Tại sao Covid-19 là “phép thử” với nội bộ ASEAN?

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVN Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.
 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2021
Đăng ký
Vì sao đại dịch Covid-19 là “phép thử” sự vững chắc và tình đoàn kết, cùng phát triển của nội bộ các nước thành viên khối ASEAN?
Phát biểu tại Đại hội đồng AIPA 42, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Nghị viện các nước trao quyền nhiều hơn cho các Chính phủ để ứng phó dịch bệnh Covid-19, tăng chia sẻ nguồn cung vaccine, phối hợp giảm thiểu các thiệt hại và mau chóng phục hồi kinh tế, xã hội sau đại dịch Covid-19.

Đại dịch Covid-19 là “chất xúc tác” để ASAN tăng cường số hóa

Phiên họp toàn thể Đại hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN lần thứ 42 (AIPA-42), diễn ra trực tuyến chiều 23/8 với chủ đề “Phát triển quan hệ hợp tác nghị viện trong lĩnh vực kỹ thuật số bao trùm hướng tới Cộng đồng ASEAN năm 2025”.
Thời gian qua, thế giới và khu vực ASEAN tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức to lớn của đại dịch Covid-19, gây ra những tổn thất nghiêm trọng về người và nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế, làm trầm trọng hơn bất bình đẳng xã hội, trong đó có bất bình đẳng về kỹ thuật số và an sinh, phúc lợi xã hội của người dân.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.08.2021
Kiểm tra công tác chuẩn bị tham dự AIPA-42 của đoàn Quốc hội Việt Nam
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Trưởng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, đại dịch Covid-19 cũng là chất xúc tác để ASEAN tăng cường số hóa nền kinh tế, thích ứng và tận dụng hiệu quả Cách mạng công nghiệp 4.0, thu hẹp khoảng cách về số và đảm bảo bình đẳng số trong khu vực.
Theo nhà lãnh đạo Việt Nam, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 cùng với chuyển động khó lường của môi trường địa chính trị khu vực và quốc tế, Cộng đồng ASEAN tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất, năng lực tự cường, bản lĩnh vững vàng và vai trò trung tâm của mình, đã hành động kịp thời, chung tay ứng phó đại dịch ngay từ khi mới bùng phát.
“Càng qua sóng gió, bản sắc của Cộng đồng, tình cảm tương thân, tương ái giữa các quốc gia thành viên và người dân càng được củng cố và bồi đắp”, ông Huệ nói.
Thông qua các sáng kiến lập Quỹ ứng phó Covid-19, Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp, lập Quy trình chuẩn ứng phó dịch bệnh, đặc biệt là việc triển khai Kế hoạch chung của ASEAN mua vaccine hỗ trợ người dân và thúc đẩy năng lực tự cường về vaccine ở khu vực, các nước ASEAN đã và đang tích cực phối hợp chặt chẽ nhằm nâng cao khả năng ứng phó chủ động của từng quốc gia, hỗ trợ lẫn nhau từng bước đẩy lùi dịch bệnh.
© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.
Với cách tiếp cận toàn diện, song song với kiểm soát đại dịch, ASEAN đang đẩy mạnh các biện pháp theo Khung phục hồi tổng thể ASEAN, trong đó, đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, đổi mới mô hình phát triển được xem là đòn bẩy để sớm khôi phục đà tăng trưởng bền vững, theo đồng chí Vương Đình Huệ.
Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin cũng cho rằng, chủ đề của AIPA 42 rất thích hợp và phản ánh được nhu cầu phát triển quan hệ hợp tác nghị viện trong lĩnh vực kỹ thuật số bao trùm hướng tới Cộng đồng ASEAN năm 2025.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm cho khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, tạo ra mô hình kinh tế mới cũng như thay đổi quy trình sản xuất, tiêu dùng, phân phối... đòi hỏi cần tăng cường năng lực và khả năng cạnh tranh.
Việc ASEAN đưa ra các kế hoạch cụ thể để đạt tầm nhìn ASEAN 2025, bao gồm kế hoạch tổng thể về số, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, có tính chống chịu và khả năng cạnh tranh, nhất là trong thúc đẩy phục hồi kinh tế “hậu Covid-19”.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Campuchia cũng lưu ý quá trình tiến tới số hóa cũng đặt ra nhiều vấn đề, trong đó bao gồm khoảng cách phát triển số, hiểu biết về công nghệ số hóa và an ninh mạng, nhất là ở các nước đang phát triển có nguồn lực và năng lực hạn chế.
Do đó cần tăng cường hợp tác, đầu tư và phân bổ nhiều nguồn lực để thúc đẩy hiểu biết về công nghệ số và năng lực của người dân.

Đại dịch Covid-19 là phép thử cho chính ASEAN

Khẳng định không một quốc gia nào có thể một mình đối diện với đại dịch Covid-19, Chủ tịch Hội đồng Đại biểu Nhân dân nước Cộng hòa Indonesia – bà Puan Maharani cho rằng đại dịch là phép thử sự vững chắc của các quốc gia thành viên cũng như vượt qua và phát tiển mạnh mẽ sau đại dịch.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp chuẩn bị tham dự Đại hội đồng AIPA-42
Theo bà, có nhiều hình thức hợp tác như chia sẻ thông tin, cung cấp vaccine, thuốc, thiết bị và cả các nghiên cứu.... để đối phó với dịch bệnh Covid-19 cũng như đề phòng hơn, sẵn sàng phục hồi và đối phó với các dịch bệnh có thể có trong tương lai.
Cho rằng bối cảnh vừa qua góp phần thúc đẩy sử dụng kỹ thuật số để khắc phục sự đứt gãy trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên bà Puan Maharani cũng lưu ý một số nhóm cộng đồng có thể thích ứng nhanh hơn, song nhóm khác cần sự hỗ trợ để thích nghi.
“Các nước cần thúc đẩy hợp tác trao đổi thông tin để đạt lợi ích lớn hơn từ kỹ thuật số, trong đó có xây dựng các chính sách làm nền tảng cho kết nối kỹ thuật số và đảm bảo an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu, bảo vệ người sử dụng nhằm tạo dựng một ASEAN kiên cường, sẵn sàng đối diện thách thức trong tương lai”, bà Maharani nói.
Chủ tịch Hạ viện Malaysia Datuk Azhar Azizan Harun cũng nêu quan điểm, kỹ thuật số bao trùm trở thành cần thiết và các nghị viện nhận ra nhu cầu này có lợi ích chính trị và hành chính, “cải cách thái độ cứng nhắc trước sự thay đổi phương thức làm việc”.
“Điều chúng ta đối mặt chưa là gì với sức mạnh và sự xuất sắc của mỗi chúng ta” – ông Datuk Azhar Azizan Harun nêu rõ và cho rằng đừng để những khó khăn, thách thức trước mắt làm sao nhãng mục tiêu mà ASEAN đang hướng đến.
Còn theo Chủ tịch Quốc hội Singapore Tan Chuan-Jin, đại dịch Covid-19 đang thúc đẩy quá trình số hóa, tác động nhanh chóng đến cách làm việc, sinh sống và giải trí của người dân.
Do đó chủ đề AIPA năm nay đặc biệt thích hợp và các nghị sĩ phải hỗ trợ và vận động cho chính sách kỹ thuật số bao trùm, giúp mọi người ở quốc gia mình tiếp cận công nghệ.
Theo vị lãnh đạo, trong những năm qua, chúng ta vượt qua nhiều thách thức bằng cách thúc đẩy đoàn kết, nhấn mạnh sự gắn kết.
“Cần sử dụng các nền tảng như AIPA để phổ biến tầm quan trọng và ủng hộ Cộng đồng ASEAN gắn kết hơn, chuyển đổi số và hướng tới tương lai” – ông Tan Chuan-Jin nói.
Ở góc độ lập pháp, Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Chuan Leekpai cho rằng công nghệ số với bản chất xuyên biên giới cũng cần có cách kết hợp cân bằng, hài hòa hóa các khuôn khổ luật trên phạm vi ASEAN và ASEAN có thể nắm bắt được những cơ hội đến từ chuyển đổi số.
Tuy vậy, theo ông Chuan Leekpai, hoạt động lập pháp cần giải quyết được nhu cầu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, trong đó cần lưu ý có quyết định nào ảnh hưởng đến lợi ích người dân hay không.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu các đề xuất quan trọng của Việt Nam

Phát biểu tại phiên họp hôm nay, lãnh đạo Quốc hội Việt Nam cũng nêu một số đề xuất đáng chú ý.
Theo đó, với tinh thần Chủ đề của Đại hội đồng AIPA 42 tập trung thúc đẩy hợp tác nghị viện trong lĩnh vực số, để phát huy hơn nữa vai trò quan trọng của AIPA và các Nghị viện thành viên đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo tăng trưởng ổn định, phục hồi bền vững của ASEAN, tiếp tục là hạt nhân đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng ở khu vực, Chủ tịch Quốc hội đã chia sẻ các ý kiến đóng góp của đoàn Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch AIPA 41 phát biểu bế mạc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2020
AIPA 41: Sáng kiến của Việt Nam là “dấu ấn lịch sử”
Thứ nhất, theo ông Vương Đình Huệ, các Nghị viện thành viên AIPA cần tích cực hỗ trợ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, gỡ bỏ các rào cản, tạo điều kiện thực thi chính sách chuyển đổi số, góp phần hoàn thiện Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến của Chính phủ, Quốc hội, tăng cường tiếp cận bình đẳng các dịch vụ số của người dân và doanh nghiệp, đẩy mạnh phổ cập số đối với các đối tượng yếu thế, cung cấp dịch vụ số công bằng, bình đẳng, phù hợp với mức thu nhập của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.
Vấn đề thứ hai chính là cần tích cực thúc đẩy và ủng hộ Chính phủ các nước ASEAN triển khai các chương trình, kế hoạch và chiến lược về số trong ASEAN, cũng như tăng cường hợp tác với các đối tác, các tổ chức quốc tế để đẩy mạnh kết nối hạ tầng kỹ thuật số, bảo đảm hệ sinh thái kỹ thuật số bao trùm, rút ngắn khoảng cách số.
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam nêu rõ tầm quan trọng của việc tăng cường kết nối số, thu hẹp khoảng cách số giữa các quốc gia, các vùng, miền nhằm đảm bảo phát triển đồng đều, bền vững trong ASEAN.
Điểm thứ ba, theo Chủ tịch Vương Đình Huệ, cần khuyến khích các nguồn lực xã hội để phát triển hệ sinh thái số thông qua hình thức hợp tác công-tư, tạo môi trường vườn ươm doanh nghiệp để phát triển doanh nghiệp số, doanh nghiệp khởi nghiệp số.
“Đặc biệt, cần tạo điều kiện lồng ghép triển khai Khung phục hồi tổng thể ASEAN vào các kế hoạch của từng quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số nhằm ổn định và phục hồi sản xuất, kinh doanh”, ông Huệ nhấn mạnh.
Thứ tư, cần tăng cường các chính sách và khung pháp lý, ủng hộ các sáng kiến trong khuôn khổ các kênh hợp tác của ASEAN cũng như với các đối tác về đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin, dữ liệu, tạo lập niềm tin trong không gian số. Hạ tầng số hiện đại cùng với niềm tin số sẽ tạo ra một không gian mới rộng mở cho sự phát triển nhanh và bền vững của các nước ASEAN.
Kiến nghị thứ năm mà lãnh đạo Việt Nam đề xuất đó là trước diễn biến phức tạp hiện nay của đại dịch Covid-19, ông Vương Đình Huệ kêu gọi tinh thần đoàn kết, trách nhiệm chung của AIPA trong hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, nhất là việc ứng dụng khoa học, công nghệ để kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đề nghị tăng cường hợp tác nội khối và với các đối tác trong nghiên cứu, phát triển và chia sẻ công bằng vaccine, thuốc và trang thiết bị phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
“Tôi cũng đề nghị Nghị viện các nước trao quyền nhiều hơn cho các Chính phủ để chủ động, linh hoạt ứng phó hiệu quả với dịch bệnh, giảm thiểu các thiệt hại và mau chóng phục hồi kinh tế, xã hội sau đại dịch Covid-19 (như Quốc hội Việt Nam, khóa XV đã thực hiện trong kỳ họp đầu tiên vào tháng 7 vừa qua)”, Chủ tịch Vương Đình Huệ nói.
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ hoan nghênh và đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ các nước ASEAN thời gian qua, với sự đồng hành và ủng hộ tích cực của các Nghị viện thành viên AIPA trong việc duy trì và thúc đẩy các tiến trình đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin, đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các nguy cơ gây bất ổn, qua đó, góp phần gìn giữ hòa bình, an ninh và ổn định bền vững ở khu vực, trong đó có Biển Đông.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo chụp ảnh với các đại biểu Quốc tế dự AIPA 41 - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.09.2020
AIPA 41: ASEAN đoàn kết, vững mạnh là chỗ dựa và mục đích của Việt Nam
Theo đó, nhà lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh đến lối ứng xử phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước về Luật biển năm 1982, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đàm phán để ký kết Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC).
Phát biểu tại phiên khai mạc AIPA 42 sáng nay, ông Vương Đình Huệ cũng nêu rõ, Quốc hội Việt Nam vừa bắt đầu nhiệm kỳ mới, đang nỗ lực không ngừng tự đổi mới, tự hoàn thiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nhằm góp phần đưa Việt Nam đạt mục tiêu đến năm 2030 (kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam) là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
“Quốc hội Việt Nam cam kết tiếp tục là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của AIPA, vì sự phát triển của ngoại giao nghị viện và quyền lợi của mọi người dân trong ASEAN”, Chủ tịch Vương Đình Huệ khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала