Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Ngoại trưởng G20 đặc biệt

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVN Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dự Hội nghị trực tuyến đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao G20 tại điểm cầu Hà Nội
 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dự Hội nghị trực tuyến đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao G20 tại điểm cầu Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh vừa tham dự Hội nghị Ngoại trưởng các nước G20 trực tuyến về chủ đề “Tăng cường hợp tác qua biên giới” trong bối cảnh đại dịch do coronavirus (Covid-19) diễn biến phức tạp trên toàn cầu.

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao trực tuyến các nước G20, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nhấn mạnh, đoàn kết, hợp tác, phối hợp toàn cầu và khu vực là những yếu tố then chốt để vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19 mang tính lịch sử.

Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao đặc biệt của G20

Việt Nam vừa được mời tham dự Hội nghị Ngoại trưởng G20 đặc biệt theo hình thức trực tuyến.

Tối ngày 3/9, nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia Faisal bin Farhan Al Saud, Chủ tịch G20 năm 2020, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao trực tuyến G20 về chủ đề “Tăng cường hợp tác qua biên giới”.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao đặc biệt của G20 lần này diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu, nhiều nền kinh tế lớn suy thoái nghiêm trọng trong nhiều thập kỷ. Kể từ thời điểm dịch bệnh do coronavirus bùng phát ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, sau đó hoành hành ở châu Âu và gây thiệt hại nặng nề cho Mỹ, các nước Mỹ- La tinh, châu Âu cùng nhiều khu vực trên thế giới, các biện pháp hạn chế đi lại, đóng cửa biên giới tuy góp phần kiểm soát sự lây lan của bệnh dịch nhưng cũng gây ra những tác động không nhỏ đối với phát triển kinh tế - xã hội, gây gián đoạn các chuỗi thương mại - đầu tư và ngưng trệ giao lưu quốc tế.

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNPhó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dự Hội nghị trực tuyến đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao G20 tại điểm cầu Hà Nội
Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Ngoại trưởng G20 đặc biệt - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dự Hội nghị trực tuyến đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao G20 tại điểm cầu Hà Nội

Tại Việt Nam, dù được đánh giá là quốc gia kiểm soát đại dịch Covid-19 vô cùng tốt với chỉ 1.046 ca nhiễm và 35 ca tử vong, nhưng không thể phủ nhận tác động “kinh hoàng” của nCoV đến tốc độ phát triển kinh tế và mọi mặt đời sống chính trị - kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.

Bên cạnh yếu tố dịch bệnh, cạnh tranh giữa các siêu cường ngày càng tăng, leo thang căng thẳng tại các khu vực Trung Đông, biên giới Ấn Độ - Trung Quốc, Biển Đông, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, tình hình trên bán đảo Triều Tiên cũng là những vấn đề được các bên bày tỏ sự quan tâm.

Nhân viên y tế chuyển các thi thể từ Trung tâm Y tế Wyckoff Heights đến tủ lạnh ở Brooklyn, New York - Sputnik Việt Nam
G20: đại dịch làm bộc lộ những điểm yếu của hệ thống y tế
Theo thông báo, tham dự Hội nghị trực tuyến có Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên G20 và một số nước khách mời gồm Việt Nam, Singapore, Jordan, UAE, Rwanda, Tây Ban Nha, Thuỵ Sỹ, cùng lãnh đạo các tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) để cùng đánh giá, bàn bạc nhiều vấn đề quan trọng, cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.

Việt Nam được mời tham dự các hội nghị của G20 trong năm 2020 trên cương vị Chủ tịch ASEAN. Việt Nam tự hào là thành viên có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc, là bạn và đối tác tin cậy, thành viên chủ động, tích cực có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế.

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn mong muốn xây dựng quan hệ chặt chẽ, đa dạng, đa phương (phương châm “thêm bạn, bớt thù”) với các nước trên thế giới và nỗ lực để có những đóng góp quan trọng trên trường quốc tế tại LHQ và trong khu vực ASEAN.

Việt Nam nêu yếu tố cần thiết để vượt qua khủng hoảng Covid-19

Tại Hội nghị trực tuyến hôm ngày 3/9, các Ngoại trưởng G20 và lãnh đạo các tổ chức quốc tế tiếp tục khẳng định cam kết tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng phó dịch Covid-19, giảm thiểu tác động kinh tế - xã hội và thúc đẩy phục hồi sau dịch do coronavirus.

Đại diện các nước G20 và khách mời, cùng lãnh đạo các tổ chức quốc tế cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm về các biện pháp quản lý biên giới trong thời gian diễn ra đại dịch nCoV và tăng cường phối hợp trong việc đưa công dân trở về nước và điều trị cho công dân nước ngoài.

Bên cạnh đó, các nước G20 và các quốc gia khách mời cũng bày tỏ mong muốn thúc đẩy các khuôn khổ hợp tác chung nhằm nâng cao năng lực chuẩn bị và ứng phó với các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai, tránh bị bị động, bất ngờ, đảm bảo kiểm soát các sự cố y tế, dịch bệnh tốt nhất.

Phát biểu nêu quan điểm, lập trường và kinh nghiệm của Hà Nội trước các nhà lãnh đạo tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 trực tuyến, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định “đoàn kết, hợp tác, phối hợp toàn cầu và khu vực” là cần thiết hơn bao giờ hết để thế giới vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19.

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVN Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dự Hội nghị trực tuyến đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao G20 tại điểm cầu Hà Nội
Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Ngoại trưởng G20 đặc biệt - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dự Hội nghị trực tuyến đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao G20 tại điểm cầu Hà Nội

Theo đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực và đóng góp của G20 trong chống dịch Covid-19, nghiên cứu vaccine chống coronavirus, hỗ trợ y tế, nhân đạo và thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam bày tỏ cảm ơn các nước G20 đã hỗ trợ Việt Nam ứng phó dịch hiệu quả, nhất là phối hợp đưa công dân Việt Nam trở về nước an toàn trong suốt thời gian qua.

Nhắc lại chủ đề của năm Chủ tịch ASEAN 2020, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định, Việt Nam trên cương vị lãnh đạo cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á năm nay đã phát huy tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng”, phối hợp chặt chẽ với các đối tác duy trì các hoạt động hợp tác, đồng thời đề xuất nhiều sáng kiến thúc đẩy hành động chung trong phòng chống dịch, hỗ trợ người dân, phục hồi kinh tế. Đặc biệt, các sáng kiến, đóng góp có trách nhiệm và đẩy nhiệt huyết của Việt Nam được các nước đánh giá cao.

Lực lượng tiêu binh thực hiện nghi thức thượng cờ ASEAN.  - Sputnik Việt Nam
Liệu con thuyền ASEAN có tránh được những rạn đá ngầm mâu thuẫn của các cường quốc?

Đặc biệt, với việc là một trong những quốc gia ứng phó và kiểm soát đại dịch Covid-19 toàn cầu tốt nhất, gây bất ngờ cho dư luận thế giới, Việt Nam đã từng được mời chia sẻ kinh nghiệm tại rất nhiều diễn đàn quốc tế lớn về ứng phó và giảm thiểu tác động của đại dịch do coronavirus.

Tại Hội nghị Ngoại trưởng G20 trực tuyến lần này, thông qua thực tiễn hợp tác trong ASEAN và kinh nghiệm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh của Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chia sẻ các biện pháp thúc đẩy hợp tác quản lý biên giới trong ứng phó với dịch Covid-19.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh cần tăng cường quản lý biên giới trên tinh thần “mục tiêu kép” bảo đảm phòng chống dịch đi đôi với tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trao đổi, đi lại, thương mại-đầu tư qua biên giới giúp nền kinh tế không bị đứt gãy và duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.

Ngoài ra, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam còn mong muốn G20 phối hợp với các tổ chức quốc tế và các nước thúc đẩy hình thành Bộ quy tắc/Lộ trình về hợp tác quản lý biên giới và tạo thuận lợi cho đi lại quốc tế.

Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng kêu gọi tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, bảo đảm an toàn y tế tại cửa khẩu, ứng dụng công nghệ trong phát hiện và truy vết các ca nhiễm SARS-CoV-2.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đề nghị các nước G20 và các quốc gia khác hợp tác nghiên cứu và bảo đảm tiếp cận vaccine Covid-19 công bằng, với chi phí phù hợp. Ngoài ra, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh, mỗi nước, mỗi khối/cộng đồng cần nâng cao năng lực chuẩn bị, khả năng thích ứng cho các cuộc khủng hoảng an ninh phi truyền thống có thể xảy ra trong tương lai.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. - Sputnik Việt Nam
Covid-19 và Biển Đông: Việt Nam cho cả thế giới thấy sức mạnh của ngoại giao khôn ngoan
Có thể nói, việc Phó Thủ tướng, Bộ trưởng tham dự và phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao đặc biệt trực tuyến G20 đã khẳng định sự ủng hộ, hợp tác của Việt Nam đối với G20 và cộng đồng quốc tế trong chống dịch Covid-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế.

Việc Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Ngoại trưởng G20 và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh có phần phát biểu quan trọng lần này thể hiện Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực và đóng góp có trách nhiệm vào tăng cường hợp tác toàn cầu trong ứng phó với các thách thức chung trong biến đổi tình hình mới.

Vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng tăng trên trường quốc tế. Trước Hội nghị Ngoại trưởng các nước G20 trực tuyến đặc biệt này, Việt Nam cũng từng được mời tham dự các hội nghị lớn khác của G20. Điển hình như, tối 26/3/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự hội nghị trực tuyến đặc biệt với các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), nhằm thúc đẩy phối hợp toàn cầu ứng phó với dịch Covid-19.

Đến tháng 4/2020, Bộ trưởng Y tế các nền kinh tế lớn thuộc nhóm G20 họp trực tuyến để thảo luận biện pháp chung đối phó với đại dịch do coronavirus. Tại cuộc họp này, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam đã kêu gọi tăng cường cơ chế đối thoại, hợp tác để đối phó với đại dịch Covid-19 và giải quyết các thách thức chung cho hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Từ đó, Việt Nam đề nghị thúc đẩy hợp tác kinh tế, phối hợp chặt chẽ, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала