Hé lộ 9 người tự ứng cử ĐBQH, Bộ Công an trả lời về Giám đốc BV Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn

© Ảnh : Doãn Tấn – TTXVNĐại biểu Quốc hội Quốc hội TP. Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn phát biểu ý kiến.
Đại biểu Quốc hội Quốc hội TP. Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn phát biểu ý kiến. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2021
Đăng ký
Chính thức: Việt Nam sẽ có 868 người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV để bầu ra 500 ĐBQH khóa mới. Danh tính 9 người tự ứng cử ĐBQH nhiệm kỳ này cũng được tiết lộ.

Đối với trường hợp của ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, nguyên Giám đốc Viện Tim Hà Nội, ứng cử ĐBQH khóa XV, Trưởng Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Thị Thanh đã dẫn văn bản của Bộ Công an cho biết ông Tuấn “có ký một số văn bản liên quan”.

Chính thức: Có 868 người sẽ tranh cử vào Quốc hội Việt Nam

Theo thông tin từ Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia Bùi Văn Cường, trong số 868 ứng viên đại biểu Quốc hội có 74 người ngoài Đảng, 9 người tự ứng cử.

Chiều ngày 27/4, Hội đồng bầu cử quốc gia đã tổ chức buổi họp báo quốc tế để công bố danh sách chính thức các ứng viên đại biểu Quốc hội Khóa XV. Ông Bùi Văn Cường – Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia chủ trì cuộc họp.

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNTổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu.
Hé lộ 9 người tự ứng cử ĐBQH, Bộ Công an trả lời về Giám đốc BV Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2021
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu.

Cụ thể, có 184 đơn vị bầu cử trên cả nước, với tổng số 868 người ứng cử để bầu ra 500 ĐBQH. Trong số đó, có 203 ứng cử viên do Trung ương giới thiệu, còn lại 665 người là do địa phương đề cử (tỉ lệ 1,74 người/1 đại biểu được bầu).

Địa phương có nhiều ứng viên nhất là TP.HCM với 50 người. Đây cũng là địa phương có chỉ tiêu số lượng ĐBQH nhiều nhất với 30 người. Xếp ngay sau đó là Hà Nội với 49 người ứng cử, chỉ tiêu bầu 29 đại biểu.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại phiên họp ngày 2/4. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2021
Các lãnh đạo cao nhất của Việt Nam ứng cử ĐBQH ở đâu?
Trong số 868 đại biểu, có 205 người tái cử (chiếm 23,62% tổng số người ứng cử). Ứng viên trẻ dưới 40 tuổi có 224 người (chiếm 25,81%). Độ tuổi bình quân của người ứng cử là 46, trong đó người cao tuổi nhất là 77, trẻ nhất là 24 tuổi.

Trong tổng số ứng viên, có hơn 45% là nữ, hơn 21% là người dân tộc thiểu số, 8,53% là người ngoài đảng (74 người).

Có gần 65% ứng viên có trình độ trên đại học, gần 35% trình độ đại học. Còn lại chỉ 10 người trình độ dưới đại học (chiếm 1,15%). Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học được hầu hết ứng viên đáp ứng.

Ngày 23/5, công dân từ 18 tuổi trên cả nước sẽ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Tổng số đại biểu Quốc hội dự kiến là 500. Như vậy, 868 ứng cử viên trong danh sách vừa được công bố sẽ chính thức tham gia quá trình tranh cử vào Quốc hội Việt Nam khóa mới.

9 người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội là ai?

Đáng chú ý, theo đồng chí Bùi Văn Cường, danh sách vừa công bố có 9 ứng viên là người tự ứng cử.

Quốc hội nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu nhậm chức. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2021
Việt Nam rút 2 người khỏi danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Trong số đó, Hà Nội có 3 người là ông Hoàng Văn Cường (Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), ông Lương Thế Huy (Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường), ông Nguyễn Anh Trí (Chủ tịch Hội huyết học và truyền máu Việt Nam).

Tại TP.HCM, có 2 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa mới là bà Ung Thị Xuân Hương (Phó ban nghiên cứu và đào tạo, Hội luật gia VN), luật sư Trương Trọng Nghĩa (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM).

Các địa phương khác có các ứng viên tự ứng cử bao gồm: Cần Thơ có 1 ứng viên tự ứng cử là ông Nguyễn Thiện Thức (Giám đốc điều hành Trung tâm dạy nghề Thành Phúc). Bắc Kạn có 1 người ông Nguyễn Kim Hùng (Quyền Viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp và kinh tế số Việt Nam). Nam Định có 1 người là bà Khương Thị Mai (Giám đốc điều hành Công ty TNHH nhôm Namsung VN). Sóc Trăng có 1 người là ông Trần Khắc Tâm (Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng).

Bộ Công an nói gì về Giám đốc BV Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn?

Tại cuộc họp báo chiều nay, đáng chú ý, bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng Ban Công tác đại biểu của Quốc hội đã thông tin về trường hợp của ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận được 100% ý kiến ủng hộ ứng cử ĐBQH khóa mới.

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2021
Vì sao ông Lưu Bình Nhưỡng, Bùi Sỹ Lợi được đề xuất tái cử ĐBQH diện “đặc biệt”?

Theo đó, đối với trường hợp Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn, đại biểu Khóa XIV tiếp tục ứng cử Khóa XV, trước thông tin Cơ quan Công an làm việc với Bệnh viện Tim Hà Nội liên quan đến những vấn đề trong thời gian ông Tuấn làm Giám đốc bệnh viện này, Trưởng Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Thị Thanh trả lời Tuổi trẻ cho biết, Bộ Công an đã có văn bản trả lời về trường hợp của ông Tuấn.

“Sau khi báo chí đưa tin, chúng tôi có văn bản gửi Bộ Công an để nắm được thông tin chính thức. Bộ Công an đã có văn bản gửi Tiểu ban nhân sự, cho biết tại thời điểm này đang điều tra vụ việc, ông Tuấn có ký một số văn bản có liên quan, nhưng đang trong quá trình điều tra nên chưa thể kết luận vụ việc”, bà Nguyễn Thị Thanh nói.

Theo bà Thanh, đây là văn bản tuyệt mật nên chỉ “thông tin một số nội dung chính”.

Theo danh sách được công bố tại buổi họp báo, ông Nguyễn Quang Tuấn có trong danh sách chính thức của TP.Hà Nội. Ông Tuấn ứng cử tại đơn vị bầu cử số 10, gồm các huyện Sóc Sơn và Mê Linh.

Bà Thanh nhấn mạnh, quy trình bầu cử rất chặt chẽ, đã trải qua 3 vòng hiệp thương lựa chọn người ứng cử, lập danh sách chính thức.

“Tới đây, ngay cả trong quá trình bầu cử, thậm chí đã trúng cử, nếu người nào vi phạm pháp luật, không đủ tư cách làm ĐBQH thì vẫn bị các cơ quan có trách nhiệm xử lý”, bà Thanh cho biết.

Thượng tướng Võ Trọng Viện bị đột quỵ nặng

Đối với rà soát quốc tịch của người ứng cử, tránh tình trạng đáng tiếc từng xảy ra ở nhiệm kỳ trước là một người có hai quốc tịch (ông Phạm Phú Quốc – Đoàn TP.HCM, có hai quốc tịch Việt Nam và Sip (Cyprus), bà Thanh cho biết Hội đồng bầu cử quốc gia phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để rà soát nhân thân, xác minh kê khai của những người ứng cử, bảo đảm thông tin kê khai chính xác.

Ông Trần Văn Hấn, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố (thứ 2 từ trái sang) và ông Nguyễn Thế Tuân, Phó Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng (thứ 3 từ trái sang) nhận Quyết định bổ nhiệm.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2021
Đà Nẵng tách Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND thành phố

Cũng trong buổi họp báo, Trưởng Ban công tác Đại biểu của Quốc hội thông tin về 2 trường hợp người ứng cử thuộc khối Trung ương rút khỏi danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội sau khi Hiệp thương lần 3.

Theo đó, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết: Thứ nhất là ông Võ Trọng Việt (Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh), thứ hai là bà Phạm Thị Bích Ngọc (hàm vụ trưởng, Vụ đối ngoại, VPQH) có đơn xin rút với lý do gia đình.

Theo bà Thanh, Thượng tướng Võ Trọng Việt bị đột quỵ nặng, không đủ sức khỏe để ứng cử.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, cả hai trường hợp đặc biệt của Thượng tướng Võ Trọng Việt và bà Phạm Thị Bích Ngọc, sau khi thống nhất, trao đổi với các cơ quan, tổ chức có liên quan, Hội đồng bầu cử quốc gia đã cho rút khỏi danh sách.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала