Bộ Ngoại giao Nga cho biết đâu là con đường ngắn nhất để khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran

© Sputnik / Evgeniy Biyatov  / Chuyển đến kho ảnhMaria Zakharova
Maria Zakharova  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Liên quan đến các thỏa thuận giữa IAEA và Iran về việc tiếp tục tương tác, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Nga sẽ đóng góp vào việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran.

Hoa Kỳ và Iran đồng thời quay trở lại thực hiện các nghĩa vụ của mình

"Con đường ngắn nhất để khôi phục thỏa thuận hạt nhân là Washington và Tehran phải cùng quay trở lại thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Nghị quyết 2231 của JCPOA và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, không có phụ lục và miễn trừ. Nga dự định đóng góp vào việc này bằng mọi cách có thể", - bà Zakharova cho biết trong một bình luận đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Nga.
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các đối tác trong JCPOA, bao gồm Iran, cũng như các đại diện của Hoa Kỳ quay trở lại bàn đàm phán càng sớm càng tốt và bàn bạc trên cơ sở những hiểu biết và yếu tố đã thiết lập được trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6", - Bộ Ngoại giao Nga lưu ý.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2021
Nga lo ngại việc Iran xa rời "thỏa thuận hạt nhân"
Hôm thứ Bảy, tổng Giám đốc IAEA đã có chuyến thăm đến Tehran, ông đã gặp người đứng đầu Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran, Mohammad Eslami vào Chủ nhật. Theo tuyên bố chung, tại cuộc họp này, các bên đã tái khẳng định tinh thần hợp tác và sự tin cậy lẫn nhau và cam kết tiếp tục duy trì, nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết "các vấn đề liên quan trong bầu không khí xây dựng, và chỉ riêng về vấn đề kỹ thuật". Ngoài ra, Iran đã cho phép các thanh sát viên của IAEA sử dụng lại các camera giám sát từ các cơ sở hạt nhân của Iran.

Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA)

Năm 2015, Vương quốc Anh, Đức, Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Pháp đã ký kết Kế hoạch hành động toàn diện chung với Iran. Thỏa thuận đề ra việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt để đổi lấy việc nới lỏng hạn chế đối với chương trình hạt nhân của Iran như là sự bảo đảm để Tehran không sản xuất vũ khí hạt nhân. Vào tháng 5 năm 2018, Tổng thống Hoa Kỳ khi đó là Donald Trump quyết định đơn phương rút khỏi thỏa thuận và khôi phục lệnh trừng phạt cứng rắn đối với Tehran. Đáp trả lại hành động của Mỹ, Iran đã đình chỉ việc tuân thủ một số cam kết trong thỏa thuận, từ bỏ các hạn chế về nghiên cứu hạt nhân, máy ly tâm và độ làm giàu uranium.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала