Tướng Việt Nam: Nguy cơ va chạm ở Biển Đông cao, là láng giềng, nên kiềm chế

© Ảnh : Dương Giang - TTXVN Trung tướng Thái Đại Ngọc, Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, Trưởng đoàn Việt Nam khai mạc hội nghị.
 Trung tướng Thái Đại Ngọc, Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, Trưởng đoàn Việt Nam khai mạc hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 16/9, Việt Nam chủ trì họp Cục trưởng Tác chiến Quân đội ASEAN lần thứ 10 (AMOM -10). Theo Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam Trung tướng Thái Đại Ngọc, nguy cơ xảy ra va chạm trên Biển Đông ngày càng cao do có những hành động quân sự ở khu vực này bất chấp luật pháp quốc tế.

Đại diện Bộ Quốc phòng, Trưởng đoàn Việt Nam dự AMOM -10 nhấn mạnh, là láng giềng của nhau, trong bất cứ tình huống nào cũng nên kiềm chế, hạn chế dùng vũ lực.

Hội nghị Cục trưởng Cục Tác chiến Quân đội các nước ASEAN lần thứ 10

Sáng nay, ngày 16/9, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Cục trưởng Tác chiến Quân đội các nước ASEAN lần thứ 10 (AMOM-10) với chủ đề “Hợp tác quân sự vì một ASEAN gắn kết và chủ động”.

Theo đó, Hội nghị Cục Trưởng Tác chiến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN (AMOM-10) lần thứ 10 diễn ra theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Trung tướng Thái Đại Ngọc, Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam.

tàu tuần tra của Cảnh sát biển Trung Quốc  - Sputnik Việt Nam
Liệu Việt Nam và các nước ASEAN có thể học Indonesia “dọa" Trung Quốc ở Biển Đông?

Được biết, tham dự cuộc họp này do Việt Nam chủ trì tại các điểm cầu có các Cục trưởng Tác chiến Quân đội đại diện các nước ASEAN.

Cụ thể, về phía đoàn các quốc gia thành viên, Hội nghị có sự góp mặt của Cục trưởng Tác chiến Quân đội các nước ASEAN cùng tùy viên quân sự của đại sứ quán các nước Đông Nam Á tại Hà Nội.

Về phía chủ nhà Việt Nam, ngoài Cục trưởng Cục Tác chiến Trung tướng Thái Đại Ngọc còn có sự tham dự của các tướng lĩnh cấp cao QĐND Việt Nam, cụ thể là một số cán bộ Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng.

Hội nghị AMOM-10 được tổ chức trước thềm Hội nghị Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng các quốc gia ASEAN lần thứ 17 (ACDFM-17) do Việt Nam chủ trì, dự kiến ​​diễn ra vào ngày 24 tháng 9 tới đât.

Thực tế, đây là lần đầu tiên Việt Nam đảm nhận vai trò nước chủ nhà đăng cai tổ chức Hội nghị Cục Trưởng Tác chiến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN. Đặc biệt, do tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, nên Hội nghị AMOM – 10 lần này các đại biểu không thể gặp mặt, trao đổi trực tiếp mà phải thông qua hình thức tổ chức trực tuyến.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNTrung tướng Thái Đại Ngọc, Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, Trưởng đoàn Việt Nam chủ trì hội nghị.
Tướng Việt Nam: Nguy cơ va chạm ở Biển Đông cao, là láng giềng, nên kiềm chế - Sputnik Việt Nam
Trung tướng Thái Đại Ngọc, Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, Trưởng đoàn Việt Nam chủ trì hội nghị.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Trung tướng Thái Đại Ngọc, Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu nêu lý do vì sao chủ đề AMOM – 10 năm nay lại là “Hợp tác quân sự vì một ASEAN gắn kết và chủ động”.

“Việt Nam lựa chọn chủ đề hội nghị AMOM là Hợp tác quân sự vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng với mong muốn rằng sự hợp tác về quốc phòng, quân sự tiếp tục là yếu tố quan trọng trong đàm bảo hòa bình, an ninh, ổn định vì một ASEAN gắn kết, tự cường, ngày càng phát triển lớn mạnh hơn”, Tướng Thái Đại Ngọc nhấn mạnh.

Trung tướng Thái Đại Ngọc: Cần lưu tâm đến Biển Đông, là láng giềng nên kiềm chế

Đáng chú ý, trong sự kiện hôm nay, Trung tướng Thái Đại Ngọc, Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam chủ trì Hội nghị và có phát biểu thẳng thắn nhưng đúng đắn, gây chú ý đối với đại diện quân sự các nước và dư luận.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 27 - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 27

Theo đó, phát biểu tại Hội nghị AMOM -10, Trung tướng Thái Đại Ngọc cho biết, hiện nay, tình hình khu vực và thế giới đang chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, loạt thách thức an ninh phi truyền thống đang nổi lên hết sức phức tạp như nạn cướp biển, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, dịch bệnh.

Đặc biệt, theo Cục trưởng Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam, các nước, các đại biểu tham dự hội nghị cần “lưu tâm” đến tình hình an ninh trong khu vực và thế giới, nhất là về vấn đề Biển Đông.

“Nguy cơ xảy ra va chạm trên Biển Đông ngày càng cao, do có những hành động quân sự trong khu vực bất chấp luật pháp quốc tế”, Trung tướng Thái Đại Ngọc chỉ rõ.

Theo người đứng đầu Cục Tác chiến, các nước cần tránh va chạm bất ngờ trên biển và trên không, đồng thời, nên tăng cường hoạt động diễn tập, đối thoại để hiểu biết lẫn nhau.

“Là láng giềng của nhau nên bất cứ tình huống nào cũng nên kiềm chế, hạn chế dùng vũ lực”, Trung tướng Thái Đại Ngọc khẳng định.

Hội nghị Tác chiến Quân đội ASEAN và vai trò của QĐND Việt Nam

Năm 2010, khi Việt Nam là nước chủ nhà đăng cai tổ chức Hội nghị không chính thức Tư lệnh các Lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 7 (ACDFIM-7), đại diện các quốc gia thành viên khu vực Đông Nam Á đã nhất trí tổ chức Hội nghị Cục trưởng Tác chiến Quân đội các nước ASEAN không chính thức (AMOIM) lần thứ 7 kể từ năm 2011.

 Lính hải quân Trung Quốc trong lễ khai mạc cuộc tập trận hải quân ASEAN-Trung Quốc tại cảng quân sự ở Trạm Giang - Sputnik Việt Nam
Tại sao Trung Quốc phát triển quan hệ quân sự với các nước ASEAN?

Sau đó, kể từ năm 2019, AMOIM cũng như Hội nghị Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng các quốc gia ASEAN (ACDFIM) trở thành hội nghị chính thức (AMOM, ACDFM), sau khi đạt được sự đồng thuận tại ACDFIM-15 ở Singapore vào năm 2018.

Có thể nói, việc thành lập AMOM là nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác thực chất giữa quân đội các nước ASEAN để ứng phó với loạt thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đang có ảnh hưởng tiêu cực và đe dọa đến hòa bình và ổn định trong khu vực.

Đồng thời, việc thành lập AMOM đã ghi dấu ấn của Việt Nam trong vai trò chủ nhà lần đầu tiên đăng ký Hội nghị Tư lệnh lực lượng quốc phòng các nước ASEAN (ACDFIM), cho thấy một tập đoàn ASEAN và đồng thuận dưới vai trò chủ trì của Việt Nam. Cần khẳng định rằng, sáng kiến này có thể nói là thành công của hội nghị với vai trò đóng góp tích cực của chủ nhà Việt Nam.

Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, những người đóng góp của hội nghị Cục trưởng Tác chiến Quân đội ASEAN sau này đã đánh dấu cấp độ hợp tác mới của quân đội các nước Đông Nam Á đi vào thực chất, thiết thực và hiệu quả hơn.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNQuang cảnh Hội nghị trực tuyến Cục trưởng Cục Tác chiến Quân đội các nước ASEAN lần thứ 10 tại điểm cầu Hà Nội.
Tướng Việt Nam: Nguy cơ va chạm ở Biển Đông cao, là láng giềng, nên kiềm chế - Sputnik Việt Nam
Quang cảnh Hội nghị trực tuyến Cục trưởng Cục Tác chiến Quân đội các nước ASEAN lần thứ 10 tại điểm cầu Hà Nội.

Hội nghị AMOM đảm trách nhiệm vụ then chốt trong việc định hình và xây dựng kế hoạch hợp tác tổng thể giữa quân đội các nước ASEAN. Sau khi ra đời, Hội nghị AMOM đã đề xuất, trình Hội nghị ACDFM phê duyệt và triển khai hàng loạt kế hoạch hợp tác phong phú, hiệu quả, có ‎ý nghĩa thiết thực trong việc tăng cường hợp tác thực chất giữa quân đội các nước ASEAN.

Mối quan hệ hợp tác này góp phần củng cố năng lực của quân đội mỗi nước thành viên ASEAN, thúc đẩy hợp tác nội khối, xây dựng trong lòng tin, bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển tại mỗi nước và khu vực.

Khi không có AMOM, chỉ với các cơ chế cơ bản như hội nghị lãnh đạo tình báo quân đội các nước ASEAN (AMIM) thành lập trước đó vào năm 2001, cùng thời điểm ra đời cơ chế ACDFIM, các hoạt động hợp tác quân sự giữa quân đội các nước ASEAN chưa được triển khai nhiều.

Tuy nhiên, kể từ năm 2010, sau khi AMOM ra đời cho đến nay, đã có 7 nhóm chuyên gia ADMM + được thành lập, góp phần thúc đẩy hợp tác giữa quân đội các nước ASEAN và các nước đối tác. Đây là minh chứng cho thấy hiệu quả của cơ chế hợp tác quân sự này giữa quân đội các nước ASEAN.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Biển Đông vẫn là thách thức, các nước ASEAN phải đoàn kết và tin cậy nhau

Hội nghị AMOM, cùng với hội nghị AMIM, là hai hội nghị chuyên ngành, có nhiệm vụ chuẩn bị văn kiện, tài liệu phục vụ cho hội nghị ACDFM.

Cùng với các cơ chế hợp tác quân sự khác bao gồm: Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN, Hội nghị Tư lệnh Hải quân ASEAN, Hội nghị Tư lệnh Không quân ASEAN… AMOM, AMIM đã góp phần đưa các lĩnh vực hợp tác quân sự của quân đội các nước ASEAN vào khuôn khổ, ngày càng được chú trọng phát triển về chất lượng.

Bên cạnh đó, AMOM còn là diễn đàn để các quốc gia trong khu vực chia sẻ quan điểm về các vấn đề, tình hình thế giới và khu vực cùng quan tâm, thảo luận các biện pháp ứng phó với những thức mà ASEAN đang phải đối mặt.

AMOM cũng là cơ hội để đánh giá kết quả hợp tác thực chất giữa quân đội các nước ASEAN nói chung và giữa lực lượng tác chiến của quân đội các nước ASEAN nói riêng.

Đúng theo thông lệ, AMOM sẽ xây dựng kế hoạch hợp tác hai năm giữa quân đội các nước ASEAN, báo cáo lên hội nghị ACDFM để xem xét, phê duyệt, triển khai thực hiện. Với tiền đề đó, AMOM còn có vai trò như một kênh tham mưu cho lãnh đạo Quốc phòng ASEAN trong việc lập kế hoạch, chương trình chung của quân đội các nước khu vực Đông Nam Á.

Theo đó, các kế hoạch hoạt động quân sự, an ninh, quốc phòng do AMOM lập ra đối với quân đội các nước ASEAN sẽ dựa trên cơ sở đánh giá diễn biến tình hình an ninh cùng những thách thức đang nổi lên có tác động trực tiếp đến khu vực Đông Nam Á.

Khó khăn, thách thức cũng là dịp để chứng tỏ sự tự cường, thích ứng của Quân đội ASEAN

Phát biểu tại Hội nghị AMOM-10 với chủ đề là “hợp tác quân sự vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”, Chủ tịch AMOM-10 đề nghị đại diện quân đội các nước trao đổi, chia sẻ để tăng cường hợp tác giữa các cơ quan tác chiến quân đội các nước ASEAN cũng như thảo luận về kế hoạch hoạt động giai đoạn 2020-2022, đồng thời tiến hành bàn giao chức chủ tịch AMOM-11 (năm 2021) cho Brunei.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo chụp ảnh với các đại biểu Quốc tế dự AIPA 41 - Sputnik Việt Nam
AIPA 41: ASEAN đoàn kết, vững mạnh là chỗ dựa và mục đích của Việt Nam

Các nước đều bày tỏ chúc mừng Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng đã tổ chức thành công các hội nghị quốc phòng – quân sự ASEAN năm 2020.

Các nước cũng đánh giá cao việc Việt Nam kịp thời đề xuất, triển khai các sáng kiến trong phòng chống, kiểm soát dịch Covid-19, cũng như các hoạt động hợp tác quốc phòng – quân sự ASEAN.

Các trưởng đoàn quân sự các nước cho rằng, điều này thể hiện sự chủ động thích ứng và quyết tâm của nước Chủ tịch, cũng như các nước ASEAN là không để cho dịch bệnh cản trở tiến trình hợp tác của các nước trong khối.

Phát biểu trong khuôn khổ AMOM – 10 lần này, các trưởng đoàn đều nhấn mạnh đến những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 tới các hoạt động hợp tác trên thực địa giữa quân đội các nước ASEAN.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng nhấn mạnh, khó khăn thách thức cũng là dịp chứng tỏ sự tự cường, gắn kết và thích ứng của ASEAN, trong đó có lực lượng quân đội.

Tham dự và phát biểu tại Hội nghị, các trưởng đoàn nhất trí rằng thời gian qua đã đánh dấu sự phát triển tích cực trong sự hợp tác giữa quân đội các nước ASEAN, thể hiện qua việc tổ chức thành công các cuộc diễn tập trong khuôn khổ nhóm chuyên gia, giao lưu sĩ quan trẻ, giải bắn súng quân dụng các nước ASEAN.

Trên thực tế, đây đều là những hoạt động thiết thực, tạo cơ hội để tăng cường giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và hiểu biét lẫn nhau giữa quân đội các nước ASEAN.

Nhấn mạnh vai trò là kênh tham mưu cho lãnh đạo quân đội các nước trong việc lập kế hoạch, chương trình hợp tác chung quân đội các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời cần tăng cường hợp tác giữa các cơ quan tác chiến thuộc Quân đội các nước ASEAN các trưởng đoàn dự Hội nghị đều cho rằng, trong thời gian tới, cơ quan tác chiến quân đội các nước cần tiếp tục tăng cường trao đổi về các vấn đề an ninh khu vực cùng quan tâm, thảo luận cách thức, biện pháp nhằm tăng cường trao đổi phối hợp trong công tác lập kế hoạch để tạo ra sự chủ động cho quân đội mỗi nước, qua đó nâng cao sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa cơ quan tác chiến quân đội các nước ASEAN.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho cán bộ, giáo viên tại trường THCS Nguyễn Huệ - Sputnik Việt Nam
ASEAN lo ngại làn sóng Covid-19 mới, Việt Nam có còn lo lây nhiễm cộng đồng?

Việc Việt Nam đăng cai AMOM-10 trong bối cảnh đại dịch do coronavirus (Covid-19) diễn biến phức tạp cùng với đó là sự gia tăng căng thẳng tại các điểm nóng ở khu vực, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, các thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng đa dạng và phức tạp càng đặt những vấn đề cấp thiết hơn tại diễn đàn này nhằm góp phần tạo ra sự chủ động, linh hoạt ứng phó với thách thức chung của quân đội các nước ASEAN.

Đồng thời, đây cũng là dịp để Việt Nam và các nước ASEAN cùng nhìn nhận, đánh giá, bàn bạc các phương thức nhằm tăng cường trao đổi kinh nghiệm cũng như phối hợp trong công tác lập kế hoạch, từ đó tăng cường hợp tác, phối hợp các cơ chế tác chiến quân đội các nước ASEAN.

Theo các chuyên gia, vai trò tích cực của Việt Nam cùng sự ủng hộ của các nước ASEAN góp phần mang lại kết quả thực chất cho Hội nghị AMOM-10, thông qua đó, đóng góp đáng kể vào thành công của Hội nghị ACDFM-17 sắp tới đây.

Cuối Hội nghị AMOM -10, Trung tướng Thái Đại Ngọc, Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến hành bàn giao chức Chủ tịch AMOM cho đại diện quân sự Vương quốc Brunei.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала