Chính sách về châu Á và Biển Đông của Mỹ ‘không đổi’ dù Trump hay Biden làm Tổng thống

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNĐại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink dự tiệc chiêu đãi kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2020).
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink dự tiệc chiêu đãi kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2020). - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bầu cử Tổng thống Mỹ, đường đua đến Nhà trắng của Donald Trump và Joe Biden đang rất gay cấn, tuy nhiên, theo Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink, chiến lược với châu Á sẽ không thay đổi dù ai là tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ. Mỹ tiếp tục hiện diện ở Biển Đông, giúp Việt Nam và các nước ASEAN nâng cao năng lực hàng hải.

Việt Nam và Mỹ tiếp tục tăng cường thúc đẩy hợp tác về chính trị, an ninh, quân sự. Hai bên vừa tổ chức Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Nam - Mỹ lần thứ 11 đồng thời phía Việt Nam cũng tiến hành trao trả hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam.

Việt Nam - Mỹ đối thoại về hợp tác an ninh quốc phòng

Ngày 23/9, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Minh Vũ và trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách về các vấn đề chính trị, an ninh, quân sự R. Clark Cooper đã có cuộc gặp trực tuyến trong khuôn khổ “Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Nam - Mỹ lần thứ 11” để thảo luận về hợp tác an ninh giữa Hà Nội và Washington trong thời gian tới.

Đại sứ của Mỹ tại Liên hợp quốc Kelly Craft - Sputnik Việt Nam
Tại LHQ, Mỹ chỉ trích Việt Nam và các nước khác chi ngân sách ít ỏi cho cuộc chiến chống đại dịch

Theo thông cáo từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết ngày 23/9, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Minh Vũ và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị - quân sự, ông R. Clark Cooper cùng thảo luận hợp tác an ninh song phương tại cuộc Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Nam - Mỹ lần thứ 11.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu rõ, căn cứ vào thành công của Đối thoại về hợp tác an ninh – quốc phòng lần thứ 10 được tổ chức tại Washington, DC vào tháng 3 năm 2019, cuộc hội đàm lần này đã thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ song phương ngày càng bền chặt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, Đối thoại Chính trị - An ninh – Quốc phòng Việt – Mỹ lần thứ 11 cũng đồng thời phản ánh cam kết chung của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, cởi mở và độc lập.

Cũng theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, các chủ đề mà Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Minh Vũ và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị - quân sự, ông R. Clark Cooper thảo luận trong đối thoại năm nay bao gồm hợp tác an ninh và thương mại quốc phòng, an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình, thúc đẩy các nỗ lực quốc tế về phụ nữ, hòa bình và an ninh.

Đặc biệt, các vấn đề nhân đạo, bao gồm việc tìm kiếm tù binh chiến tranh/binh lính Mỹ mất tích trong khi thi hành nhiệm vụ (POW/MIA) và tháo gỡ bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh Việt Nam.

Trên cơ sở quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng phát triển toàn diện và tích cực, Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Nam - Mỹ đã được thiết lập từ năm 2008 để thảo luận các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế mà Hà Nội và Washington cùng quan tâm.

Việt Nam trao trả hài cốt quân nhân Mỹ lần thứ 154

Trong một diễn biến liên quan, ngày 24/9, tại Viện Pháp y Quân đội (Hà Nội) đã diễn ra lễ hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam.

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, trong buổi lễ tại Hà Nội có đại diện Ban Giám đốc Cơ quan Việt Nam tìm kiếm người mất tích (VNOSMP), Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink, đại diện Văn phòng tìm kiếm quân nhân Mỹ (MIA) tại Hà Nội.

Đào tạo sĩ quan phi công Việt Nam tại Liên Xô - Sputnik Việt Nam
Người Mỹ "nhảy với tử thần" trên bầu trời Việt Nam

Tại sự kiện này, đại diện chính quyền Việt Nam đã bàn giao cho đại diện phía Mỹ một bộ hài cốt khai quật được trong đợt tìm kiếm lần thứ 140 (tháng 7 – tháng 9/2020).

Phía nhà chức trách Việt Nam cho biết, hài cốt này đã được các chuyên gia pháp y Việt Nam giám định đơn phương, kết luận có thể liên quan tới các trường hợp quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam và đề nghị chuyển về Hawaii, Mỹ để xác minh thêm.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Daniel Kritenbrink bày tỏ cám ơn và đánh giá cao sự hợp tác đầy đủ và hiệu quả của Chính phủ cùng nhân dân Việt Nam trong công tác tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích, đồng thời, cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh.

Hoạt động tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam là hoạt động nhân đạo giữa hai chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ. Sự kiện diễn ra hôm 24/9 là đợt trao trả hài cốt lần thứ 154 kể từ năm 1973 giữa hai nước.

Đại sứ Kritenbrink: Chiến lược với châu Á của Mỹ sẽ không đổi sau bầu cử

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 đang bước vào những giai đoạn quyết định, cuộc đua vào ghế ông chủ Nhà Trắng chưa bao giờ hết bất ngờ với những diễn biến đáng chú ý, khi cả Trump và Biden đều đang cùng đội ngũ của mình nỗ lực giành lấy lá phiếu của cử tri thông qua loạt chiến dịch tranh cử hết sức quyết liệt.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam trả lời phóng viên các cơ quan báo chí. - Sputnik Việt Nam
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam: ASEAN không chọn phe Mỹ hay Trung Quốc

Nhiều chuyên gia quốc tế đã đề cập đến những vấn đề liên quan, đặc biệt là liệu Mỹ có thay đổi chính sách và chiến lược hiện tại ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm tiếp tục duy trì thế thượng phong và bá quyền trên thế giới, kiềm chế sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc cũng như cân bằng các mối quan hệ chiến lược với đồng minh và đối tác ở khu vực này hay không.

Ngày 25/9, bình luận về vấn đề này, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cho biết chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương của nước này sẽ không thay đổi, bất kể ai là tổng thống tiếp theo.

Cụ thể, chia sẻ về khả năng Washington thay đổi chiến lược ở khu vực châu Á sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, trong cuộc trao đổi với VnExpress, Đại sứ Daniel Kritenbrink nhấn mạnh rằng, sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này sẽ tiếp tục được duy trì cho dù Trump hay Biden là người thắng cuộc.

“Mỹ đã hiện diện ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ và điều đó sẽ không thay đổi, dù mỗi chính quyền và mỗi tổng thống sẽ có những trọng tâm và chính sách riêng”, Đại sứ Kritenbrink cho biết.

Như chúng ta đã biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do vào tháng 11/2017 khi dự APEC tại Việt Nam, trong cuộc đón tiếp rất thân tình nồng hậu của nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang và đại diện lãnh đạo cao nhất ở Việt Nam tại Đà Nẵng.

Khi đó, Tổng thống Mỹ khẳng định các quốc gia trong khu vực và trên thế giới cần bảo đảm “cùng chơi theo một luật lệ nhất định với tinh thần thượng tôn pháp luật quốc tế”, tôn trọng tự do hàng hải và hàng không, bao gồm các tuyến vận chuyển hàng hải mở trên Biển Đông.

© AP Photo / Johnson LaiBiển Đông
Chính sách về châu Á và Biển Đông của Mỹ ‘không đổi’ dù Trump hay Biden làm Tổng thống - Sputnik Việt Nam
Biển Đông

Ông Trump cũng nêu rõ,  Mỹ muốn hợp tác với các nước để xây dựng lòng tin, tạo dựng sự ổn định, an ninh và thịnh vượng, hướng tới một thế giới của các quốc gia mạnh mẽ, chủ quyền và độc lập, không bị bất cứ cường quốc nào “o ép, bắt nạt hay cưỡng chế, đe dọa”.

Theo đó, kể từ 2017 đến nay, chính quyền Mỹ tiến hành và thúc đẩy hàng loạt chính sách trong khu vực này theo nhiều chiến lược mới.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì họp báo thường kỳ tháng 9/2020. - Sputnik Việt Nam
Mỹ sợ Trung Quốc nên đăng thiếu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam? Bộ Ngoại giao lên tiếng

Điển hình như Hoa Kỳ cấp khoản hỗ trợ trị giá trên 1,8 tỷ USD cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tập trung vào ba lĩnh vực chủ chốt: kinh tế, quản trị, và an ninh.

Mỹ cũng đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực nhằm đối phó với những mối đe dọa chung – kể cả thách thức truyền thống lẫn phi truyền thống, xây dựng các chương trình gìn giữ hòa bình cho quốc gia ở Thái Bình Dương, nhất là những nước ở khu vực ven biển hay quốc đảo.

Theo nhiều chuyên gia quốc tế, thực chất, chiến lược về một khu vực châu Á- Thái Bình Dương tự do, cởi mở của Trump chỉ khác tên gọi, còn cơ bản khá giống với chiến lược “Xoay trục châu Á” từ năm 2009 của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama nhằm thắt chặt quan hệ với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Phát biểu về những sách lược của Hoa Kỳ ở khu vực này, Đại sứ Kritenbrink cho hay, ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, Mỹ coi ASEAN là trọng tâm trong chính sách hợp tác với khu vực.

“Washington ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và khuôn khổ đối tác chiến lược giữa hai bên. Hợp tác giữa Mỹ và ASEAN không chỉ bảo đảm hoà bình, an ninh mà còn vì thịnh vượng chung của khu vực”, Đại sứ Mỹ nhấn mạnh.
Cạnh tranh Mỹ- Trung Quốc: Hoa Kỳ không bắt ai phải chọn bên

Trước đó, như Sputnik Việt Nam đã thông tin, hôm ngày 9/9, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tham dự chuỗi hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM 53) dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và sự góp mặt của người đứng đầu Bộ Ngoại giao các nước liên quan.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Hoa Kỳ tại điểm cầu Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Khẩu chiến Mỹ- Trung. Việt Nam và ASEAN ủng hộ Hoa Kỳ duy trì hòa bình ở Biển Đông

Trong dịp này, Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh quan hệ đối tác chiến lược Mỹ - ASEAN, khuyến khích các nước đoàn kết, thống nhất duy trì quan điểm chung về hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, giải quyết tranh chấp trên cơ sở thượng tôn luật pháp quốc tế, UNCLOS và các giá trị đã nêu trong Tài liệu Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP).

Sau đó, đánh giá về vai trò của Mỹ trong hợp tác ở khu vực, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng, trên cương vị đại diện nước Chủ tịch ASEAN 2020, cho biết Hiệp hội hoan nghênh nỗ lực của tất cả các nước trong nỗ lực bảo đảm hòa bình, ổn định ở Biển Đông, trong đó có Mỹ.

“ASEAN mong Mỹ, là nước lớn và đóng vai trò quan trọng trên thế giới, có tiếng nói khách quan, trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, vì lợi ích chung, không tạo thêm phức tạp và không buộc ASEAN chọn bên”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng bày tỏ.

Về vấn đề này, Đại sứ Kritenbrink nhấn mạnh, nếu các nước tin vào hoà bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, ngăn chặn xu hướng “chân lý thuộc về kẻ mạnh” ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, Washington hy vọng các quốc gia chung quan điểm, bạn bè và đối tác sẽ cùng sát cánh bảo vệ nguyên tắc trên.

“Mỹ không bao giờ yêu cầu ai chọn bên”, Đại sứ Kritenbrink khẳng định.
Mỹ tiếp tục hiện diện ở Biển Đông, sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam và các nước ASEAN

Về chính sách đối với Việt Nam, Đại sứ Kritenbrink cho biết Mỹ coi Hà Nội là một trong những đối tác quan trọng nhất ở khu vực.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Mỹ giúp Việt Nam thắng Trung Quốc ở Biển Đông hay Hà Nội sẽ bị trừng phạt?

Theo Đại sứ,  khi hai nước đang kỷ niệm 25 năm ngày bình thường hoá quan hệ, Mỹ tiếp tục khẳng định mục tiêu hỗ trợ Việt Nam trở thành một nước vững mạnh, độc lập và thịnh vượng.

“Mỹ mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác với Việt Nam ở những lĩnh vực mà hai bên cùng có lợi ích chung”, Đại sứ Kritenbrink nhấn mạnh.

Thời gian qua, người ta liên tục nói về cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc (vốn bùng phát từ 2019 cùng với chiến tranh thương mại và nhiều hành động trừng phạt lẫn nhau, gây thiệt hại lớn cho cả Bắc Kinh và Washington).

Thực tế, những diễn biến căng thẳng trong quan hệ hai nước đã lan sang các vấn đề khác như nguồn gốc và cách ứng phó Covid-19, công nghệ, trong đó có hoạt động trừng phạt liên quan đến nhiều gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc như Huawei (Hoa Vi), Bytedance Inc. với Tiktok và Wechat, luật an ninh Hong Kong, chính sách nhân quyền và vấn đề Tân Cương, leo thang căng thẳng ở Biển Đông....

Thậm chí, tại cuộc họp ngày 22/9 ở Đại hội đồng LHQ vừa qua, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã phải lên tiếng bày tỏ lo ngại về viễn cảnh một cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Nếu cột điện ở Mỹ mà biết đi, nó sẽ về Việt Nam

Trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ 2020, các nhà phân tích đánh giá Tổng thống Mỹ Trump “muốn dập Trung Quốc tơi tả”, thúc đẩy các hoạt động thách thức, cứng rắn với Bắc Kinh nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cử tri để tái đắc cử vào chiếc ghế ông chủ Nhà Trắng.

Về vấn đề này, Đại sứ Kritenbrink nhắc lại, Washington từ lâu đã tuyên bố về chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương.

“Mỹ xác định lợi ích quốc gia của mình liên quan chặt chẽ với tương lai của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương”, nhà ngoại giao nêu rõ.

Cũng theo ông Kritenbrink, Washington sẽ duy trì ba trụ cột chính trong định hướng chính sách của Mỹ sắp tới ở Biển Đông.

Theo Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, thứ nhất, Mỹ sẽ tiếp tục nỗ lực ngoại giao và pháp lý, đề cao các nguyên tắc ủng hộ luật quốc tế, bảo đảm tự do hàng hải và hàng không, thương mại không bị cản trở, thúc đẩy các hoạt động tương tự như gửi công thư đến LHQ, tăng đối thoại với các đối tác thông qua các diễn đàn, trong đó có các cuộc họp trong khuôn khổ ASEAN.

Thứ hai, Mỹ sẽ hỗ trợ các đối tác ở Đông Nam Á tăng cường năng lực nhằm bảo đảm lợi ích trên biển của các nước này, nắm được tình hình và ngăn chặn xung đột.

“Thứ ba, quân đội Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động duy trì tự do hàng hải nhằm bảo vệ luật pháp quốc tế. Các tàu và máy bay của Mỹ sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào luật cho phép, như đã thực hiện trong hàng chục năm qua”, Đại sứ Mỹ nhấn mạnh.
“Chính sách của Mỹ trên ba lĩnh vực này là nhất quán, chúng tôi sẽ có những bước đi cụ thể và có những điều chỉnh chi tiết khi cần thiết”, ông Daniel Kritenbrink khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала