Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cho thấy sự khôn khéo của Việt Nam

© AFP 2023 / Hoang Dinh Nam Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Tập Cận Bình.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Tập Cận Bình. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2021
Đăng ký
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vừa điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Cuộc điện đàm của ông Nguyễn Phú Trọng cho thấy sự khôn khéo và kiên quyết trong chính sách đối ngoại của Việt Nam – “trong nhu có cương”, tất cả phải thực chất và hiệu quả vì lợi ích chung của hai Đảng, hai nhà nước và toàn thể nhân dân.
Đáng chú ý, Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu quan điểm phản đối việc “chính trị hóa nguồn gốc Covid-19”, tuyên bố, Trung Quốc và Việt Nam, với tư cách là hai nước láng giềng xã hội chủ nghĩa, chung cộng đồng, chung một vận mệnh.

Sự khôn khéo của nhà lãnh đạo Việt Nam trước Trung Quốc

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sáng 24/9 tại Trụ sở Trung ương Đảng.
Theo Văn phòng Trung ương Đảng, tại cuộc điện đàm lần này, hai nhà lãnh đạo Việt Nam – Trung Quốc trao đổi hàng loạt vấn đề quan trọng, nóng, cấp thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh.
Máy bay Y-20. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2021
Biển Đông
Máy bay vận tải quân sự Trung Quốc xuất hiện ở Trường Sa, Việt Nam phản đối
Nhìn tổng thể cuộc điện đàm, có thể đánh giá, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện rất rõ sự khéo léo, tinh tế và nhạy bén trong đường lối đối ngoại, chính sách ngoại giao đa phương, tự chủ của Việt Nam.
Điểm đặc biệt, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã thẳng thắn trao đổi với ông Tập Cận Bình về những “điểm nghẽn”, những vấn đề nhạy cảm, thậm chí còn bất đồng giữa hai bên, từ việc nghiêm túc thực hiện các hiệp định tự do thương mại mậu dịch, kinh tế biên mậu, mở cửa khẩu thông quan hàng hóa, đến giải quyết tranh chấp ở Biển Đông một cách thực chất, hiệu quả và vẹn toàn nhất.
Giới quan sát đánh giá cao thái độ cương quyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đề nghị chính quyền Bắc Kinh “củng cố hợp tác thực chất trong các lĩnh vực”, “nghiêm túc các thỏa thuận đã đạt được”, tạo cuộc chơi công bằng cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là nông sản, tạo nền tảng bền vững, bình đẳng, nhanh chóng giải quyết những vấn đề còn tồn tại giữa hai bên.
© Ảnh : Trí Dũng - TTXVNTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Cùng với “cương”, nhà lãnh đạo Việt Nam cũng cho thấy thái độ mềm dẻo, khéo léo khi vừa tuyên bố coi trọng mối quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, nhưng mặt khác, Bắc Kinh cũng phải hiểu, đó là hợp tác hai bên cùng có lợi, vì lợi ích chung của hai Đảng, hai nhà nước, nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định chung của khu vực.

Vì sao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình?

Tại cuộc điện đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng những thành tựu to lớn mà nhân dân Trung Quốc đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong suốt 100 năm qua.
Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đánh giá cao thành công của Trung Quốc về kiểm soát dịch bệnh và phát triển kinh tế, xã hội.
Сontainer ở cảng Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2021
Lý do Trung Quốc muốn vào CPTPP lúc này và ảnh hưởng đến Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng 72 năm Quốc khánh Trung Quốc và bày tỏ tin tưởng rằng, nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc với đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Trung Quốc thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp hơn.
Theo nhà lãnh đạo Việt Nam, mặc dù dịch Covid-19 ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt đời sống quốc tế và giao lưu, hợp tác giữa hai nước, song quan hệ hai đảng, hai nước Việt - Trung tiếp tục duy trì đà phát triển.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng cảm ơn Trung Quốc đã chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ vaccine cho Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời, mong muốn hai bên tiếp tục dành ưu tiên cao cho việc triển khai hợp tác phòng, chống Covid-19 và phục hồi, phát triển hậu đại dịch.
Theo thông cáo chính thức được đưa ra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định sự coi trọng của Việt Nam đối với mối quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc.
© Ảnh : Trí Dũng - TTXVNTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Đặc biệt, người đứng đầu Đảng nêu bật việc phát huy quan hệ chính trị, trong đó có việc tăng cường trao đổi ở cấp cao, các bộ, ngành, địa phương.
“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị củng cố hợp tác thực chất trong các lĩnh vực để đây trở thành nền tảng vật chất, là động lực cho sự phát triển của hai nước”, thông cáo báo chí về cuộc điện đàm nhấn mạnh.
Theo đó, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đề nghị hai bên tiếp tục “thực hiện nghiêm túc” các thỏa thuận đã đạt được, triển khai các thỏa thuận tự do thương mại và kinh tế biên mậu.
Nhà lãnh đạo Việt Nam cũng đề nghị Trung Quốc tiếp tục tạo điều kiện để thương mại hai nước phát triển cân bằng hơn, đẩy nhanh thủ tục cấp phép nhập khẩu chính ngạch một số nông sản có thế mạnh của Việt Nam.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng, một mặt cũng hy vọng Bắc Kinh sẽ tăng cường đầu tư những dự án lớn, tiêu biểu cho trình độ phát triển của Trung Quốc, mặt khác cũng đồng thời phối hợp giải quyết một số khó khăn, vướng mắc (điển hình như dự án đường sắt đô thị trên cao Cát Linh – Hà Đông – PV).
Bên cạnh đó, Tổng Bí thư đề nghị tiếp tục thúc đẩy giao lưu nhân dân các cấp, dưới các hình thức khác nhau để tăng cường hơn nữa quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì Họp báo thường kỳ tháng 7/2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2021
Biển Đông
Việt Nam “nhắc khéo” Trung Quốc ở Biển Đông
Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, thời gian qua, gần nhất, phía Trung Quốc liên tục thông báo tạm ngưng nhập khẩu thanh long Việt Nam khiến loại quả này bị mất giá trong nước, kim ngạch xuất khẩu trái cây nông sản của Việt Nam đi Trung Quốc cũng giảm mạnh nhiều tháng qua.
Không chỉ đơn giản là câu chuyện của quả thanh long, từ tháng 4 – tháng 7 năm nay, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam đi Trung Quốc liên tục giảm, mỗi tháng giảm trung bình đến 15%.
Chính quyền Trung Quốc liên tục đưa ra nhiều động thái siết nhập khẩu, kiểm dịch với trái cây, nông sản chủ lực Việt Nam xuất sang Trung Quốc với lý do lo ngại Covid-19.
Bộ Công Thương Việt Nam liên tục làm việc và tăng cường hợp tác chặt chẽ với Bộ Thương mại Trung Quốc và các cơ quan liên quan để nhanh chóng nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn và trao đổi các biện pháp nhằm duy trì tăng trưởng thương mại, tạo thuận lợi cho thông quan hàng hóa giữa hai bên.

Tiếp tục giải quyết bất đồng trong tranh chấp ở Biển Đông

Về tình hình Biển Đông, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ để giải quyết những bất đồng về tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ở Biển Đông.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội đàm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.08.2021
Kiểm toán Việt Nam – Trung Quốc họp bàn gì?
Trong đó, nhà lãnh đạo Việt Nam nêu rõ vấn đề về quản lý, bảo vệ biên giới. Tổng Bí thư cũng lưu ý với nhà lãnh đạo Trung Quốc về nội dung thực hiện nghiêm túc các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền giữa hai nước, xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
“Hai bên tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác trên biển, thúc đẩy bàn bạc, thương lượng về tiến hành phân định và triển khai hợp tác, xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ.
Người đứng đầu Đảng cũng đề cập đến việc phối hợp hiệu quả, cùng ASEAN tích cực nỗ lực đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Đáp lại về vấn đề Biển Đông, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đồng thuận với quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về “xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói gì với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?

Theo thông cáo báo chí phía Việt Nam, phát biểu với đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chúc mừng 76 năm Quốc khánh Việt Nam.
Đồng chí Tập Cận Bình cảm ơn Việt Nam đã phối hợp với Trung Quốc tổ chức nhiều hoạt động chúc mừng nhân dịp 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Phía Bắc Kinh cũng cảm ơn và đánh giá cao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi Điện mừng và nhận lời tham dự, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với các chính đảng trên thế giới.
Cờ quốc gia Trung Quốc và Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.06.2021
Việt Nam và Trung Quốc ‘kề vai sát cánh’ hướng đến chủ nghĩa Cộng sản
Đặc biệt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đánh giá cao những thành tựu mà nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua.
Ông Tập Cận Bình cũng bày tỏ tin tưởng Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra.
Người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng ủng hộ Đảng và nhân dân Việt Nam đi theo con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện của đất nước, ủng hộ Việt Nam chiến thắng dịch bệnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
“Trung Quốc coi trọng cao độ quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống với Việt Nam”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình tuyên bố.
Bắc Kinh mong muốn và sẵn sàng cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình cũng nhất trí về việc tăng cường trao đổi cấp cao, đi sâu hợp tác thực chất trong các lĩnh vực, phối hợp tại các diễn đàn đa phương, xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển.
Phát biểu với người đồng cấp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình cho rằng, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, hai bên cần duy trì thường xuyên trao đổi, tiếp xúc các cấp, các ngành và địa phương thông qua các hình thức linh hoạt, đẩy nhanh kết nối chiến lược, hình thành các điểm sáng mới trong hợp tác giữa hai nước.

Ông Tập Cận Bình phản đối “chính trị hóa nguồn gốc Covid-19”

CCTV và Tân Hoa Xã đưa tin về cuộc điện đàm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Báo chí nhà nước Trung Quốc cho biết, hai bên đã thống nhất tái cam kết thúc đẩy con đường xã hội chủ nghĩa của cả hai nước trong cuộc điện đàm hôm nay.
Đồng chí Lê Hoài Trung, Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương chủ trì Hội nghị.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2021
Đảng Cộng sản Việt Nam chọn chiến lược nào trong quan hệ với Trung Quốc?
Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc và Việt Nam, với tư cách là hai nước láng giềng xã hội chủ nghĩa, có chung một cộng đồng, chung một vận mệnh.
Cả hai có những lợi ích và mối quan tâm chung trước tình hình phức tạp của thế giới, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành và nhiều thay đổi quan trọng đã xảy ra thời gian qua.
“Cả hai nước cần đi đúng hướng, đẩy mạnh đoàn kết, hợp tác, không ngừng phát huy sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích cơ bản của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, phát triển của khu vực và thế giới nói chung”, ông Tập Cận Bình nêu rõ.
Chủ tịch Trung Quốc khẳng định, việc bảo vệ sự cầm quyền của Đảng Cộng sản và hệ thống xã hội chủ nghĩa là lợi ích chiến lược cơ bản nhất mà cả Trung Quốc và Việt Nam đều có chung.
Đặc biệt, Trung Quốc ủng hộ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với thực tế quốc gia của mình.
“Trung Quốc và Việt Nam nên thực hiện các hoạt động trao đổi được thể chế hóa trên các lĩnh vực như nghiên cứu lý thuyết, đào tạo nhân lực, hợp tác cấp ủy địa phương, đồng thời làm sâu sắc thêm trao đổi và hiểu biết lẫn nhau giữa những người đồng cấp của hai Đảng và hai nước”, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh.
Nguyên thủ Trung Quốc cũng tuyên bố cả hai nước cần tăng cường phối hợp và hợp tác trong các vấn đề quốc tế và khu vực, duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba (PCC) Raul Castro và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2021
Cuba "tin tưởng tuyệt đối" vào sự lãnh đạo của ông Nguyễn Phú Trọng và Đảng Cộng sản Việt Nam
Đáng chú ý, theo CCTV, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu quan điểm phản đối “việc chính trị hóa nguồn gốc Covid-19”, thực hiện chủ nghĩa đa phương chân chính và thúc đẩy xây dựng một cộng đồng chung tương lai cho toàn nhân loại.
Về phần mình, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết Việt Nam coi trọng và ưu tiên phát triển quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, ghi nhận động lực tốt đẹp của quan hệ hai bên và các nước.
Ông cho biết Đảng Cộng sản Việt Nam sẵn sàng tăng cường trao đổi với Đảng Cộng sản Trung Quốc, nâng cao tin cậy chính trị lẫn nhau, thúc đẩy tăng cường hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực như kinh tế thương mại, các vấn đề liên quan đến dịch Covid-19, giao lưu nhân dân, thúc đẩy sự phát triển vì sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của hai bên và cùng thúc đẩy hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала