Quốc hội sẽ bầu chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội

© Sputnik / Taras IvanovHọp báo
Họp báo - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Sáng 23/03, tại Nhà Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã chủ trì họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Kiện toàn khoảng 25 chức danh

Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày 24/3 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Theo dự kiến chương trình, Quốc hội sẽ họp tập trung trong thời gian 12 ngày, dự kiến bế mạc vào ngày 8/4. Trong đó, Quốc hội dành khoảng 7 ngày (tức hơn một nửa thời gian) để xem xét, quyết định về công tác nhân sự Nhà nước và Chính phủ. Thông tin thêm với báo giới về thời gian dài tiến hành công tác nhân sự, ông Nguyễn Hạnh Phúc nói:

“Đây là quy trình không thể nào bớt được theo quy định. Ví dụ, để bầu Chủ tịch nước thì trước đó phải miễn nhiệm Chủ tịch nước đã. Quy trình là Quốc hội bỏ phiếu miễn nhiệm, sau đó mới bỏ phiếu giới thiệu rồi bổ nhiệm. Trong quá trình đó, đều phải thảo luận theo đoàn, sau đó Ủy ban thường vụ Quốc hội lại họp lại, lắng nghe ý kiển của Đại biểu Quốc hội, tiếp thu, giải trình trước Quốc hội rồi sau đó mới báo cáo Quốc hội về danh sách thành lập Ban Kiểm phiếu… nên quy trình rất chặt chẽ, không thêm bớt được. Chúng ta không thể một lúc bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội rồi Thủ tướng”.
© Sputnik / Taras IvanovUỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
Quốc hội sẽ bầu chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2021
Uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc

Tổng thư ký Quốc hội cho biết lần này, Quốc hội sẽ kiện toàn chức danh Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, ông Phúc thông tin:

“Tổng số có khoảng 25 chức danh sẽ được kiện toàn. Ngoài các lãnh đạo chủ chốt Nhà nước, Quốc hội sẽ bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội, phê chuẩn việc bổ nhiệm một số thành viên Chính phủ theo đề xuất của Thủ tướng Chính phủ”.

Sẽ bầu đương kim Thủ tướng làm Chủ tịch nước

Bình luận việc Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu tại phiên họp thứ 54 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu để bầu làm Chủ tịch nước. Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định:

“Đây là lần đầu Quốc hội sẽ bầu đương kim Thủ tướng làm Chủ tịch nước. Do thực hiện quy trình bầu đương kim Thủ tướng làm Chủ tịch nước nên theo tuần tự, ngoài việc miễn nhiệm Chủ tịch nước, còn phải còn miễn nhiệm Thủ tướng. Nếu miễn nhiệm Chủ tịch nước trước rồi bầu Thủ tướng làm tân Chủ tịch nước thì khi ấy Thủ tướng sẽ phải trình Quốc hội miễn nhiệm chính mình. Vì vậy, Chủ tịch nước phải trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng, sau đó mới tiến hành các bước tiếp theo”.

Tổng thư ký Quốc hội cho rằng đây chỉ là vấn đề kỹ thuật.

Thành tựu nổi bật của Quốc hội Khóa XIV

Trả lời câu hỏi của phóng viên yêu cầu nhìn nhận, đánh giá lại quá trình công tác nhiệm kỳ 5 năm của Khóa XIV. Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết nhiệm kỳ này là một trong những nhiệm kỳ có nhiều đổi mới về hoạt động của Quốc hội, như về luật pháp, giám sát. Tất cả được nêu rõ trong Báo cáo Tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội chính thức dài 33 trang:

Họp báo - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2021
Quốc hội khẳng định không có hiện tượng giới thiệu "Con ông cháu cha”

“Ví dụ, chúng ta chuyển từ chương trình xây dựng luật 5 năm sang 1 năm. Có những luật cần thiết trong cuộc sống phải sửa đổi, bổ sung ngay trình lên Quốc hội được thông qua ngay. Quốc hội cũng tổ chức nhiều hội nghị chuyên trách để bám sát tình hình, những gì còn vướng mắc có thể xin ý kiến ngay, Đại biểu Quốc hội ở đâu cũng có thể cho ý kiến được. Chúng ta cung cấp cho các Đại biểu rất nhiều tài liệu để họ có nhiều nguồn thông tin để cho ý kiến về các vấn đề, thậm chí áp dụng cả AI vào việc này”.

Tổng thư ký Quốc hội cho biết khâu giám sát có nhiều đổi mới, tiêu biểu như “Hỏi nhanh – đáp gọn” có hiệu ứng rất tốt. Do người hỏi phải chọn lọc vấn đề chi tiết, cụ thể, người trả lời phải nắm rõ ràng, nghiên cứu kỹ. Vì câu hỏi ngắn nên có nhiều câu hỏi được đặt ra trong một phiên họp, trả lời được nhiều vấn đề hơn. Ông Nguyễn Hạnh Phúc thông tin thêm:

“Đặc biệt, kỳ họp nhiệm kỳ này, tham luận – tranh luận rất sôi nổi. Tính tranh luận càng cao, sôi nổi, thực chất, cử tri rất thích xem Quốc hội chất vấn, các vấn đề rất sát với thực tiễn. Cách ra Nghị quyết chất vấn cũng rất cụ thể, ngắn gọn, đi vào thẳng vấn đề. Tinh thần là Quốc hội giám sát đến cùng, khi nào Chính phủ giải quyết xong thì thôi. Thậm chí, nhiệm kỳ này không xong thì chuyển sang nhiệm kỳ sau”.

Một trong những vấn đề nổi bật nhất của nhiệm kỳ là quyết định trung hạn 5 năm để hạn chế xin – cho, không còn cảnh các địa phương đi xin. Ví dụ một số đề án tiêu biểu: sân bay Long Thành, tuyến đường Bắc Nam, các Hiệp định Thương mại Tự do và các quyết sách về Covid-19. Ông Phúc cho biết thông qua Quốc hội đã chuyển tải nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống. Quốc hội tổ chức triển khai, biến nó thành các Nghị quyết, để Chính phủ trên cơ sở đó tổ chức thực hiện.

Báo cáo Tổng kết này bao trùm tất cả lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала