Còn những vụ như Vũ 'nhôm' hay không và chuyện đóng cửa nhưng rừng vẫn mất

© Ảnh : Đ.C./ Tuổi TrẻPhan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm)
Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chống tham nhũng, đặc biệt là vụ Vũ "nhôm", thi cử cùng nhiều vấn đề dân sinh khác sẽ được đại biểu Quốc hội nêu ra tại phiên chất vấn sắp tới được chia sẻ trên báo Tuổi Trẻ.

Ông Nguyễn Bá Sơn (Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng):

Phải đặt câu hỏi về vụ Vũ "nhôm"

Vụ án Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") đã được các cơ quan chức năng quyết liệt điều tra, làm rõ và sẽ xử lý rốt ráo. 

Ông Huỳnh Đức Thơ nói về phiên xử Vũ nhôm - Sputnik Việt Nam
Ai đưa Vũ "nhôm" lên?

Qua đó thấy rõ ràng công tác cán bộ của chúng ta từ khâu tuyển chọn, đào tạo, quản lý, sử dụng, đề bạt đều có những lỗ hổng, khiếm khuyết nguy hiểm cần được làm rõ, xem xét trách nhiệm từng cấp, từng ngành.

Tại kỳ họp này, Đoàn ĐBQH Đà Nẵng đã tập hợp hơn 10 nội dung ở nhiều lĩnh vực. 

Đây là những đề xuất, kiến nghị của các sở ngành địa phương, chuyên gia, nhà quản lý, nhà nghiên cứu. Trong đó chúng tôi cũng đặt câu hỏi quanh vụ việc liên quan Vũ "nhôm".

© Ảnh : Hội nhà báo Việt NamĐại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Sơn - đoàn Thành phố Đà Nẵng.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Sơn - đoàn Thành phố Đà Nẵng.  - Sputnik Việt Nam
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Sơn - đoàn Thành phố Đà Nẵng.

Tôi cho rằng các ĐBQH cũng đặc biệt quan tâm và sẽ theo sát quá trình giải quyết vụ án và những vấn đề liên quan rút ra từ vụ án này. Câu hỏi đặt ra là còn hay không những vụ như Vũ "nhôm".

* Bà Phạm Thị Minh Hiền (Đoàn ĐBQH Phú Yên):

Có giải pháp khác cho thi cử

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ giải trình làm rõ vấn đề đại biểu nêu. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải trình về tiêu cực thi cử, sách giáo khoa
Nhiều năm nay, chuyện thi cử, học hành đối với con em chúng ta thực sự là một nỗi lo. Trong khi đó ngành giáo dục vẫn loay hoay. 

Vụ việc gian lận thi cử xảy ra ở kỳ thi THPT quốc gia vừa qua là một điều thực sự phải suy nghĩ, cần tìm giải pháp để tháo gỡ. 

Nhưng khi trả lời về hướng ra thì bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định rằng kỳ thi 2 trong 1 vẫn diễn ra.

Vấn đề cơ bản của giáo dục hiện nay không phải là chuyện học để thi. Chủ trương thì đúng, nhưng cách làm lại có vấn đề. 

© Ảnh : InfonetĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (Đoàn ĐB tỉnh Phú Yên, Ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội
ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (Đoàn ĐB tỉnh Phú Yên, Ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội - Sputnik Việt Nam
ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (Đoàn ĐB tỉnh Phú Yên, Ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội

Chính vì đặt vấn đề thi cử như vậy lại tạo áp lực lên con em chúng ta, ăn vào từng suy nghĩ của các em rằng học làm sao để cố gắng thi cho đậu THPT, rồi từ đó mới được vào đại học, cao đẳng. 

Cách học hành thi cử của con em chúng ta thực tế đã quá mệt mỏi, quá áp lực rồi. Hết thi học kỳ lại thi đầu ra đầu vào, đủ thứ thi cử.

Diva Mỹ Linh bên ông xã Anh Quân - Sputnik Việt Nam
Chuyện biệt thự của ca sĩ Mỹ Linh trên đất rừng và hiệu lực của luật pháp
Việc học hành phải lấy người học làm trung tâm, chứ không phải theo ý chí áp đặt của người lớn. Cách giải quyết vấn đề của Bộ GD-ĐT thời gian qua cũng lúng túng, bị động, chưa có tầm nhìn chiến lược để độc lập với định hướng căn cơ lâu dài.

Cá nhân tôi không tán đồng phương án thi 2 trong 1, nặng về thi cử thì chỉ là giải pháp cơ học, máy móc. Do vậy, tôi sẽ chất vấn bộ trưởng Bộ GD-ĐT để có giải pháp nào khác hơn, căn bản hơn.

Đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai):

Dự án kéo dài và dân "dài cổ" đợi

Các công trình, dự án đầu tư xây dựng đều chung tình trạng chậm, đội vốn… ảnh hưởng tới đầu tư chung của đất nước, làm giảm hiệu quả dự án và tác động tiêu cực đến đời sống người dân do dự án kéo dài. Câu chuyện tín dụng "đen", các băng đảng đòi nợ thuê… cũng rất được quan tâm. Không chỉ ở các thành phố lớn, tín dụng "đen" nảy nở và làm kiệt quệ nhiều người dân vùng nông thôn các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có người dân đồng bào dân tộc ở Gia Lai, sẽ được tôi đặt ra tại nghị trường.

© Ảnh : Quốc HộiĐB Đinh Duy Vượt (Gia Lai)
ĐB Đinh Duy Vượt (Gia Lai) - Sputnik Việt Nam
ĐB Đinh Duy Vượt (Gia Lai)

Bà Nguyễn Thị Kim Thúy (ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề về xã hội của Quốc hội):

Vì sao đóng cửa nhưng rừng vẫn mất?

Tôi sẽ chất vấn về hiệu quả của lệnh đóng cửa rừng, vì các vụ phá rừng xảy ra nhiều nơi. Rừng bị phá từ lâm tặc có, nhưng cũng bị phá từ các quyết định, các dự án có sự tham gia của các cơ quan chức năng. Các dự án thủy điện, dự án phục vụ kinh tế vẫn cứ được cấp và lấy đi không ít rừng.

© Ảnh : Tuổi TrẻBà Nguyễn Thị Kim Thúy (ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề về xã hội của Quốc hội)
Bà Nguyễn Thị Kim Thúy (ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề về xã hội của Quốc hội) - Sputnik Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Kim Thúy (ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề về xã hội của Quốc hội)

Chúng ta nói đóng cửa rừng, không cấp phép các dự án liên quan đến rừng nhưng sau đó giấy phép "con" mọc ra như nấm, nguy hiểm hơn ở chỗ đứng dưới dạng các bộ ngành.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала