Tuyên bố đanh thép của ông Nguyễn Phú Trọng về tham nhũng ở Việt Nam

© Ảnh : Trí Dũng - TTXVNTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2021
Đăng ký
Bất cứ ai nếu tham nhũng, tiêu cực, đều bị xử lý nghiêm minh. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gây chú ý với tuyên bố đanh thép khi dự Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính ngày 15/9.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, cơ quan nội chính là thanh bảo kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc bảo vệ Tổ quốc. Cán bộ nội chính phải trọng liêm sỉ, không chịu bất cứ sức ép không trong sáng nào, cám dỗ mua chuộc. Phải là “bao công” của thời đại mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính

Sáng 15/9 tại hội trường Bộ Quốc phòng ở Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên, Hội nghị toàn quốc tất cả các cơ quan nội chính được tổ chức và diễn ra ngay sau khi Quốc hội tiến hành Kỳ họp thứ nhất khóa XV thành công.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Cùng dự sự kiện này còn có các lãnh đạo chủ chốt nhất của Việt Nam gồm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng, các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, lãnh đạo các Bộ ngành Trung ương.
© Ảnh : Trí Dũng - TTXVNTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự hội nghị
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự hội nghị
Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới 138 điểm cầu tại các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương với hơn 4600 đại biểu. Các cơ quan nội chính ở Trung ương như Ban Nội chính trung ương, Ủy ban Kiểm tra trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Toà án nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp phối hợp tổ chức Hội nghị này.
Ở Việt Nam, công tác nội chính hiện được hiểu là tổng hợp các công tác thuộc về nhiệm vụ trọng yếu nhất của các cơ quan quốc phòng, công an, tòa án, kiểm sát, tư pháp, thanh tra, cùng hai cơ quan có liên quan là kiểm tra, kiểm toán.
Các cơ quan này, trừ Kiểm toán Nhà nước, được tổ chức cả ở trung ương - dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và địa phương - tương ứng là Ban Thường vụ cấp ủy.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu kết luận cuộc họp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2020
5 đại án lớn làm ‘đau đầu’ Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Việt Nam
Tham mưu tổng hợp nhất về công tác này là Ban Nội chính Trung ương và Ban Nội chính thuộc các tỉnh, Thành ủy. Ban Nội chính trong cơ cấu ấy cũng là một cơ quan nội chính.
Ban Nội chính trung ương được tái lập sau Đại hội XI, khi ông Nguyễn Phú Trọng nhậm chức Tổng Bí thư BCH Đảng Cộng sản Việt Nam với kiên quyết bảo vệ quan điểm về việc Trung ương Đảng cần có cơ quan tham mưu về nội chính (Ban Nội chính Trung ương), về kinh tế (Ban Kinh tế Trung ương).
Kể từ khi tái lập hồi tháng 12/2012 đến nay, Ban Nội chính Trung ương hoạt động chủ yếu ở vị trí cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Đến Hội nghị quốc đầu tiên của các cơ quan nội chính, nội dung chính là triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tập trung vào công tác nội chính nhiệm kỳ 2021-2026 có ý nghĩa quan trọng với các cơ quan nội chính nói chung, ngành nội chính Đảng nói riêng.

Việt Nam đã xử lý kỷ luật hơn 3.200 cán bộ, đảng viên vi phạm về tham nhũng

Tại Hội nghị hôm nay, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đã trình bày báo cáo tóm tắt “Tình hình, kết quả công tác nội chính nhiệm kỳ Đại hội XII và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”.
Báo cáo tại hội nghị, ông Phan Đình Trạc cho biết, trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, các cơ quan nội chính đã có rất nhiều cố gắng, nỗ lực, quyết tâm cao, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, khá toàn diện, nổi bật.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2021
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về nguyên nhân gây ra tham nhũng ở Việt Nam
Điển hình như, các cơ quan nội chính đã thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược, đề xuất với Đảng, Nhà nước nhiều chủ trương, chính sách lớn về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
Theo ông Phan Đình Trạc, các cơ quan nội chính đã nghiên cứu, tham mưu ban hành nhiều chiến lược, chủ trương, giải pháp, quy định mới, mạnh mẽ, quyết liệt về quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Đặc biệt, các cơ quan nội chính đã đấu tranh phòng, chống tội phạm, kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật, thanh tra, kiểm toán, quản lý kinh tế - xã hội, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp...
“Điều này góp phần hoàn thiện hệ thống thể chế, pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương của Đảng và bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, báo cáo của lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương nêu rõ.
Đáng chú ý, theo báo cáo mà ông Phan Đình Trạc trình bày, trong nhiệm kỳ Đại hội XII, cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 1.300 tổ chức đảng và 87.000 đảng viên.
Ngành Thanh tra, Kiểm toán qua công tác thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 580.000 tỷ đồng, gần 9.000 ha đất, kiến nghị xử lý trách nhiệm hơn 9.700 tập thể, cá nhân, chuyển cơ quan điều tra xử lý hơn 480 vụ việc có dấu hiệu phạm tội.
Các cơ quan tố tụng cả nước đã phát hiện, khởi tố mới hơn 375.000 vụ án hình sự, đã kết thúc điều tra, ban hành cáo trạng truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm hơn 300.000 vụ án hình sự với hơn 500.000 bị cáo.
Quang cảnh kỳ họp - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2021
Loạt Đại tá Quân đội Việt Nam bị kỷ luật, Bộ trưởng Tài chính 2016-2021 có vi phạm
Ngành Toà án còn giải quyết, xét xử hơn 1.800 vụ việc dân sự, 32.000 vụ án hành chính. Bên cạnh đó, nhiều quy định, nghị quyết được quán triệt và thực hiện nghiêm túc, đi vào cuộc sống, khắc phục dần tình trạng nghị quyết thì đúng, nhưng thực hiện không nghiêm hoặc kém hiệu quả…
Đáng chú ý, báo cáo của Ban Nội chính Trung ương cũng nêu rõ, trong nhiệm kỳ qua, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã xử lý kỷ luật hơn 3.200 cán bộ, đảng viên vi phạm liên quan đến tham nhũng, trong đó hơn 110 cán bộ diện Trung ương quản lý, có cả các Ủy viên Bộ Chính trị.
Đồng thời, các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố, điều tra 1.202 vụ với 2.649 bị can, truy tố 1.141 vụ với 2.731 bị can, xét xử sơ thẩm 1.100 vụ với 2.663 bị cáo về các tội tham nhũng, trong đó có 18 bị cáo nguyên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.
“Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng nâng lên, cao hơn trung bình hàng năm hơn 32% so với số tiền có điều kiện thi hành, tăng gấp 3 lần so với nhiệm kỳ trước”, ông Trạc cho biết.

Ông Nguyễn Phú Trọng: Bất kể ai tham nhũng đều bị xử lý nghiêm minh

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định vai trò quan trọng của các cơ quan nội chính trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Theo Tổng Bí thư, một đất nước, một xã hội muốn tốt đẹp thì bên cạnh sự giáo dục, sự khuyên nhủ, phải có kỷ cương, phép nước, phải có pháp luật nghiêm minh để bảo vệ cái tốt, cái đúng, răn đe, trừng trị những cái xấu, cái sai, có hại cho dân cho nước, tức là phải có sự quản lý bằng cơ chế, pháp luật, phải có phép nước, mà muốn thế thì phải có các cơ quan nội chính.
Tổng Bí thư nêu rõ, các cơ quan nội chính như Viện Kiểm sát, Toà án, Tư pháp, Thanh tra, Kiểm toán, Công an, Quân đội Ủy ban Kiểm tra Đảng và Ban Nội chính Đảng là lực lượng nòng cốt, trung kiên, là “thanh bảo kiếm” sắc bén và “lá chắn” vững chắc để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự, kỷ cương của xã hội, bảo vệ Nhân dân, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ.
© Ảnh : Trí Dũng - TTXVNToàn cảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị
Toàn cảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Toàn cảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị
Đánh giá cao việc thời gian qua, nhất là ở nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, các cơ quan nội chính đã có rất nhiều cố gắng, nỗ lực, quyết tâm cao, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, khá toàn diện, để lại nhiều dấu ấn nổi bật. Tổng Bí thư cũng ghi nhận sự lao động, chiến đấu, hy sinh quên mình của bao lớp cán bộ, chiến sĩ, công chức ở các cơ quan nội chính.
Trên tinh thần này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, các cơ quan nội chính phải bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng đối với các cơ quan nội chính nói chung, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang nói riêng.
Đường phố Hà Nội trang hoàng chào mừng Đại hội ĐCSVN lần thứ 13  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2021
Tham nhũng vẫn đe dọa sự tồn vong của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ
“Đây là yếu tố quyết định bảo đảm hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao”, ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Đặc biệt, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, các cơ quan nội chính phải luôn luôn quán triệt giữ vững định hướng chính trị.
“Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng và Nhà nước và chế độ”, lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu.
Ông nhấn mạnh rằng, làm công tác nội chính phải lấy bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân làm mục tiêu hàng đầu để thực hiện, là lẽ sống của mình.
Ngoài ra, cán bộ làm nội chính phải thường xuyên gắn bó mật thiết với nhân dân, quán triệt sâu sắc quan điểm dân là gốc trong tư duy và hành động, luôn xác định nhân dân chính là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Phải lấy cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu, làm nguồn vui của mình”, Tổng Bí thư nhắc nhở.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cơ quan nội chính phải luôn nắm vũng, nắm chắc, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phải “đúng vai, thuộc bài”, thực sự am hiểu pháp luật, nắm vững chắc các nguyên tắc, quy chế, quy định.
Ngoài ra, cần nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan nội chính với các cấp, ngành, bảo đảm chặt chẽ thường xuyên, nhịp nhàng, kịp thời, hiệu quả.
Về thực thi nhiệm vụ, người đứng đầu Đảng yêu cầu các cơ quan nội chính phải công tâm, khách quan, tuân thủ pháp luật, có dũng khí, có bản lĩnh, động cơ trong sáng, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Lễ khai mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2021
Những điểm mới trong Quy định 'kỷ luật Đảng' vừa được Tổng bí thư ký duyệt
Ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, cần trung xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
“Các cơ quan nội chính phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình, kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí tiêu cực, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không bị tác động không trong sáng bởi bất cứ tổ chức, cá nhân nào”, Tổng Bí thư lưu ý.
Bên cạnh đó, trong công tác nội chính phải luôn luôn kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động tấn công, trong đó, lấy phòng ngừa là chính, là cơ bản, lâu dài, phát hiện, xử lý, tấn công là đột phá, quan trọng, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, phát hiện và xử lý kịp thời mọi âm mưu và hành vi xâm phạm an ninh quốc gia.
“Phải xử lý đồng bộ kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính và xử lý bằng pháp luật nghiêm minh, kiên quyết, không có vùng cấm, không có ngoại lệ những hành vi vi phạm pháp luật và phạm tội, tiêu cực, tham nhũng, bất kể đó là ai”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố.

Cán bộ nội chính phải trọng liêm sỉ, không bị mua chuộc, cám dỗ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đồng thời nhấn mạnh việc gắn đấu tranh phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng cho biết, Quân đội của Việt Nam là quân đội nhân dân, công an là công an nhân dân, viện kiểm sát là Viện Kiểm sát nhân dân, tòa án là Tòa án nhân dân, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ…
“Điều này có nghĩa là chúng ta đều là công bộc, là đầy tớ của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ”, ông nhắc nhở.
© Ảnh : Trí Dũng - TTXVNCác đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị
Đặc biệt, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý mỗi cán bộ, chiến sĩ, công chức các cơ quan nội chính luôn cảnh giác, tỉnh táo, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức.
“Bản thân mỗi người phải liêm, phải sạch, biết gương mẫu giữ mình, trọng liêm sỉ, không chịu bất cứ sức ép không trong sáng nào, bất cứ cám dỗ, mua chuộc nào, thực sự công tâm, khách quan, phải là những “bao công” trong thời đại mới”, người đứng đầu Đảng khẳng định.
Cán bộ nội chính phải có trái tim sục sôi bầu nhiệt huyết cách mạng sẵn sàng hành động vì nước, vì dân.
“Phải có cái đầu đầy bản lĩnh và trí tuệ để khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Có đôi chân vững chắc và bàn tay sạch để đứng vững, đứng thẳng và khước từ mọi cám dỗ tầm thường, giữ danh dự của người cán bộ nội chính”, Tổng Bí thư kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала