Việt Nam tin rằng thế giới sẽ tốt đẹp hơn

© Ảnh : TTXVN phátPhó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2021
Đăng ký
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng, cú sốc từ đại dịch Covid-19 là chưa từng có tiền lệ và các quốc gia cần nỗ lực thúc đẩy hợp tác quốc tế và khu vực nhằm tận dụng tốt nhất các cơ hội để tái thiết và phục hồi một cách ổn định, bao trùm và bền vững hơn.

Việt Nam cũng tin rằng, thông qua tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế, đoàn kết, nỗ lực cùng nhau, chúng ta sẽ vượt qua đại dịch Covid-19 và xây dựng lại tốt đẹp hơn.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gửi thông điệp tới Khóa họp lần thứ 77 của UNESCAP

Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo cho biết, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh vừa có thông điệp gửi khóa họp lần thứ 77 của Uỷ ban Kinh tế-xã hội khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (UNESCAP).

UNESCAP là một trong năm Uỷ ban Kinh tế-xã hội cấp khu vực của Liên hợp quốc. Chức năng chính của UNESCAP là cung cấp, hỗ trợ tư vấn chính sách, là cầu nối chia sẻ kinh nghiêm, tri thức của các quốc gia thành viên trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Hiện UNESCAP có 53 quốc gia thành viên, là những nước nằm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Theo đó, nhận lời mời của bà A. S. Alisjahbana, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kiêm Thư ký điều hành Uỷ ban Kinh tế-xã hội khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (UNESCAP), ngày 27/4/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã gửi thông điệp ghi hình trước tới Khóa họp lần thứ 77 của UNESCAP.

© Sputnik / Vladimir Astapkovich / Chuyển đến kho ảnhBà Armida Salsiah Alisjahbana.
Việt Nam tin rằng thế giới sẽ tốt đẹp hơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2021
Bà Armida Salsiah Alisjahbana.

Khóa họp được tổ chức trực tuyến với chủ đề “Xây dựng lại tốt hơn sau khủng hoảng thông qua hợp tác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”.

Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2021
Việt Nam không có tù nhân lương tâm và Hà Nội xứng đáng ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ
Tham dự Khóa họp năm nay có Tổng thống và Thủ tướng 18 nước, trong đó có Tổng thống Indonesia, Tổng thống Afghanistan, Thủ tướng Campuchia, Thủ tướng Pakistan...

Trong phát biểu của mình gửi UNESCAP, lãnh đạo Cấp cao của các nước chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống đại dịch COVID-19, kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, đề nghị UNESCAP tiếp tục vai trò điều phối hợp tác và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm ở cấp khu vực.

Khoá họp 77 của UNESCAP sẽ bế mạc vào ngày 29/4/2021. Những đóng góp quan trọng của các nước tại Khoá họp, trong đó có Việt Nam, sẽ định hướng chương trình làm việc của UNESCAP trong năm 2021-2022, đặc biệt trong hỗ trợ các quốc gia thành viên trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 và phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau.

Cú sốc từ đại dịch Covid-19 là chưa từng có tiền lệ

Trong thông điệp gửi Khóa họp lần thứ 77 của Ủy ban Kinh tế-xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP), đồng chí Phạm Bình Minh cho biết, trong ba thập kỷ qua, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã chịu tác động bởi nhiều cú sốc về kinh tế, xã hội, tuy nhiên, ông nhấn mạnh, cú sốc từ đại dịch Covid-19 lần này là “chưa từng có tiền lệ”.

© Ảnh : TTXVN/phátPhó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh gửi thông điệp tới Khóa họp lần thứ 77 của Uỷ ban Kinh tế-xã hội khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP).
Việt Nam tin rằng thế giới sẽ tốt đẹp hơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2021
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh gửi thông điệp tới Khóa họp lần thứ 77 của Uỷ ban Kinh tế-xã hội khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP).

Mặc dù vậy, theo Phó Thủ tướng, đại dịch Covid-19 cũng mang đến những nhìn nhận mới, rõ nét hơn về các cơ hội để tái thiết nhằm phục hồi một cách ổn định, bao trùm và bền vững.

“Việt Nam hoan nghênh chủ đề của Khóa họp lần thứ 77 năm nay là “Xây dựng lại tốt hơn sau khủng hoảng thông qua hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Việt Nam đẩy mạnh tham gia liên kết kinh tế quốc tế và khu vực

Trong bài phát biểu của mình, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định, thời gian qua, những nỗ lực trong nước và sự hợp tác, hỗ trợ quý báu của cộng đồng quốc tế đã giúp Việt Nam cơ bản kiểm soát được đại dịch Covid-19, thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch vừa phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Nghi lễ xuất quân Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 lên đường làm nhiệm vụ tại Bentiu, Nam Sudan. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2021
Việt Nam là "hình mẫu", sĩ quan QĐNDVN được LHQ khen hết lời

Cùng với đó, Việt Nam cũng đã điều chỉnh chính sách để chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào công nghệ, đổi mới sáng tạo, gia tăng chất lượng tăng trưởng để duy trì sản xuất, hồi phục nhanh chóng sau đại dịch và tiến tới phát triển bền vững.

“Việt Nam cũng trở thành một trong những nước đi đầu trong tham gia liên kết kinh tế quốc tế và khu vực”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ.

Cụ thể, trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã tham gia thúc đẩy nhiều sáng kiến quan trọng trong và ngoài ASEAN về ứng phó Covid-19, phục hồi chuỗi cung ứng khu vực, ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), đẩy mạnh các khuôn khổ hợp tác Mekong và thông qua Tầm nhìn APEC đến năm 2040.

Riêng về RCEP, ông Phạm Bình Minh nhấn mạnh, Hiệp định này, với quy mô 30% GDP toàn cầu, cho thấy quyết tâm của các nước tiếp tục giữ đà hợp tác và liên kết, tạo động lực phục hồi kinh tế khu vực.

Cùng nhau vượt qua Covid-19 và xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn

Đáng chú ý, trong bài phát biểu của mình, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chỉ rõ, thế giới đang đứng trước thời điểm quan trọng khi các quốc gia một mặt phải tiếp tục chống dịch Covid-19, mặt khác cần nỗ lực thúc đẩy hợp tác quốc tế và khu vực nhằm tận dụng tốt nhất các cơ hội để tái thiết và phục hồi một cách ổn định, bao trùm và bền vững hơn.

Trong bối cảnh này, Việt Nam cũng có một số khuyến nghị gửi lên UNESCAP. Theo đó, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng Liên Hợp Quốc cần tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong việc phối hợp chính sách và hợp tác để triển khai hiệu quả một chiến lược tổng thể ứng phó với đại dịch, bảo đảm tiếp cận công bằng, kịp thời, bình đẳng vaccine và việc chẩn đoán, điều trị Covid-19.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2021
Việt Nam ở Hội đồng Bảo an LHQ. Cơ hội khẳng định mình của Hà Nội đã tới

Ngoài ra, các quốc gia cần tăng cường hợp tác quốc tế ở tất cả các cấp độ để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong triển khai các chiến lược, chính sách phục hồi sau đại dịch phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện và ưu tiên của mỗi quốc gia.

“Các chiến lược và chiến sách này cần hướng tới phục hồi bền vững hơn và thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, bảo đảm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đồng thời, các quốc gia cũng cần duy trì cam kết và tạo điều kiện hỗ trợ về tài chính, công nghệ và thương mại cho các nước đang phát triển.

Tiếp đến, Việt Nam cho rằng, các nước cũng cần tăng cường hợp tác khu vực về thương mại và đầu tư, du lịch và kinh tế sáng tạo, kết nối, năng lượng, thúc đẩy kinh tế số, xóa bỏ khoảng cách số, hàn gắn những đứt gãy của các chuỗi cung ứng, bảo đảm sự lưu thông liên tục của hàng hóa và chuỗi cung ứng, thúc đẩy các liên kết kinh tế khu vực, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là đầu tàu trong tiến trình phục hồi kinh tế.

Đồng thời, ESCAP cần hỗ trợ cao nhất có thể tất cả các nỗ lực này.

“Việt Nam tin rằng, thông qua tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế, chúng ta có thể cùng nhau chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19 và xây dựng lại tốt hơn”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала