Đại tướng Phạm Văn Trà kể về lời thề giữ đảo của nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh

© AFP 2023 / Adalberto Roque Chủ tịch nước Lê Đức Anh gặp Chủ tịch Cuba Fidel Castro năm 1995
Chủ tịch nước Lê Đức Anh gặp Chủ tịch Cuba Fidel Castro năm 1995  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo Đại tướng Phạm Văn Trà, cố Đại tướng Lê Đức Anh là vị tướng giỏi, có bản lĩnh, tầm nhìn chiến lược, dự đoán trước tình hình và cương quyết nhưng luôn biết lắng nghe cấp dưới, Trí Thức Trẻ có bài viết.

Con người dám quyết, dám chịu trách nhiệm

Chia sẻ với PV, Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, không chỉ gắn bó với cố Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh trong những năm tháng chiến tranh ác liệt mà sau này hai ông còn ở cùng khu nhà công vụ số 5A Hoàng Diệu (Hà Nội) nên có nhiều thời gian gặp gỡ.

Đại tướng Lê Đức Anh - Sputnik Việt Nam
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương nói về vị Tướng toàn tài Lê Đức Anh

Đại tướng Phạm Văn Trà nói, trong góc nhìn của ông, cố Đại tướng Lê Đức Anh là một người anh, thủ trưởng, vị tướng giỏi, có bản lĩnh, tầm nhìn chiến lược, dự đoán trước được tình hình để từ đó giúp giảm bớt khó khăn cho chiến trường, bộ đội.

Ông nhớ lại, sau năm Mậu Thân 1968, bước sang năm 1969, khu 9 bị địch càn quét ác liệt, khiến nhiều cán bộ, chiến sỹ hy sinh, tổn thất rất lớn. Trước những khó khăn, ác liệt, Đại tá Lê Đức Anh khi đó được điều về nhận nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 9.

"Lúc chiến trường ác liệt, khó khăn nhất, anh Lê Đức Anh được cấp trên giao nhiệm vụ làm Tư lệnh Quân khu 9. Tại đây, anh luôn bám sát chiến trường và đưa ra những quyết định quan trọng. Tôi còn nhớ, khi chiến sự ác liệt, Khu ủy chuyển về Năm Căn (mũi Cà Mau) và muốn anh chuyển về đó để an toàn nhưng anh Lê Đức Anh không về mà vẫn bám sát chiến trường, đưa ra những chỉ đạo quan trọng. Chính việc bám sát chiến trường của anh mà chỉ một thời gian ngắn sau đã thay đổi cả một vùng rộng lớn ", Đại tướng Phạm Văn Trà kể.

© Ảnh : NGỌC DƯƠNG/Thanh NiênĐại tướng Phạm Văn Trà
Đại tướng Phạm Văn Trà kể về lời thề giữ đảo của nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh - Sputnik Việt Nam
Đại tướng Phạm Văn Trà

Đại tướng Phạm Văn Trà nhìn nhận, cố Đại tướng Lê Đức Anh là con người dám quyết, dám chịu trách nhiệm kể cả trong lúc ác liệt nhất và điều đó thể hiện rõ phẩm chất của người chỉ huy có tài. 

Đội Cảnh vệ với cờ nghi thức trong lễ đón Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang  ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đại tướng Lê Đức Anh và lời thề ở Trường Sa

Ông nhắc lại, sau khi ký kết Hiệp định Paris (1973), nhiều khu vực chiến trường tại miền Nam tiến hành ngừng bắn nên bị địch o ép, gây ra không ít khó khăn. Tuy nhiên, ở Quân khu 9, Tư lệnh Lê Đức Anh vẫn ra lệnh cho quân đánh địch.

Theo ông, thời điểm đó, trên Khu ủy miền có ý kiến cho rằng, Quân khu 9 "ngủ quên" nên không nghe Hiệp định Paris ngừng bắn, nhưng Tư lệnh Lê Đức Anh vẫn chỉ đạo phải tiếp tục đánh địch và càng đánh vùng căn cứ càng mở rộng hơn.

"Về sau quyết định vẫn đánh địch của anh Lê Đức Anh hoàn toàn đúng và tôi nghĩ rằng, thời điểm đó, anh nắm được ý của Tổng Bí thư Lê Duẩn về việc cần đánh địch để thăm dò xem Mỹ có quay trở lại không.  Thực tế, sau đó, Mỹ không quay trở lại", Đại tướng Phạm Văn Trà kể lại.

Một kỷ niệm khác được Đại tướng Phạm Văn Trà chia sẻ, đó là sau khi chúng ta giành được hòa bình, thống nhất năm 1975, Trung ương yêu cầu giải trừ hết quân bị, cho anh em ra quân, trở về và nhiều đơn vị đã chấp hành.

Tuy nhiên, ở Quân khu 9, Tư lệnh Quân khu Lê Đức Anh lúc đó vẫn giữ lại 3 Trung đoàn. Ông cho thành lập Sư đoàn 330 trên cơ sở chọn toàn bộ Trung đoàn mạnh của Quân khu 8 và Quân khu 9.

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, ảnh chụp năm 1997 - Sputnik Việt Nam
"Đại tướng Lê Đức Anh là anh hùng chiến tranh của Việt Nam"

Đại tướng Trà cho hay, lúc đầu, thấy ông Lê Đức Anh làm vậy, nhiều người cũng có ý kiến nhưng đến khi quân Pol Pot tiến hành các cuộc tấn công lớn vào lãnh thổ Việt Nam đã thấy rõ, chỉ có Quân khu 9 có lực lượng chiến đấu còn Quân khu 7 lúc đó rất khó khăn.

"Điều này đã thể hiện rõ ở anh Lê Đức Anh là một người chỉ huy biết dự đoán sớm, nắm chắc được tình hình để có sự phòng ngự, chiến lược về sau", Đại tướng Phạm Văn Trà nhận định.

Hai lần cấp dưới dám "cãi lại" Tư lệnh Lê Đức Anh

Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà chia sẻ, khi thảo luận về một trận đánh hay một chiến dịch, Đại tướng Lê Đức Anh đều cho mọi người phát biểu và nếu cấp dưới không đồng với ý kiến, quan điểm của ông có thể "cãi lại" đến cùng.

Lúc đầu, có thể ông Lê Đức Anh kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình nhưng khi thấy cấp dưới nói đúng thì ông thường nghe theo.

Đại tướng Phạm Văn Trà kể, 2 lần ông đã dám "cãi lại" Tư lệnh và lúc đầu tưởng ông không nghe nhưng khi quyết định đánh được ban hành, Tư lệnh Lê Đức Anh lại thực hiện theo ý kiến của cấp dưới.

© Ảnh : Tư liệuĐại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh một trong số ít người đã trải qua các cuộc chiến tranh từ năm 1945 - 1989, có mặt ở những điểm nóng nhất và trở về trong chiến thắng
Đại tướng Phạm Văn Trà kể về lời thề giữ đảo của nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh - Sputnik Việt Nam
Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh một trong số ít người đã trải qua các cuộc chiến tranh từ năm 1945 - 1989, có mặt ở những điểm nóng nhất và trở về trong chiến thắng

Lần "cãi lại" đầu tiên, theo ông Trà, đó là vào năm 1972, trong cuộc chiến đấu chống quân Mỹ - Ngụy.

Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh - Sputnik Việt Nam
Nhiệm vụ cơ mật của Đại tướng Lê Đức Anh sau ngày thống nhất đất nước

Lúc đó, trước khi bước vào một chiến dịch dưới Ngã 5 khu 9, đơn vị của ta bị B52 của địch càn một ngày dẫn đến một tiểu đoàn hi sinh hơn 660 người, gần như hết lực lượng.

"Ngày hôm sau vào chiến dịch buộc phải quyết đánh Ngã 5, nhưng chúng tôi bảo, không đánh được vì lực lượng không củng cố được.

Khi đó, Trung đoàn trưởng của tôi lên báo cáo, xin lùi thời gian đánh mấy ngày nhưng ông không đồng ý, yêu cầu về nên tôi xin phép xin gặp ông.

Tại buổi gặp tôi nêu rõ lý do nhưng ông vẫn quyết đánh. Tôi nói, với lực lượng như vậy không đánh được xin ông cho lùi ngày để củng cố lực lượng.

Hai bên tranh luận khá gay gắt, sau đó, khi thấy, tôi phân tích rõ những khả năng có thể xảy ra nếu đánh ngay, ông đã quyết định cho lùi lại vài ngày. Chính nhờ quyết định đó mà sau khi củng cố được lực lượng, chúng tôi đã đánh thắng địch ở Ngã 5", Đại tướng Phạm Văn Trà nhớ lại.

© Ảnh : Báo Bình PhướcĐại tướng Lê Đức Anh trong một lần thăm lại Căn cứ Tà Thiết.
Đại tướng Phạm Văn Trà kể về lời thề giữ đảo của nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh - Sputnik Việt Nam
Đại tướng Lê Đức Anh trong một lần thăm lại Căn cứ Tà Thiết.

Lần "cãi lại" thứ 2 cũng là gay gắt nhất giữa ông Phạm Văn Trà và Tư lệnh quân khu 9 Lê Đức Anh vào năm 1978, khi Sư đoàn 330 bàn cách diệt một sư đoàn của Pol Pot ở núi Phú Cường (An Giang).

Nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh - Sputnik Việt Nam
Đại tướng Lê Đức Anh: Từ người phu cao su đến nhà quân sự, chính trị xuất sắc

Khi đó, cách đánh tiến công, bao vây Pol Pot của Tư lệnh Lê Đức Anh đưa ra khiến Sư đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 330 Phạm Văn Trà thấy không phù hợp, có thể gây thiệt hại lớn về bộ đội.

Sư phó 330 khi đó đã nói với Tư lệnh đánh như vậy sẽ khó và anh em không đánh được.

"Ban đầu ông không chịu, tôi cãi mãi ông bảo không đánh thì thôi. Lúc đó tôi bảo đánh là do anh, nếu quyết chúng tôi làm. Cuối cùng, khi về, ông lại nghe phương án của chúng tôi. Nhờ đánh trận đấy, Sư đoàn 330 tạo "thương hiệu", đi đến đâu Pol Pot đều bỏ chạy. Cái hay của ông Lê Đức Anh chính là khi thảo luận phải thảo luận cho đến nơi đến chốn. Có những lúc ý kiến của ông, ý kiến của mình khác nhau, thế nhưng khi thấy ông đúng thì minh nghe và ông không đúng, sau đó, ông sẽ lại nghe mình. Đó là quan điểm, tiếp thu ý kiến của cả cấp trên và cấp dưới", ông Trà chia sẻ.

Vị Bộ trưởng Quốc phòng và lời thề giữ đảo

Theo Đại tướng Phạm Văn Trà, sau khi nhận trọng trách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trước những tình hình rất nóng của biển đảo tổ quốc vào năm 1988, Đại tướng Lê Đức Anh đã thực hiện chuyến thị sát, động viên cán bộ, chiến sỹ trên các đảo của quần đảo Trường Sa.

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh  - Sputnik Việt Nam
Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh từ trần

Tại quần đảo Trường Sa, Đại tướng Lê Đức Anh đã dự lễ kỷ niệm 33 năm ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân tổ chức tại đảo Trường Sa Lớn.

Tại buổi lễ, Đại tướng Lê Đức Anh đã có bài phát biểu quan trọng về chủ quyền thiêng liêng của quần đảo Trường Sa.

"Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên, trước hương hồn của các cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.

Xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau: Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta", Đại tướng Phạm Văn Trà nhắc lại lời phát biểu của Đại tướng Lê Đức Anh.

© Ảnh : Ảnh tư liệuĐại tướng Lê Đức Anh ở quần đảo Trường Sa năm 1988 (
Đại tướng Phạm Văn Trà kể về lời thề giữ đảo của nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh - Sputnik Việt Nam
Đại tướng Lê Đức Anh ở quần đảo Trường Sa năm 1988 (

"Ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên ra thị sát quần đảo Trường Sa và những lời thề giữ đảo năm đó của ông thể hiện rất rõ quyết tâm bảo vệ bằng được chủ quyền thiêng liêng của đất nước", Đại tướng Phạm Văn Trà nhấn mạnh.

Cũng theo Đại tướng Phạm Văn Trà, khi trở về cuộc sống đời thường, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh luôn nhắc nhở thế hệ sau phải giữ được phẩm chất cho tốt, đặc biệt là gia đình.

Ông luôn nhắc nhở phải quan tâm đến quân đội vì quân đội đã đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến, trong hoà bình cũng cần cố gắng để bộ đội giữ được truyền thống, phẩm chất tốt.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала