Chuyến thăm Việt Nam của Kamala Harris thể hiện chính sách “ngoại giao mềm” khôn ngoan của Mỹ

© AFP 2023 / Pool / Evelyn HocksteinPhó tổng thống Mỹ Kamala Harris.
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2021
Đăng ký
Ngoài tình hình Covid-19 thì sự kiện bà Kamala Harris, phó tổng thống Mỹ thăm Việt Nam đang là tin tức nóng nhất và được dư luận quan tâm nhất tại quốc gia trên bán đảo Đông Dương này.
Tất nhiên, những vấn đề như hợp tác kinh tế, an ninh tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương, tình hình dịch bệnh Covid-19 được hai bên quan tâm và thảo luận. Nhưng sự kiện Mỹ mở văn phòng CDC Đông Nam Á tại Hà Nội, việc hai bên ký thỏa thuận về địa điểm đại sứ quán mới của Mỹ tại Việt Nam trên diện tích 3,2 ha và đa chức năng nhằm mở rộng các hoạt động trong tương lai trở thành điểm nhấn trong chuyến thăm Việt Nam của phó tổng thống Mỹ.
Vì sao trong thời gian gần đây Mỹ tích cực tiếp cận Việt Nam, chính quyền Mỹ cũng thể hiện thiện chí với Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch Covid-19?
Quan hệ Việt-Mỹ có thể được nâng lên một tầm cao hơn sau chuyến thăm này hay không?

Mỹ tích cực ngoại giao tại khu vực Tây Thái Bình Dương

Trong nửa đầu năm 2021, hoạt động ngoại giao của Mỹ tại khu vực Tây Thái Bình Dương “nhộn nhịp” hẳn lên. Tháng 7/2021, thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman có chuyến thăm tới các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc và cũng “đột xuất” ghé thăm Thiên Tân (Trung Quốc). Trước đó, liên tiếp có hai phái đoàn không chính thức của Mỹ tới thăm Đài Loan (Trung Quốc). Riêng tại khu vực Đông Nam Á, chỉ trong tháng 7 và tháng 8 đã có hai chuyến công du của hai nhân vật cao cấp và quan trọng trong chính quyền Mỹ. Đó là chuyến đi thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Singapore, Việt Nam và Philippines; ngay sau đó là chuyến thăm của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đến Singapore và Hà Nội.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris (trái) và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng chụp ảnh trong Phủ Chủ tịch ở Hà Nội ngày 25/8/2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2021
Bà Kamala Harris: "Niềm vinh dự khi là Phó tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam"
Trong văn kiện “Hướng dẫn tạm thời về Chiến lược An ninh Quốc gia” do Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ban hành đã nêu rõ:
“Mỹ sẽ làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác với Ấn Độ, hợp tác với New Zealand, Singapore, Việt Nam và những nước thành viên khác trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để thúc đẩy các mục tiêu tổng quát”. 
Theo đánh giá của các chuyên gia quan hệ quốc tế Việt Nam trả lời phỏng vấn cho Sputnik, sở dĩ Mỹ đặc biệt coi trọng địa bàn ASEAN nói chung cũng như Việt Nam, Philippines và Singapore như vậy trước hết là vì Biển Đông, cái “khâu nối” đặc biệt quan trọng giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
“Theo tôi, lần này, Mỹ đã rất rõ ràng, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Việt Nam và coi trọng khu vực châu Á - Thái Bình Dương như thế nào. Điểm thứ hai là đến Việt Nam là thông điệp về quan hệ song phương, nhưng cũng đồng thời là thông điệp với khu vực. Khu vực ASEAN trở nên đặc biệt quan trọng trong chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, - Nhà báo Tiến Ninh bình luận với Sputnik.
“Hãy thử hình dung rằng Biển Đông là một “con kênh khổng lồ” nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương thì Việt Nam nằm dọc bờ Tây “con kênh”, Philippines nằm ở bờ Đông, “cửa ngõ” phía Nam là Singapore và “cửa ngõ” phía Bắc là Đài Loan. Đây đều là những địa điểm quan trọng mà các quan chức Mỹ đến thăm, cả chính thức và không chính thức trong 3 tháng vừa qua. Nó cho thấy rõ Mỹ tiếp tục lộ trình thúc đẩy mạnh mẽ “Chiến lược liên vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” để đối phó với “Chiến lược Vành đai - Con đường” của Trung Quốc. Chuyến đi của Phó tổng thống Kamala Harris tới Singapore và Việt Nam ngay sau chuyến đi của Bộ trưởng quốc phòng Lloyd Austin nằm trong lộ trình thiết lập các “chốt chặn” đó cũng như hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc lan xuống khu vực Đông Nam Á và phát triển tới Nam Á, Trung Đông, Đông Phi và xa hơn nữa, tới Nam Âu”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik.
© AFP 2023 / Pool / Evelyn HocksteinPhó tổng thống Mỹ Kamala Harris.
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris.
“Bà Kamala Harris tới Việt Nam ngay sau chuyến thăm Singapore. Theo tôi, nhiệm vụ của bà tại Singapore và Việt Nam như nhau: Xác định những lo ngại của Washington về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, tìm đối tác kiềm chế Trung Quốc. Singapore luôn hướng tới cân bằng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, không đứng về bên nào. Dầu vậy, Singapore ủng hộ tự do hàng hải, đặc biệt tại vùng Biển Đông, còn Mỹ thì liên tục lên án Trung Quốc rằng hành xử hung hăng của Trung Quốc cản trở tự do hàng hải. Việt Nam cũng luôn nhất quán ủng hộ tự do hàng hải, khẳng định chủ quyền của mình tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một điều nực cười là Mỹ luôn nói về trật tự trên biển, về tuân thủ luật lệ, nhưng Mỹ không là thành viên của Công ước về luật biển 1982 (UNCLOS)”, - PGS-TS Hoàng Giang nói với Sputnik.

I am honored to be here in Vietnam.

Vietnam, and all of Southeast Asia, matters to the people, prosperity, and security of the United States. pic.twitter.com/i4EJ8W64So

Bà Haris đề nghị nâng cấp mối quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược

Điều đáng chú ý là hôm thứ tư 25/8, tại Hà Nội, bà Kamala Harris tái khẳng định Mỹ ủng hộ một nước Việt Nam mạnh, độc lập và thịnh vượng, tiếp tục đổi mới, mở rộng hội nhập quốc tế và đảm nhận vai trò ngày càng quan trọng trong ASEAN và khu vực. Bà cũng đánh giá cao Việt Nam đã nỗ lực kiểm soát đại dịch Covid-19 và tái khẳng định cam kết của Mỹ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đẩy lùi đại dịch.
“Đó là một điểm tích cực. Thậm chí bà Kamala Haris còn nói với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: “Chúng ta xem có thể làm gì nhằm nâng cấp mối quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược”. Còn hứa viện trợ cho Việt Nam 1 triệu liều vắc-xin chống Covid. Tôi nghĩ, Việt Nam sẽ cần thời gian để cân đo. Để nâng cấp quan hệ lên mức chiến lược thì cần lòng tin chiến lược. Để xây dựng lòng tin đó, Mỹ sẽ tăng cường hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường. Chính sách ngoại giao vắc – xin nằm trong kế hoạch xây dựng lòng tin chiến lược”, - PGS-TS Hoàng Giang bình luận về phát biểu của bà Haris, trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tại buổi tiếp - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2021
Hé lộ lịch trình chuyến thăm của bà Kamala Harris trong ngày đầu tiên đến Việt Nam
Tại buổi tiếp phó tổng thống Mỹ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã cảm ơn Tổng thống Joe Biden đã viện trợ 5 triệu liều vaccine phòng Covid-19 cho Việt Nam thông qua Cơ chế COVAX và coi đó là sự hỗ trợ quý báu mà Mỹ dành cho Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp hiện nay. Và cũng khẳng định, Việt Nam nhất quán thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ và sẵn sàng là đối tác tin cậy, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và thế giới. Việt Nam cũng mong muốn cùng với Mỹ tiếp tục tăng cường quan hệ “đối tác toàn diện” ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, vững chắc, cùng có lợi, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn lãnh thổ, thể chế của nhau, vì hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển tại khu vực và trên thế giới.
“Chúng ta có thể thấy rằng sự “tôn trọng thể chế của nhau” luôn được Việt Nam nhấn mạnh riêng đối với Mỹ bởi đây chính là điều đã được phía Mỹ cam kết với Việt Nam dưới thời cựu tổng thống Barack Obama trong Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 23/5/2016”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

Mở văn phòng CDC Đông Nam Á ở Hà Nội, Mỹ thể hiện chính sách “ngoại giao vắc-xin” khôn ngoan

Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, bà phó tổng thống Mỹ đã tham dự lễ khánh thành văn phòng CDC Đông Nam Á của Mỹ tại Hà Nội. Vì sao Mỹ mở văn phòng tại Hà Nội?
“Như đã đề cập ở trên, để xây dựng lòng tin, Mỹ tích cực thúc đẩy hợp tác y tế, giáo dục, môi trường với Việt Nam. Việc viện trợ vắc-xin chống Covid-19, việc mở văn phòng CDC Đông Nam Á của Mỹ tại Hà Nội là những bước đi trong chiến lược đó”, - PGS-TS Hoàng Giang bình luận với Sputnik.
© AFP 2023 / Pool / Evelyn HocksteinPhó tổng thống Mỹ Kamala Harris.
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris.
“Đây là một điểm mới trong chính sách đối ngoại của Mỹ để thực hiện chủ trương “ngoại giao mềm”, “kiểm soát mềm” và xây dựng hình ảnh một nước Mỹ với “nhân đạo quyền hành” thay cho hình ảnh của một viên “cảnh sát toàn cầu” như trước đây. Và đây cũng là một điểm hé lộ “học thuyết Biden”. Đó là “ngoại giao y tế”. Tuy nhiên, về nguyên tắc thì điều này không mới vì trong nhiều thế hệ các tổng thống Mỹ, “cây gậy” và “củ cà rốt” luôn là hai công cụ được chính giới Mỹ luân phiên sử dụng để phát huy ảnh hưởng trên thế giới”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm đưa ra bình luận với Sputnik.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris bắt đầu chuyến thăm Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2021
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đã đến Việt Nam trong chuyến thăm chính thức
Cũng theo nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, việc người Mỹ đặt Văn phòng “Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh” (Centers for Disease Control and Prevention – CDC) của khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội cho thấy tầm nhìn chiến lược xa hơn và dài hơn của người Mỹ, hơn hẳn chính sách “ngoại giao vắc - xin” của một số quốc gia khác. Vấn đề là ở chỗ Việt Nam hiện đang là trung tâm của ASEAN, trước hết là về chính trị, quân sự và quan hệ quốc tế.
Việc đặt cơ quan đại diện CDC Mỹ tại Hà Nội sẽ góp phần giúp Việt Nam dự báo, cảnh báo dịch bệnh sớm hơn không chỉ trên lãnh thổ của mình mà còn đối với các quốc gia trong khu vực thông qua việc trao đổi thông tin chuyên ngành dịch tễ với CDC của Mỹ. Xét về khía cạnh an ninh phi truyền thống thì đây cũng là một biện pháp để nâng cao năng lực bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, bảo vệ người dân Việt Nam từ sớm, từ xa trên lĩnh vực an ninh sức khỏe và y tế.
“Văn phòng khu vực của CDC Mỹ được thiết lập ở Việt Nam là một diễn biến nổi bật trong chuyến thăm của bà Kamala Harris. Trung tâm này là biểu hiện mới của sự hợp tác về y tế được phát triển và củng cố giữa Việt Nam và Mỹ trong nhiều năm qua, có ý nghĩa thiết thực trong phòng chống covid-19 hiện nay và trong lĩnh vực hợp tác y tế lâu dài”, - Nhà báo Nguyễn Đăng Phát nói với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала