Con trai ông Nguyễn Tấn Dũng và loạt nhân sự mới do Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamÔng Nguyễn Thanh Nghị, con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2021
Đăng ký
Ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, vừa có tên trong danh sách được Thủ tướng Phạm Minh Chính trình giới thiệu để Quốc hội phê chuẩn bầu làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Ngoài con trai ông Nguyễn Tấn Dũng, còn những thành viên, nhân sự cấp cao nào của Việt Nam sẽ tham gia vào bộ máy Chính phủ Thủ tướng Phạm Minh Chính?

Đáng chú ý, Thượng tướng Phan Văn Giang dự kiến sẽ là tân Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam kế nhiệm Đại tướng Ngô Xuân Lịch, trong khi đó, đồng chí Bùi Thanh Sơn sẽ thay Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đứng đầu Bộ Ngoại giao.

Chính phủ mới của Thủ tướng Phạm Minh Chính có một số thay đổi

Chiều nay 7/4, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vừa trình Quốc hội phương án nhân sự phê chuẩn bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng và 12 Bộ trưởng, Thủ trưởng, lãnh đạo ngành, cơ quan ngang Bộ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chào Quốc kỳ tại lễ tuyên thệ nhậm chức. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2021
Đã rõ vì sao Việt Nam chọn ông Phạm Minh Chính làm Thủ tướng

Theo đó, danh sách nhân sự một số Phó Thủ tướng và các chức vụ Bộ trưởng, thành viên Chính phủ dự kiến được phê chuẩn bổ nhiệm có nhiều vị trí đáng chú ý.

Hai ông Lê Minh Khái – Nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ và Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Hải Phòng sẽ giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đáng chú ý, ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người từng có thời gian làm Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang sau đó được bổ nhiệm là Thứ trưởng Bộ Xây dựng cũng có tên trong danh sách trình Quốc hội phê duyệt các thành viên Chính phủ mới của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Chính phủ đương nhiệm của Việt Nam hiện có 4 Phó Thủ tướng hỗ trợ và tham mưu cho Thủ tướng Phạm Minh Chính gồm các ông Trương Hòa Bình, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam và Trịnh Đình Dũng. Tuy nhiên, đồng chí Trịnh Đình Dũng vừa được miễn nhiệm.

Danh sách cụ thể Thủ tướng Phạm Minh Chính trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm các thành viên Chính phủ mới gồm 2 Phó Thủ tướng và 12 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

Nếu danh sách này được thông qua, Chính phủ Việt Nam sẽ có 5 Phó Thủ tướng gồm ba đồng chí đã giữ cương vị từ đầu nhiệm kỳ (Trương Hòa Bình, Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh) và hai nhân sự mới gồm Lê Minh Khái và Lê Văn Thành.

Danh sách thành viên Chính phủ Phạm Minh Chính trình Quốc hội phê chuẩn

1. Ông Lê Minh Khái - Phó Thủ tướng

Ông Lê Minh Khái được Thủ tướng Phạm Minh Chính giới thiệu để Quốc hội bầu bổ sung vào danh sách Phó Thủ tướng sau khi đồng chí Trịnh Đình Dũng được miễn nhiệm cùng ngày.

Ông Lê Minh Khái sinh năm 1964, quê ở Bạc Liêu. Ông có trình độ Thạc sĩ Kế toán kiểm toán, Kỹ sư Kinh tế, Cử nhân chính trị.

Từ tháng 3/2007 đến nay, ông Lê Minh Khái lần lượt giữ chức Phó tổng Kiểm toán Nhà nước, Phó bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, Tổng Thanh tra Chính phủ.

Ông Lê Minh Khái hiện là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII, Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, đại biểu Quốc hội khóa XIV của Việt Nam.

2. Ông Lê Văn Thành - Phó Thủ tướng

Ông Lê Văn Thành sinh năm 1962, quê ở Hải Phòng. Ông có trình độ Thạc sĩ quản lý kinh tế. Vị lãnh đạo này trải qua nhiều năm công tác ở Công ty Ximăng Hải Phòng cũng như Ban Quản lý dự án khu đô thị Ximăng Hải Phòng.

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNBí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành phát biểu.
Con trai ông Nguyễn Tấn Dũng và loạt nhân sự mới do Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2021
Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành phát biểu.

Sau đó, ông lần lượt giữ các chức vụ phó Chủ tịch, rồi Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, Phó bí thư, rồi Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Tháng 6/2016, ông được bầu giữ chức chủ tịch HĐND TP Hải Phòng nhiệm kỳ 2016/2021.

Ông Lê Văn Thành là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII và hiện giữ chức Bí thư Thành ủy Hải Phòng.

3. Thượng tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Quốc phòng

Nhân sự được đề nghị kế nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam thay cho Đại tướng Ngô Xuân Lịch là Thượng tướng Phan Văn Giang.

© Ảnh : Phương Hoa - TTXVNTổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày chuyên đề: “Những nhận thức mới và tư duy mới về quốc phòng Việt Nam”.
Con trai ông Nguyễn Tấn Dũng và loạt nhân sự mới do Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2021
Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày chuyên đề: “Những nhận thức mới và tư duy mới về quốc phòng Việt Nam”.

Ông Phan Văn Giang hiện là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Thượng tướng Phan Văn Giang sinh năm 1960, quê ở Nam Định. Ông Giang có học vị Tiến sĩ khoa học quân sự và được đánh giá là một trong những chỉ huy quân sự xuất sắc của Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

4. Ông Bùi Thanh Sơn - Bộ trưởng Ngoại giao thay cho đồng chí Phạm Bình Minh

Nhân sự lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam thay cho ông Phạm Bình Minh là Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn.

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNĐồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao phát biểu đề dẫn tại Tọa đàm "Nâng cao hiệu quả công tác Đảng ngoài nước trong giai đoạn hiện nay". Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN
Con trai ông Nguyễn Tấn Dũng và loạt nhân sự mới do Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2021
Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao phát biểu đề dẫn tại Tọa đàm "Nâng cao hiệu quả công tác Đảng ngoài nước trong giai đoạn hiện nay". Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN

Ông Bùi Thanh Sơn sinh năm 1962, quê ở Hà Nội, có trình độ Thạc sĩ Quan hệ quốc tế. Người dự kiến sẽ là tân Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam hiện là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII, đại biểu Quốc hội khóa XIV.

5. Bà Phạm Thị Thanh Trà - Bộ trưởng Nội vụ

Người kế nhiệm ông Lê Vĩnh Tân lãnh đạo Bộ Nội vụ là bà Phạm Thị Thanh Trà.

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNĐồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu khai mạc hội nghị.
Con trai ông Nguyễn Tấn Dũng và loạt nhân sự mới do Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2021
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu khai mạc hội nghị.

Bà Phạm Thị Thanh Trà sinh năm 1964, quê ở Nghệ An. Bà hiện là Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Bà Trà có trình độ Thạc sĩ quản lý giáo dục, Cử nhân sư phạm và hiện là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII của Việt Nam.

6. Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Người thay thế Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường làm lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) sẽ là đồng chí Lê Minh Hoan.

Ông Lê Minh Hoan sinh năm 1961, quê ở Đồng Tháp. Ông có trình độ Thạc sĩ kinh tế và là kiến trúc sư.

Ông Hoan là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII, đại biểu Quốc hội khóa XI, XIII, XIV và hiện giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Việt Nam.

7. Ông Nguyễn Thanh Nghị - Bộ trưởng Xây dựng

Con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lẽ là nhân sự gây chú ý nhất trong danh sách thành viên Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamÔng Nguyễn Thanh Nghị
Con trai ông Nguyễn Tấn Dũng và loạt nhân sự mới do Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2021
Ông Nguyễn Thanh Nghị

Ông Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976, quê ở Cà Mau, là Tiến sĩ khoa học ngành Kỹ thuật xây dựng.

Ông Nghị là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI (dự khuyết), XII, XIII, đại biểu Quốc hội khóa XIV. Ông Nghị từng là Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, và hiện ông đảm đương cương vị Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

8. Ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ông Nguyễn Văn Hùng sinh năm 1961, quê ở Quảng Trị, có trình độ Thạc sĩ Triết học.

Ông Nguyễn Văn Hùng là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII và hiện giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

9. Ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

Ông Hầu A Lềnh hiện là Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

© Ảnh : Minh Đức - TTXVNĐồng chí Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu khai mạc.
Con trai ông Nguyễn Tấn Dũng và loạt nhân sự mới do Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2021
Đồng chí Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu khai mạc.

Ông Hầu A Lềnh sinh năm 1973, quê ở Lào Cai, là Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. Ông Lềnh là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X (dự khuyết), XI (dự khuyết), XII, XIII.

10. Ông Trần Văn Sơn - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Người kế nhiệm đồng chí Mai Tiến Dũng làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, được kỳ vọng hỗ trợ đắc lực cho Thủ tướng Phạm Minh Chính chính là ông Trần Văn Sơn.

Ông Trần Văn Sơn sinh năm 1961, quê ở Nam Định, có trình độ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Kỹ sư Kinh tế Xây dựng.

Ông Sơn là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII, đại biểu Quốc hội khóa XIV và hiện là Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

11. Ông Hồ Đức Phớc - Bộ trưởng Tài chính

Ông Hồ Đức Phớc sinh năm 1962, quê ở Nghệ An. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII, đại biểu Quốc hội khóa XIV và có trình độ Tiến sĩ kinh tế.

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNTổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc phát biểu.
Con trai ông Nguyễn Tấn Dũng và loạt nhân sự mới do Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2021
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc phát biểu.

Ông Hồ Đức Phớc từng nắm vị trí quan trọng là nguyên Tổng Kiểm toán nhà nước của Việt Nam. Ông Phớc dự kiến sẽ thay Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, người đã được điều về làm Bí thư Thành ủy Hà Nội thay cho ông Vương Đình Huệ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội.

12. Ông Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo

Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo thay cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chính là ông Nguyễn Kim Sơn,

Ông Nguyễn Kim Sơn sinh năm 1966, quê ở Hải Phòng. Ông là Phó giáo sư- Tiến sĩ Văn học, là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII.

Hiện ông Sơn là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Ông Nguyễn Hồng Diên - Bộ trưởng Công Thương

Người kế nhiệm Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh là ông Nguyễn Hồng Diên.

Ông Nguyễn Hồng Diên sinh năm 1965, quê ở Thái Bình, là Tiến sĩ Quản lý hành chính công, Cử nhân Lịch sử - Giáo dục học, Cử nhân Kế toán tổng hợp.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
Ông Nguyễn Xuân Phúc: Từ Chính phủ “hành động” đến Nhà nước “vì dân”

Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII, đại biểu Quốc hội khóa XIV và hiện giữ chức Phó ban Tuyên giáo Trung ương.

14. Ông Đoàn Hồng Phong - Tổng Thanh tra Chính phủ

Ông Đoàn Hồng Phong sinh năm 1963, quê ở Nam Định, là Thạc sĩ Kinh tế.

Ông Phong là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII, đại biểu Quốc hội khóa XIV. Hiện ông giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nam Định.

Ông Phong sẽ kế nhiệm ông Lê Minh Khái làm Tổng Thanh tra Chính phủ.

Chính thức miễn nhiệm 13 thành viên Chính phủ

Cũng trong chiều nay 7/4, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết phê chuẩn đề nghị về việc miễn nhiệm chức Phó Thủ tướng đối với ông Trịnh Đình Dũng, và các thành viên Chính phủ.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính giới thiệu, quán triệt chuyên đề: “Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng của BCHTƯ khoá XII tại Đại hội XIII của Đảng”. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
Ông Phạm Minh Chính trở thành Thủ tướng Chính phủ tiếp theo

Cụ thể, các thành viên Chính phủ được chính thức miễn nhiệm gồm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến và Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái.

Sau khi nghe Thủ tướng Phạm Minh Chính trình danh sách, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận tại đoàn về danh sách nhân sự thành viên Chính phủ dự kiến.

Đồng thời, ngày 8/4, Quốc hội bỏ phiếu kín và thông qua Nghị quyết công nhận kết quả phê chuẩn bổ nhiệm trong phiên họp bế mạc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала