Những phát ngôn ‘rất thẳng’ của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng

© Ảnh : TTXVNBí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu khai mạc hội nghị.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu khai mạc hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2021
Đăng ký
Vì sao cán bộ Hà Nội rất giỏi nhưng làm việc chưa hiệu quả? Sinh mạng của người dân mà nói không có tiền? Sập chung cư cũ bao người chết thì giải thích thế nào với người dân, xã hội với Đảng, với Nhà nước?

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa có những quan điểm rất thẳng thắn tại hội nghị Ban chấo hành Đảng bộ thành phố.

Đối với vấn đề nhân sự, chính quyền Hà Nội thời gian tới có thể sẽ thực hiện điều chuyển cán bộ ‘dĩ hòa vi quý’, bè cánh, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ. Ông Đinh Tiến Dũng cũng khẳng định Hà Nội luôn công khai, minh bạch, công bằng trong công tác cán bộ.

Ngoài ra, Bí thư Đinh Tiến Dũng cũng hé lộ về con đường vành đai 4, rộng hơn 120m ở thủ đô sau khi ví Hà Nội hiện nay như “trong cái áo quá chật”, đường vành đai 3 thì tắc suốt ngày đêm.

Hà Nội sẽ điều chuyển cán bộ kết bè kết phái, chia rẽ nội bộ

Sáng nay 29/4, Thành uỷ Hà Nội tổ chức hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khoá XVII.

Đây là hội nghị đặc biệt quan trọng với hai nội dung chính như dự thảo Chương trình hành động của Đảng bộ thành phố thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố, dự thảo Nghị quyết về tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các nhiệm kỳ tiếp theo.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng hoa chúc mừng tân Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2021
Ông Đinh Tiến Dũng nhận quyết định làm Bí thư Thành ủy Hà Nội

Bí thư Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, hai nội dung trình Ban Chấp hành lần này là rất quan trọng sẽ là căn cứ để toàn Đảng Bộ và hệ thống chính trị thành phố thực hiện trong suốt nhiệm kỳ này và các năm tiếp theo. Cũng trong khuôn khổ chương trình sáng nay, các đại biểu thảo luận làm rõ những mặt tốt, và thiếu sót của công tác cán bộ thành phố thời gian qua. Đồng thời, đóng góp ý kiến về việc luân chuyển, điều động cán bộ.

Tại Hội nghị, ông Vũ Đức Bảo, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy trình bày dự thảo Nghị quyết về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhiệm kỳ 2020-2025. Theo đó, đánh giá chung “đội ngũ cán bộ từ thành phố đến cấp cơ sở của Hà Nội cơ bản đáp ứng yêu cầu về cơ cấu, chất lượng, trình độ”.

Cụ thể, ông Vũ Đức Bảo cho hay, hiện nay, nhận thức của một số cấp ủy, địa phương về công tác cán bộ còn yếu, mang tính hình thức và đặc biệt là còn tình trạng nể nang. Tuy nhiên, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy nhấn mạnh, các trường hợp yếu kém về năng lực, trì trệ chậm khắc phục đều “được thay thế”. Mặt khác, theo ông Bảo, việc quy hoạch cán bộ chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng của thủ đô Hà Nội, đồng thời, công tác đào tạo, bồi dưỡng nặng lý thuyết, thiếu thực tiễn.

© Ảnh : TTXVNTrưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo Báo cáo tại hội nghị.
Những phát ngôn ‘rất thẳng’ của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2021
Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo Báo cáo tại hội nghị.
“Việc phân công, điều động có lúc chưa đúng chuyên môn, thậm chí thiếu tiêu chuẩn, điều kiện”, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội thừa nhận.

Giải pháp đề ra thời gian tới, theo ông Vũ Đức Bảo, cấp ủy, tổ chức Đảng sẽ công khai minh bạch thông tin trong các công tác như quy hoạch, đánh giá cán bộ cũng như cả vấn đề đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật… Đáng chú ý, Thành ủy Hà Nội tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy định, quy trình công tác cán bộ đảm bảo công bằng, khoa học, thực hiện tốt công tác đánh giá, quy hoạch, bồi dưỡng.

“Đến năm 2025, tỷ lệ cán bộ trẻ thuộc diện ban thường vụ cấp ủy quản lý đạt 15%, nữ đạt 15%, 40% đạt trình độ tiến sĩ, thạc sĩ”, ông Vũ Đức Bảo cho biết.

Cùng với đó, Thành ủy sẽ tăng cường luân chuyển cán bộ, chuyển dọc, chuyển ngang, đảm bảo tiêu chuẩn, chức danh và phải kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp dưới. Theo Trưởng ban Tổ chức Thành ủy, đến năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu bố trí bí thư cấp huyện không phải người địa phương rồi sau đó đến chủ tịch UBND cấp huyện và trên 50% bí thư, chủ tịch cấp xã không phải người địa phương.

“Điều này là để hạn chế tiêu cực”, ông Bảo nhấn mạnh.

Đáng chú ý, dự thảo nghị quyết về xây dựng và nâng cao năng lực chất lượng đội ngũ cũng đề cập đến việc xem xét, chuyển công tác khác đối với cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, cấp huyện có biểu hiện “thiếu tập trung, không quyết liệt thực hiện nhiệm vụ”.

“Sẽ điều chuyển cán bộ khi có biểu hiện dĩ hòa vi quý, bè cánh gây chia rẽ, có sai phạm nhưng chưa đến mức kỷ luật, dừng các nội dung công tác cán bộ nếu phát hiện cá nhân có sai phạm”, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo khẳng định.

Bí thư Đinh Tiến Dũng: Cán bộ Hà Nội rất giỏi, nhưng sao làm việc không hiệu quả?

Phát biểu thảo về vấn đề công tác nhân sự thành phố, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng, nếu không chú ý xây dựng đội ngũ cán bộ từ bây giờ, sẽ khó có người đủ tiêu chuẩn, điều kiện để giới thiệu Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng chúc Tết tại Trung tâm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2021
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thay ông Vương Đình Huệ làm Bí thư Hà Nội

Ông Dũng cho biết, mọi người đều nhìn nhận cán bộ Hà Nội rất giỏi nhưng sao khi làm việc lại chưa có hiệu quả? Đối với vấn đề luân chuyển, luân phiên công tác, Bí thư Dũng cho rằng, cả Hà Nội và nhiều tỉnh thành của cả nước đã làm, nhưng trong quá trình làm phát sinh nhiều vướng mắc.

Nêu vấn đề “Hà Tây và Hà Nội đã sáp nhập bao lâu rồi, tại sao khu vực này vẫn kém phát triển?”, ông Đinh Tiến Dũng cho rằng, trong thời gian tới phải luân phiên, luân chuyển cán bộ ở nội thành ra, nhân sự ngoài kia vào, cấp trưởng rồi cả cấp phó, vào ra, lên xuống thì mới đào tạo được .

Bí thư Hà Nội cũng nhìn nhận, hiện nay công tác cán bộ rất quan trọng, nhưng gắn với công cuộc phòng, chống tham nhũng nên phải có nhiều giải pháp, vừa đào tạo, phòng chống, vừa cởi mở, vừa có chốt chặn.

“Tinh thần chung là chúng ta thống nhất, đồng tình cao cần có Nghị quyết về công tác cán bộ. Cán bộ chúng ta giỏi, nhưng nếu không đoàn kết, không cùng ý chí, không cùng hành động thì rất kém hiệu quả”, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng thẳng thắn.
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Điều chuyển, luân chuyển nhiều khi vất vả, nhưng rất tốt. Nếu cán bộ chịu khó tìm tòi, có quyết tâm thực hiện nhiệm vụ thì rất tốt. Quan điểm của Hà Nội là công khai, minh bạch, công bằng trong công tác cán bộ”, Bí thư Dũng nhấn mạnh.

Đối với vấn đề cơ cấu cán bộ, Bí thư Đinh Tiến Dũng lưu ý, Hà Nội là thủ đô nhưng có nhiều vùng nông thôn, dân tộc thiểu số, do đó, công tác cán bộ phải tập trung cơ cấu lại cho phù hợp và đảm bảo công bằng.

© Ảnh : TTXVNĐại biểu biểu quyết thông qua chương trình làm việc.
Những phát ngôn ‘rất thẳng’ của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2021
Đại biểu biểu quyết thông qua chương trình làm việc.

Ông Dũng chia sẻ, trong quá trình công tác, khi xem xét đề đạt cán bộ, giữa nam và nữ, “một 9 - một 10” thì ông sẽ chọn nữ, giữa đồng bào dân tộc với người Kinh mà “một 8 - một 10” thì sẽ chọn người dân tộc. Cùng với đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải đồng đều và thực chất.

“Công tác cán bộ là công việc then chốt của then chốt, quyết định thành bại của mọi công việc”, Bí thư Dũng nhắc nhở và mong các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến sâu sắc, sát thực nhằm hoàn thiện nghị quyết về công tác nhân sự, cán bộ thủ đô toàn diện.

Hà Nội như “trong cái áo quá chật”

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng đặt vấn đề vì sao thủ đô phát triển như vậy mà phía Tây, phía Nam, phía Tây Bắc thủ đô lại phát triển kém như thế. Đặc biệt, dù đất đai, không gian vô cùng lớn nhưng khu vực nội đô thì tắc đường suốt.

“Hà Nội hiện nay trong cái áo quá chật, đường vành đai 3 giờ tắc suốt ngày đêm, có đúng không? Tất cả cửa ngõ dồn vào khu vực Pháp Vân - Cầu Giẽ, tắc suốt”, người đứng đầu Đảng bộ thành phố Hà Nội chỉ rõ.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2019
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng làm việc với Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
Theo Bí thư Dũng nếu làm không gian rộng ra, có đường vành đài 4 thì không gian phát triển đô thị ở thành phố vô cùng lớn, không gian để thu hút đầu tư vô cùng lớn, từng bước giảm chênh lệch phát triển giữa khu vực Hà Nội ngày trước và Hà Nội mới bây giờ. Do đó, Bí thư Hà Nội cho rằng, để giải quyết các khó khăn trước mắt, cần vận dụng các phương thức, huy động mọi nguồn lực mà pháp luật cho phép.

“Mình đã quyết làm là tập trung bố trí vào đây, trước hết là giải phóng mặt bằng, trong thường trực Thành ủy họp thống nhất quy mô cao nhất đường có mặt cắt ngang 120m, có 2 tầng, tầng trên là đường cao tốc, tầng dưới là để kết nối với các đô thị sau này”, Bí thư Đinh Tiến Dũng thông tin về đường vành đai 4.

Theo ông Dũng, đường vành đai 3 hiện nay và đường vành đài 4 trong tương lai khác nhau ở chỗ, khi quy hoạch đường vành đai 4 thì làm luôn quy hoạch đường sắt, hai bên đường ngoài 120m mặt cắt ngang thì cắm mốc giới 200-300m để làm quy hoạch chi tiết 1/500, làm các quy hoạch phân khu để giữ đất. Theo ông Dũng, “nguồn lực từ đấy chứ từ đâu”.

“Bây giờ mình bỏ con cá sắt thì mai kia mới bắt được con cá sộp”, vị lãnh đạo ví von.

Theo ông, về cơ bản Thường trực Thành ủy đã đồng ý về chủ trương dự định làm đường vành đai 4. Theo Bí thư Dũng, khi báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ, “Thủ tướng hoanh nghênh ngay”. Ông cũng phấn khởi gọi luôn cho bí thư tỉnh ủy 4 tỉnh gồm Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, các bí thư vô cùng phấn khởi, và nếu theo chương trình thì tuần sau sẽ họp với thường trực các tỉnh liên quan để thống nhất phương án này, sau đó cùng báo cáo Chính phủ về con đường vành đai 4.

“Phải làm thì mới giảm tải được cho nội đô”, Bí thư Hà Nội nhấn mạnh.
“Tính mạng người dân mà kêu không có tiền”

Liên quan đến vấn đề cải tạo chung cư cũ, Bí thư Đinh Tiến Dũng yêu cầu phải thay đổi tư duy, cách nghĩ, nên tập trung làm từng khu chung cư chứ không làm từng nhà như vừa qua.

“Anh em nói không được tăng dân số, hài hòa lợi ích các bên tham gia. Nói thế thì đúng, nhưng nói thế để không làm, không tăng dân số? Bây giờ tôi hỏi các anh bao nhiêu chung cư cao tầng anh xây trong thành phố, xây trong nội đô những năm vừa rồi, có tăng không, từ đâu đến? Hay từ trong nội đô đến, như khu Ngã Tư Sở, như khu Minh Khai, như khu Cao Xà Lá… Thế tăng hay không tăng, tại sao lại cứ ép vào chung cư cữ 4-5-6 tầng”, Bí thư Đinh Tiến Dũng nêu vấn đề.

Đề cập đến khó khăn tài chính trong việc kiểm định chung cư cũ, Bí thư Đinh Tiến Dũng thẳng thắn “sinh mạng của người dân mà nói không có tiền?”. Theo ông, khả năng chỉ cần 500 tỷ là đủ kiểm định hết 1.756 chung cư cũ, và cũng không có luật nào cấm điều này.

Ông Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, với Hà Nội số tiền 500 tỷ đồng không lớn, nhưng nếu để sập chung cư, hậu quả xảy ra thì khó mà lường được.

“Nếu chung cư cũ sập ùm một cái thì không biết bao nhiêu người chết, lúc đó không biết mình giải thích thế nào với người dân, với xã hội, với Đảng, với Nhà nước”, Bí thư Hà Nội thẳng thắn.

Theo lãnh đạo Thành ủy Hà Nội cần làm rõ vấn đề, tại sao nhiều chỗ xây rất nhiều chung cư cao tầng nhưng đối với chung cư cũ thì lại bảo không được cao tầng, không được tăng dân số.

Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo tại phiên họp chiều 23-5 - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2019
Tổng Kiểm toán Nhà nước tranh luận gay gắt với Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng về truy thu thuế

Theo ông Dũng, nếu đập 3 tòa nhà chung cư cũ, chỉ xây một nhà thôi nhưng xây cao tầng lên, tầng 1-2 cho làm thương mại, nếu đập 3 tòa thì tầng 3-15 trả cho người dân, còn lại 8-9 tầng trên để cho kinh doanh. Làm như vậy thì nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận, và phải có lợi nhuận người ta mới làm.

“Còn bây giờ cứ hài hòa lợi ích. Tôi hỏi các đồng chí nếu sập một tòa nhà, người dân thiệt mạng, lúc đó tổn hại của ai, tổn hại của chính quyền ta, thành phố ta chứ, nên phải thay đổi cách tư duy mà làm”, ông Dũng đề nghị.

Kết luận lại, Bí thư Hà Nội nhấn mạnh, nếu đã quyết định cải tạo chung cư cũ thì phải chọn những những “ông lớn”, doanh nghiệp đảm bảo vào làm cho triệt để, đảm bảo.

“Tuyệt đối không chọn những ông nhỏ vào làm làng nhàng, năng lực yếu, nhiều yêu sách, chậm tiến độ”, Bí thư Đinh Tiến Dũng lưu ý.

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cũng nhấn mạnh đến việc Thành ủy hiện có 10 chương trình công tác, phủ kín các hoạt động của thủ đô. Tuy nhiên, cần lựa chọn việc trọng tâm, trọng điểm, xứng đáng động lực phát triển cho thành phố cũng như tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân, giải quyết những nhu cầu thiết yếu cho nhân dân.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала