Bà Kamala Harris sẽ mang bất ngờ gì đến Việt Nam?

© REUTERS / KEVIN LAMARQUEBà Kamala Harris.
Bà Kamala Harris. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2021
Đăng ký
Vì sao chuyến thăm Việt Nam của bà Harris không đơn thuần chỉ để gia tăng ảnh hưởng của Hoa Kỳ, cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông?
Các chuyến thăm dồn dập của đại diện cấp cao chính quyền Tổng thống Joe Biden đến Hà Nội mang hàm ý gì trong bối cảnh cạnh tranh, đối đầu căng thẳng ngày càng tăng với Trung Quốc?
Cần khẳng định rằng, Mỹ hiểu rất rõ đường lối đối ngoại đa phương, tự chủ, độc lập của Việt Nam, Hoa Kỳ cũng thừa biết, Hà Nội sẽ không đi với nước này chống nước kia, vậy toan tính đằng sau những chuyến thăm của đại diện cấp cao chính quyền Biden – Harris đến Việt Nam là gì?

Lãnh đạo Mỹ thăm Hà Nội dồn dập, Hoa Kỳ đang toan tính gì với Việt Nam và Biển Đông?

Liên tiếp các chuyến thăm dồn dập của các lãnh đạo cấp cao chính quyền Hoa Kỳ cũng cho thấy sự chú ý ngày càng tăng dành cho Việt Nam.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, người phụ nữ quyền lực nhất chính quyền Tổng thống Biden hiện tại sắp có chuyến công du quan trọng đến Việt Nam và Singapore.
Marc Knapper. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2021
Quan hệ Việt – Mỹ dưới thời Joe Biden sẽ ra sao trong chiến lược của Marc Knapper?
Truyền thông phương Tây đánh giá, trong chuyến công du sắp tới đến Việt Nam và Singapore, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris được dự đoán sẽ tập trung vào vấn đề tranh chấp biển đảo, ủng hộ các quy tắc ứng xử và tuân thủ luật lệ quốc tế ở Biển Đông.
Chuyến công du của đại diện chính quyền Biden – Harris cũng đồng thời nhấn mạnh vai trò của Washington với khu vực và mở rộng quan hệ hợp tác an ninh với Hà Nội, Singapore, các châu Á có thái độ “cởi mở” với Hoa Kỳ.
Với chuyến đi này, bà Harris sẽ trở thành Phó Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam.
Theo một quan chức Nhà Trắng, bà Haris sẽ tập trung vào việc ủng hộ các quy tắc quốc tế ở Biển Đông, nhấn mạnh vai trò của Mỹ đối với khu vực và mở rộng hợp tác an ninh trong chuyến công du của mình đến 2 nước thuộc khu vực Đông Nam Á là Việt Nam và Singapore.
Trước đó, Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng phản đối các tuyên bố trái phép của Trung Quốc về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông, nhất là chủ quyền lịch sử phi pháp – cái gọi là “đường lưỡi bò/đường chín đoạn” mà chính quyền Bắc Kinh theo đuổi.
"Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ quốc gia nào thống trị khu vực đó (độc chiếm Biển Đông) hoặc dùng sức mạnh đe dọa, lợi dụng quyền lực vị thế để xâm phạm chủ quyền của nước khác”, quan chức Nhà Trắng khẳng định.
Bản thân Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cũng từng nhấn mạnh về việc, cần có lối đi tự do hàng hải, tự do thương mại trên khắp Biển Đông, và “không quốc gia nào được phép thiếu tôn trọng quyền của các nước khác” ở khu vực đặc biệt quan trọng này.
Chuyến công du của bà Harris diễn ra không lâu sau chuyến đi của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin vào tuần trước đến Đông Nam Á.
Quang cảnh Tọa đàm.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2021
Quan hệ Việt – Mỹ: Lợi ích không chỉ ở kinh tế
Vào tháng trước, cuộc đàm phán cấp cao giữa Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman và lãnh đạo ngoại giao cấp cao của Trung Quốc được tổ chức trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đang căng thẳng, cạnh tranh đối đầu trên nhiều lĩnh vực ngày càng gia tăng.
Tuần này, như Sputnik Việt Nam đã thông tin, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tham gia một loạt các cuộc họp khu vực qua hình thức trực tuyến với lãnh đạo Bộ Ngoại giao các nước ASEAN bàn về tình hình Biển Đông, ứng phó đại dịch Covid-19, cung ứng vaccine, tình hình Myanmar, hợp tác Mekong và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.
© REUTERS / Andrew HarnikNgoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.
Thực tế, chính quyền Biden – Harris luôn rất coi trọng quan hệ với Việt Nam và Singapore, xét cả về phương diện địa lý – vị thế địa chính trị, đến quy mô, hợp tác kinh tế thương mại, quan hệ đầu tư với Hoa Kỳ. Việc cải thiện, nâng cấp và tăng cường hợp tác hơn nữa quan hệ Washington với Hà Nội, Washington với Singapore luôn được Mỹ đặt trong “bàn cân chiến lược” của mình ở khu vực này.

Lãnh đạo Mỹ thăm Việt Nam trong bối cảnh đối đầu căng thẳng với Trung Quốc

Giới quan sát nhận định, chuyến thăm đến Việt Nam, Singapore và khu vực Đông Nam Á lần này của Phó Tổng thống Kamala Harris để tăng cường sự tham gia của Mỹ ở khu vực nhằm chống lại ảnh hưởng toàn cầu ngày càng tăng của Trung Quốc.
Trước đó, trong các tuyên bố xác nhận về chuyến công du châu Á – cụ thể là thăm Việt Nam và Singapore của bà Kamala Harris, chính quyền Nhà Trắng cho hay, Phó Tổng thống Mỹ sẽ thảo luận với đại diện chính quyền Hà Nội và Singapore về các vấn đề cùng quan tâm, có chung lợi ích.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đại sứ Hoa Kỳ Daniel J.Kritenbrink. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2021
Quan hệ Việt - Mỹ sẽ không xấu đi dưới thời Joe Biden?
Trong đó, các nội dung chủ yếu sẽ tập trung vào hòa bình ở Biển Đông, an ninh khu vực, phản ứng toàn cầu với đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và nỗ lực chung nhằm thúc đẩy trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế.
“Cả Phó Tổng thống Kamala Harris và Tổng thống Joe Biden đều đặt mục tiêu xây dựng lại các mối quan hệ hợp tác toàn cầu của Mỹ và giữ vững an ninh quốc gia Mỹ. Chuyến đi tới đây là một phần của mục tiêu đó, làm sâu sắc mối quan hệ của Mỹ ở Đông Nam Á”, tuyên bố của Nhà Trắng nêu rõ.
Cố vấn an ninh quốc gia Phil Gordon của Phó Tổng thống Harris cho biết, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ tập trung vào việc củng cố địa vị lãnh đạo của Mỹ, mở rộng hợp tác an ninh, làm sâu sắc hơn các quan hệ đối tác kinh tế và bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
“Đặc biệt là ở Biển Đông, bảo vệ các giá trị của chúng ta, giống như chúng ta làm với tất cả bạn bè và đối tác”, cố vấn Phil Gordon bày tỏ.
Tại phiên họp trực tuyến của Diễn đàn An ninh Aspen hôm 2/8, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tuyên bố các chuyến thăm cấp cao của Mỹ “mang giá trị lớn” vì điều này cho thấy chính quyền Hoa Kỳ hiểu rằng, họ có những lợi ích đáng kể để bảo vệ và phát triển trong khu vực.
Dù vậy, lãnh đạo Singapore cũng bày tỏ mối lo ngại về việc quan hệ Mỹ-Trung đang ngày càng căng thẳng theo chiều hướng xấu đi và cho rằng hai bên nên tránh một cuộc đụng độ sẽ gây hại "cho cả hai đất nước, khu vực và thế giới”.
Theo thông tin từ Nhà Trắng, những ưu tiên hàng đầu của bà Harris trong chuyến công du lần này sẽ bao gồm cả đại dịch Covid-19, việc tiêm chủng và chất lượng vaccine.
Dự kiến, Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ đến Singapore vào ngày 22/8, đến Việt Nam vào ngày 24/8 và rời Việt Nam vào 26/8.

Phó Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam bàn cả về kinh tế và những bất đồng

Theo Bloomberg, trong chuyến thăm đến Hà Nội ngày 24/8, Phó Tổng thống Mỹ dự kiến sẽ gặp gỡ cả quan chức Chính phủ Việt Nam lẫn đại diện doanh nghiệp nhằm bàn bạc, trao đổi về các vấn đề hợp tác kinh tế chung giữa hai nước.
“Theo một quan chức chính phủ Mỹ, dự kiến bà Haris sẽ gặp gỡ lãnh đạo chính trị cũng như các nhóm doanh nghiệp và xã hội ở cả hai nước trong chuyến công du lần này”, Bloomberg khẳng định.
“Phó Tổng thống Mỹ sẽ nỗ lực mở rộng các mối quan hệ thương mại với các nước (trong đó có Việt Nam)”, truyền thông phương Tây nhấn mạnh.
Đáng chú ý, theo đó, nhiều khả năng, có thể sẽ có một thỏa thuận thương mại tự do với các nước trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó bao gồm hai nước Việt Nam – Singapore mà bà Harris đến thăm trong chuyến đi lần này. Giới quan sát vẫn đang phỏng đoán, Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ mang “bất ngờ” gì cho Việt Nam và Singapore?
Antony Blinken - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2021
Chúc mừng tân Ngoại trưởng Blinken, Việt Nam muốn tăng cường hơn nữa quan hệ với Mỹ
Đáng chú ý, theo Bloomberg, Phó Tổng thống Mỹ cũng sẽ đề cập đến những bất đồng của Mỹ với Singapore và Việt Nam, tuy nhiên, hiện chưa rõ chi tiết các vấn đề này là gì.
Nhiều nguồn tin cũng cho hay, trọng tâm chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris đến Đông Nam Á sẽ là vấn đề thiếu hụt chất bán dẫn và những tồn đọng khác trong chuỗi cung ứng.
Thực tế, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, quốc gia Đông Nam Á này đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nhiều chuỗi cung ứng, đặc biệt là mắt xích cung ứng hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.
Trong khi đó, tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn đang gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của ngành công nghiệp ô tô và điện tử tiêu dùng tại Mỹ.
Chính phủ Hoa Kỳ đã làm việc cùng nhiều ngành cũng như các nhà lập pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng, nhưng hiện vẫn chưa có tiến triển đáng kể cho vấn đề này.
Được biết, Chính phủ Singapore đã nỗ lực tăng cường năng lực chế tạo và sản xuất chip trong nhiều năm qua. Công ty sản xuất chất bán dẫn GlobalFoundries (trụ sở tại Mỹ) gần đây cho biết, họ đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy trị giá 4 tỷ USD tại quốc đảo Đông Nam Á này. Dự án có thể sẽ được triển khai vào năm 2023, với mục tiêu chủ yếu là sản xuất chip cho các sản phẩm ô tô và smartphone, đảm bảo tính ổn định cho thị trường.
Với vị thế là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới với các giá trị kinh tế và chiến lược to lớn, Đông Nam Á đang ngày càng trở thành một đối tác quan trọng của Mỹ.
Bên cạnh các vấn đề liên qua đến Trung Quốc, Phó Tổng thông Kamala Harris sẽ tập trung vào chương trình nghị sự tích cực mà Mỹ muốn chia sẻ cùng các nước trong khu vực.

Việt Nam nằm trong số 7 quốc gia Mỹ viện trợ nhiều vaccine nhất

Ngày 3/8, Nhà Trắng thông tin cho biết, đến nay Chính phủ Hoa Kỳ đã tặng và vận chuyển hơn 110 triệu liều vaccine Covid-19 đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại Diễn đàn.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2020
Có gì trong quan hệ kinh tế thương mại Việt - Mỹ 25 năm qua?
Về vấn đề này, Liên Hiệp Quốc, WHO cũng ghi nhận, Mỹ hiện đang là nước dẫn đầu trong việc tặng vaccine cho các quốc gia trên thế giới, nhiều hơn tổng số vaccine mà các quốc gia khác cho tặng.
“Hơn 110 triệu liều vaccine Mỹ chuyển đi đã và đang cứu sống nhiều người trên khắp thế giới. Đây chỉ là khởi đầu trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm cung cấp vaccine cho thế giới” – tuyên bố của Nhà Trắng nhấn mạnh.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng công bố danh sách những quốc gia và vùng lãnh thổ cụ thể đã tiếp nhận vaccine Covid-19 từ Hoa Kỳ. Các quốc gia này phân bố từ Đông Nam Á (Việt Nam, Malaysia, Campuchia...) cho tới Nam Mỹ (Brazil, Colombia...).
Hiện tại, thống kê số liệu số vaccine cho thấy, Indonesia đã nhận 8.000.000 liều, Philippines 6.239.000 liều, Colombia 6.000.000 liều, Nam Phi 5.660.000 liều Bangladesh 5.500.000 liều, Pakistan 5.500.000 liều và Việt Nam 5.000.000 liều.
Đây là những quốc gia dẫn đầu trong danh sách tiếp nhận vaccine tài trợ của Hoa Kỳ.
Trước đó, như Sputnik đã đưa tin, vào tháng 6/2021, Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố sẽ trao tặng ít nhất 80 triệu liều vaccine cho các nước, đồng thời cam kết sẽ tặng thêm. Phần lớn số vaccine được Mỹ tặng thông qua Chương trình COVAX.
Theo thông báo của Nhà Trắng, bắt đầu từ cuối tháng này, chính quyền ông Biden sẽ triển khai vận chuyển nửa tỉ liều vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech mà Mỹ đã cam kết mua và tặng cho 100 quốc gia có thu nhập thấp.
© REUTERS / Dado RuvicVaccine Pfizer.
Vaccine Pfizer. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Vaccine Pfizer.
“Hoa Kỳ sẽ là kho vaccine trong cuộc chiến của chúng ta chống lại Covid-19", Tổng thống Joe Biden tuyên bố và tiếp tục nhấn mạnh, Mỹ viện trợ vaccine cho các nước không nhằm mục đích chính trị.
Trước chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cũng đã có chuyến công tác thảo luận về tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng, quân sự với Hà Nội trong hai ngày 27-28/7 vừa qua.

Từ Lloyd Austin đến Kamala Harris: Quan hệ Việt-Mỹ nay đã khác

Chắc chắn, sau 25 quan hệ Việt – Mỹ nay đã khác. Từ Obama, Donald Trump đến Joe Biden, sự quan tâm và định hướng chiến lược của Washington cho Việt Nam đã thay đổi.
Cần khẳng định rằng, việc đại diện cấp cao chính quyền Joe Biden dồn dập thăm Việt Nam ẩn chứa nhiều lý do. Hiển nhiên, Hoa Kỳ hiểu rõ chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, hài hòa quan hệ với Mỹ, Trung Quốc và các nước lớn, của Việt Nam. Chính phủ Mỹ cũng biết Việt Nam không đi với bên này để chống lại bên kia, tuy nhiên, vị thế ngày càng quan trọng của Hà Nội đối với Washington là không thể phủ nhận.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2020
Quan hệ Việt-Mỹ sẽ thay đổi thế nào sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ?
Trong các cuộc gặp với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, ông chủ Lầu Năm Góc Lloyd Austin nhấn mạnh mong muốn nâng tầm đối tác chiến lược.
Ông Austin khẳng định chính quyền Tổng thống Joe Biden cam kết hỗ trợ, ủng hộ một nước Việt Nam thịnh vượng, hùng mạnh và độc lập. Hoa Kỳ cũng sẽ tiếp tục hợp tác thực hiện các văn kiện đã ký kết năm 2011, 2015. Ưu tiên khắc phục hậu quả chiến tranh, nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển, hợp tác quân y, chống dịch Covid-19 và đào tạo nhân lực…
Mỹ ủng hộ Việt Nam đóng vai trò ngày càng tích cực trong ASEAN và Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Việc trao đổi những vấn đề nóng của khu vực với Việt Nam, cho thấy Hoa Kỳ đánh giá cao vai trò của Việt Nam, muốn thông qua Việt Nam để thúc đẩy hợp tác với ASEAN và các nước trong khu vực.
Ngoài ra, hai bên cũng xem xét, trao đổi về định hướng hợp tác công nghiệp quốc phòng, được xem là một bước đi cụ thể hơn, sâu hơn trong hợp tác quốc phòng song phương.
Đặc biệt, Mỹ ký kết văn bản hợp tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ Việt Nam, đáp lại nỗ lực nhân đạo của Việt Nam và góp phần giải quyết khía cạnh tinh thần của cuộc chiến tranh.
Việc Mỹ hỗ trợ tích cực cho Việt Nam thông qua viện trợ vaccine, vật tư thiết bị y tế, khép lại các phàn nàn, cáo buộc về thao túng tiền tệ, cùng với chuyến thăm của đại diện cấp cao chính quyền Biden – Harris từ Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đến Phó Tổng thống Kamala Harris cho thấy quan hệ Việt – Mỹ ngày càng phát triển và định hướng rõ ràng hơn, hướng đến sự tin cậy, kết quả hợp tác hiệu quả, thiết thực.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала