Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói về việc nên có Phiên tòa xét xử trực tuyến hay không?

© AFP 2023 / MANAN VATSYAYANA/POOLChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (thứ 2 bên phải) tiếp kiến Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội ngày 25/8/2021.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (thứ 2 bên phải) tiếp kiến Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội ngày 25/8/2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.08.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sau khi nghe ý kiến về đề án "Báo cáo xin ý kiến về chủ trương ban hành Quy chế tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến tại tòa án", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã nêu quan điểm về vấn đề này.

'Nhà nước ta là Nhà nước của dân, vì dân'

Sáng 26/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương đã họp phiên thứ 13 dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban Chỉ đạo.
Các thành viên Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương tại phiên họp thứ 13 của Ban Chỉ đạo để cho ý kiến về đề án "Đổi mới và hoàn thiện cơ chế nhân dân tham gia xét xử tại tòa án đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp"; "Báo cáo xin ý kiến về chủ trương ban hành Quy chế tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến tại tòa án", do Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao trình.
Sau khi lắng nghe ý kiến, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận, nêu rõ:
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris (trái) và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng chụp ảnh trong Phủ Chủ tịch ở Hà Nội ngày 25/8/2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2021
Bà Kamala Harris: "Niềm vinh dự khi là Phó tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam"
"Nhà nước ta là Nhà nước của dân, vì dân, đặc biệt là cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhưng phải thực hiện đúng Hiến pháp và yêu cầu của công việc, của người thực thi, bảo đảm tính khả thi phải cao, sát thực tiễn".
Theo Chủ tịch nước, các ý kiến thảo luận phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Chúng ta tiếp tục sự nghiệp đổi mới theo nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Hệ thống các vấn đề nói trên cần quán triệt trong các cơ quan Nhà nước, trước hết là hệ thống tư pháp.
Chủ tịch nước cho rằng, cái mới bao giờ cũng là cái khó, phải cố gắng làm, thực hiện đường lối của Đảng nhưng phải bảo đảm chắc chắn và phù hợp.
Tòa án nhân dân tối cao tiếp thu hoàn thiện đề án và lắng nghe các ý kiến quý báu của thành viên, bảo đảm sát thực tiễn, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Chủ tịch nước: Phiên tòa xét xử trực tuyến là tất yếu

Chủ tịch nước nhấn mạnh việc tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến là tất yếu, cần thiết trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 diễn ra như vũ bão trên toàn cầu, dịch COVID-19 đang đe dọa nghiêm trọng đời sống nhân dân.
Xét xử trực tuyến chỉ là biểu hiện cụ thể của xét xử trực tiếp với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, yêu cầu của phiên tòa phải bảo đảm đúng pháp luật. Đây là vấn đề mới cần bước đi thận trọng, chặt chẽ, tránh xảy ra sơ suất, trước hết phương án áp dụng trong án dân sự, tranh chấp thương mại, hành chính là chủ yếu và một số vụ án hình sự cần thiết, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tình hình, diễn biến dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.08.2021
Đại dịch COVID-19
Gần 5.200 ca COVID-19 tiên lượng nặng, Bộ Y tế phát túi thuốc tự điều trị cho các F0 trong cộng đồng
Đặc biệt, chúng ta đang thực hiện cam kết với quốc tế, đồng thời không trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Thẩm quyền xác định khái niệm trực tuyến, các ý kiến đóng góp đưa ra nhiều phương án, trong đó có việc Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể, các cơ quan Viện kiểm sát, Công an họp bàn, thống nhất phương án báo cáo Thường vụ Quốc hội có ý kiến chính thức.
Về đề án "Đổi mới và hoàn thiện cơ chế nhân dân tham gia xét xử tại tòa án đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp", Chủ tịch nước khẳng định cần hoàn chỉnh đề án trên tinh thần tiếp thu ý kiến phát biểu tại phiên họp và đưa vào chương trình xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Trong đó có vấn đề cải cách tư pháp để báo cáo Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương. Việc nâng cao chất lượng hội thẩm vẫn tiếp tục được đặt ra và có thể triển khai để có đội ngũ hội thẩm tốt phục vụ sự nghiệp cải cách tư pháp.
Chủ tịch nước đề nghị Ban thư ký tập hợp đầy đủ các ý kiến đóng góp, thảo luận để có thông báo kết luận, trước hết để sớm thông qua đề án xét xử trực tuyến mà tòa án chủ trì phối hợp các cơ quan tố tụng, tạo điều kiện cho việc xét xử trực tuyến chính thức.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала