung Quốc của ông Tập Cận Bình.

Trong chuyến thăm Zimbabwe và CH Nam Phi đã ký hợp đồng trị giá 7 tỷ USD tại mỗi quốc gia. Còn ở diễn đàn hợp tác cấp cao  "Trung Quốc-châu Phi" với sự tham gia của những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ từ 48 quốc gia thuộc châu lục này, ông Tập công bố gửi 60 tỷ USD vào các dự án xuyên lục địa ở Phi châu.

Đây là gói viện trợ lớn nhất của Trung Quốc cho châu Phi mà ban lãnh đạo Trung Quốc mang tới lục địa này. Trong quá trình chuyến công du sứ mệnh, ông Tập Cận Bình đã ký hiệp định hoặc thỏa thuận sơ bộ về hơn 60 dự án và chương trình chung. Các văn kiện này bao trùm phạm trù công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện lĩnh vực dịch vụ tài chính và tái cơ cấu nợ, tạo điều kiện dễ dàng cho thương mại và đầu tư, bảo vệ môi trường, đấu tranh với nghèo đói, phát triển y tế, mở mang trao đổi nhân văn. Hợp đồng lớn nhất — 2,5 tỷ USD — đã ký kết với các nhà điều hành quốc gia của tuyến đường sắt ở Nam Phi.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ủng hộ ý tưởng của ông Putin về lập mặt trận chống khủng bố chung

Trong đó, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng hợp tác với châu Phi hướng tới mục đích gia tăng uy tín quốc tế của châu lục, cũng như để đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới. Còn người tháp tùng ông Tập là Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị trong cuộc họp báo cuối cùng ở Pretoria đã phản bác những lời chỉ trích của giới thượng lưu chính trị  phương Tây và một số nước châu Phi, khi họ cáo buộc Trung Quốc đang thi hành chủ nghĩa thực dân mới trên lục địa Phi.

Sau đây là ý kiến của chuyên viên  Tatiana Deich từ Viện nghiên cứu châu Phi:

Quốc kỳ Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc có kế hoạch tăng số lượng lò phản ứng hạt nhân lên đến 110

"Đúng là người ta thường cáo buộc Trung Quốc về chủ nghĩa thực dân mới, người châu Phi cũng đôi khi chỉ trích Bắc Kinh, không ít thứ  khiến họ không  vừa lòng, trong khi Trung Quốc mang lại cho người châu Phi khá nhiều. Trung Quốc kiên trì củng cố ảnh hưởng của mình ở châu Phi, nhiều người Trung Quốc đang sống và làm việc ở châu lục này, các công ty Trung Quốc  đẩy bật các nhà sản xuất nhỏ của địa phương vì hàng và công lao động Trung Quốc đều có giá rẻ. Có nhiều khuyết điểm, nhưng các lãnh đạo châu Phi cho rằng trong hợp tác với Trung Quốc thì ưu điểm nhiều hơn. Tôi không cho rằng những gì Trung Quốc đang làm ở châu Phi là chủ nghĩa thực dân mới. Những động thái đó  giống như cái gai trong mắt những người không làm gì nhiều cho châu Phi hay những người về cơ bản đang bị Trung Quốc  chèn ép tại địa bàn này. Trung Quốc trợ giúp rất lớn cho châu Phi — tuyến  tín dụng, cho vay theo điều kiện thuận lợi với thời hạn hoàn vốn dài. Những khoản kinh khí này thường  rót đúng vào khi phương Tây công nhiên phớt lờ các nhu cầu và đề nghị của châu Phi".

Một vài năm trước, Trung Quốc đã vượt mặt Hoa Kỳ và các nước EU, trở thành đối tác thương mại chính của châu Phi. Kim ngạch thương mại giữa hai bên trong năm 2014 đạt 220 tỷ USD, còn  các khoản đầu tư lên tới 32,4 tỷ USD. Không cần nghi ngờ gì, chuyến thăm vừa kết thúc của ông Tập Cận Binh đến châu lục Đen đã củng cố xu thế đó mạnh hơn.   

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала