Ông Tập Cận Bình nói ‘coi trọng cao độ’ Việt Nam, Hà Nội ‘có nhu, có cương’

© AFP 2023 / Kenzaburo FukuharaChủ tịch Tập Cận Bình và Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc.
Chủ tịch Tập Cận Bình và Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2021
Đăng ký
Với lối tiếp cận vừa kiên quyết, vừa tế nhị, khéo léo trong quan hệ với Bắc Kinh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tái khẳng định lập trường đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương của Việt Nam, nhưng vẫn duy trì quan hệ hợp tác bình đẳng, hai bên cùng có lợi với Trung Quốc.

Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói ‘coi trọng cao độ’ quan hệ với Việt Nam, đề nghị Bắc Kinh – Hà Nội cùng quản lý tốt bất đồng, hợp tác xử lý các vấn đề ở Biển Đông trong cuộc điện đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với ông Tập Cận Bình

Ngày 24/5, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm quan trọng với ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Theo Văn phòng Chủ tịch nước và thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, tại cuộc điện đàm này, lãnh đạo hai nước khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ Việt - Trung trong chính sách đối ngoại mỗi bên.

Đồng thời, cả Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lẫn Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đều đánh giá cao những thành tựu, kết quả đạt được trong quan hệ hai Đảng, hai nước thời gian qua.

Cũng trong cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo, Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc “nhiệt liệt chúc mừng” việc Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc chính quyền Bắc Kinh đạt nhiều thành tựu dù phải vượt qua rất nhiều trở ngại, thách thức.

Cụ thể, theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, kể từ đầu năm 2020 đến nay có nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, nhưng Trung Quốc vẫn đạt được 3 thành tựu to lớn: Đó là kiểm soát tốt dịch bệnh, khôi phục tăng trưởng kinh tế và “đánh thắng trận chiến thoát nghèo”, hoàn thành mục tiêu 100 năm về xây dựng toàn diện xã hội khá giả.

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông Tập Cận Bình nói ‘coi trọng cao độ’ Việt Nam, Hà Nội ‘có nhu, có cương’ - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Nhà lãnh đạo Việt Nam cũng đồng thời bày tỏ tin tưởng Trung Quốc sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn khi hướng đến mục tiêu 100 năm lần thứ hai.

Việt Nam ‘có nhu, có cương’ trong quan hệ với Trung Quốc

Tại cuộc điện đàm ngày 24/5, khái quát về tình hình Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, mặc dù chịu tác động của đại dịch Covid-19, nhưng Việt Nam đã thực hiện thành công “mục tiêu kép” -  vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa khôi phục, phát triển kinh tế.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Đại sứ Trung Quốc có lời khen công tác bầu cử của Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cũng thông báo với người đồng cấp Tập Cận Bình rằng Việt Nam đã tổ chức thành công cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 trong điều kiện dịch bệnh còn phức tạp.

“Điều này nói lên niềm tin của người dân Việt Nam vào chế độ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Trong cuộc trao đổi với nhà lãnh đạo Trung Quốc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đề cập lập trường rằng, dù hiện tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục đoàn kết, phát huy mạnh mẽ nội lực.

Đặc biệt, người đứng đầu Nhà nước khẳng định, trong quá trình phát triển, Việt Nam mong nhận được sự hợp tác từ các nước trên thế giới, “trong đó có Trung Quốc”.

Tái khẳng định lập trường của Đảng, Nhà nước Việt Nam rằng Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, tuy nhiên, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu rõ, Hà Nội coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc.

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVN Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông Tập Cận Bình nói ‘coi trọng cao độ’ Việt Nam, Hà Nội ‘có nhu, có cương’ - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Cũng nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu một số biện pháp trọng tâm thúc đẩy mối quan hệ hai nước thời gian tới như tăng cường tin cậy, thúc đẩy hợp tác toàn diện, bình đẳng, cùng có lợi.

Vắc xin Sinopharm do Trung Quốc sản xuất - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Việt Nam không muốn có vắc xin của Trung Quốc, nhưng có thể chống cự trong bao lâu?

Theo đó, về vấn đề quan hệ song phương Việt – Trung, ngoài việc tăng cường hợp tác phòng, chống dịch Covid-19, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư cũng như đẩy mạnh hợp tác địa phương và giao lưu nhân dân, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc còn thẳng thắn đề cập đến vấn đề tranh chấp ở Biển Đông dù vẫn giữ thái độ “vừa tế nhị, vừa kiên quyết”.

Theo đó, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc mong rằng, Hà Nội và Bắc Kinh nỗ lực duy trì môi trường hòa bình, ổn định, cùng xử lý ổn thỏa vấn đề trên biển theo nhận thức chung cấp cao, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tiếp tục tăng cường phối hợp tại các diễn đàn đa phương trên thế giới cũng như tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ASEAN…

Cũng tại cuộc điện đàm này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình và ban lãnh đạo Trung Quốc thăm Việt Nam vào thời điểm thích hợp.

Ông Tập Cận Bình nói “coi trọng cao độ” quan hệ với Việt Nam

Phát biểu trong cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình bày tỏ tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra.

Lá cờ Việt Nam và Trung Quốc tại Quốc Hội Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Chính sách đồng minh của Việt Nam và Trung Quốc có gì tương đồng?

Đáng chú ý, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nêu rõ: Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc coi trọng cao độ quan hệ với Việt Nam.

Đại diện chính quyền Bắc Kinh bày tỏ mong muốn và sẵn sàng nỗ lực cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt  - Trung phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Nhằm thực hiện quá trình này, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của sự giao lưu và tiếp xúc cấp cao, trong đó, người đứng đầu Đảng Cộng sản, Nhà nước Trung Quốc trân trọng mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Bắc Kinh.

Trong cuộc điện đàm với đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, ông Tập Cận Bình cũng bày tỏ việc coi trọng sự quan tâm của Việt Nam đối với các dự án hợp tác song phương, đề nghị các bộ, ngành, địa phương hai nước cần tích cực trao đổi, tạo cục diện hợp tác cùng có lợi.

Cùng với đó, nhà lãnh đạo đề nghị Hà Nội – Bắc Kinh kiên trì nhận thức chung cấp cao, tích lũy kinh nghiệm, đặc biệt là “quản lý bất đồng”, tăng cường hợp tác về vấn đề trên biển.

Đáng lưu ý, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định rằng Trung Quốc ủng hộ Việt Nam tại các cơ chế hợp tác đa phương và nêu rõ việc Trung Quốc sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong phòng, chống dịch Covid-19.

Ông Tập Cận Bình muốn Việt – Trung hướng tới “cộng đồng chiến lược”

Có thể khẳng định, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đang phát triển theo chiều hướng hết sức tích cực khi lãnh đạo cấp cao hai nước liên tục có những hoạt động trao đổi cấp cao, thể hiện sự quan tâm đến tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của mỗi nước cũng như thiện chí hợp tác.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2021
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Trước đó, trong cuộc điện đàm hồi tháng Hai giữa nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, đại diện chính quyền Bắc Kinh cũng nhấn mạnh việc duy trì, tăng cường liên lạc chiến lược, thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc, hướng tới lợi ích của nhân dân hai nước và đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác cùng có lợi trong khu vực và trên thế giới.

“Trung Quốc và Việt Nam là những quốc gia xã hội chủ nghĩa láng giềng, chia sẻ vận mệnh chung có ý nghĩa chiến lược”, ông Tập Cận Bình phát biểu khi đó nêu rõ.

Cũng đưa tin về cuôc điện đàm hai nhà lãnh đạo Việt Nam – Trung Quốc hôm 24/5, Tân Hoa Xã và Đài CCTV của chính quyền Bắc Kinh bổ sung thêm cho biết, Chủ tịch Tập Cận Bình không chỉ khẳng định coi trong quan hệ với Hà Nội mà còn mong muốn xây dựng cộng đồng chiến lược chung cùng chia sẻ tương lai (phát triển thịnh vượng).

“Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Hai (24/5) nhấn mạnh Trung Quốc sẵn sàng nỗ lực, tích cực cùng Việt Nam xây dựng và phát triển quan hệ song phương thành cộng đồng chia sẻ chung tương lai mang tầm ý nghĩa chiến lược”, Tân Hoa Xã khẳng định.

Trong cuộc điện đàm cấp cao với nhà lãnh đạo Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc lại quan hệ ngoại giao Trung Quốc và Việt Nam là “núi liền núi, sông liền sông”, đồng thời chỉ ra rằng hợp tác hữu nghị truyền thống “anh em đồng chí” là “báu vật chung” của hai Đảng Cộng sản, hai nước.

Thượng tướng Phan Văn Giang tiếp Đại sứ Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2021
Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng với Trung Quốc, Lào, Campuchia

Trong khi đó, “mối thân tình” láng giềng hữu nghị, theo ông Tập Cận Bình, là “bức tranh tổng thể” bao quát cho sự phát triển của quan hệ giữa Hà Nội – Bắc Kinh, hai Đảng và nhân dân hai nước.

“Đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị kỷ niệm 100 năm thành lập, Trung Quốc bắt đầu chặng đường mới xây dựng phát triển đất nước Xã hội Chủ nghĩa hiện đại và Việt Nam cũng đang nỗ lực phấn đấu để đạt được mục tiêu của mình”, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình nêu rõ.

Người đứng đầu chính quyền Bắc Kinh cũng đề nghị hai bên cần nhìn nhận thẳng thắn, nắm bắt chính xác quan hệ giữa hai Đảng, hai nước từ góc độ “chiến lược, lâu dài và định hướng đúng đắn” cho quan hệ Trung Quốc - Việt Nam cùng tiến lên.

Ông Tập nhấn mạnh, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để giữ vững những nguyên tắc ban đầu trong mối quan hệ hữu nghị truyền thống, ghi nhớ lý tưởng và sứ mệnh lịch sử mà hai bên cùng chia sẻ, đồng thời không ngừng đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Hà Nội – Bắc Kinh phát triển theo hướng phù hợp hơn trong thời kỳ mới.

“Hai nước cũng cần tiếp nối truyền thống tốt đẹp đoàn kết, tương trợ, chung tay xử lý và kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19, bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của người dân”, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định và cam kết sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ “nhiều nhất có thể trong khả năng của mình” cho Việt Nam cùng chiến thắng đại dịch.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала