Hoa Kỳ cần chấm dứt chính sách thay đổi chế độ

© Sputnik / Andrei Stenin / Chuyển đến kho ảnhLybia
Lybia - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Giáo sư Amitai Etzioni từ Đại học Tổng hợp George Washington trong bài viết đăng trên NI đã phê phán cách Hoa Kỳ “giám sát và thúc đẩy” tình hình nhân quyền tại những nước khác.

UH-60A - Sputnik Việt Nam
National Interest: Hoa Kỳ cố sức điều khiển thế giới nhưng đang chịu thất bại
Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố: "Chính sách của chúng ta cần  tập trung vào việc thuyết phục mọi người thực hiện những hành động nhất định trong quan hệ với những người khác".

Ông này cũng nói rằng các giá trị Mỹ đang đối mặt với việc "tạo ra những chướng ngại và cản trở chúng ta thúc đẩy lợi ích an ninh quốc gia và lợi ích kinh tế".

Tuyên bố của Tillerson thành nguyên cớ để Thượng nghị sĩ John McCain viết bài báo cứng rắn đăng trên tờ The New York Times, tuy nhiên trong đó ông ta nhấn mạnh rằng nhân quyền phải là nền tảng cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Ông Putin cảnh báo sự nguy hiểm khi các chế độ bị lật đổ bằng bạo lực
Trước hết, cần lưu ý rằng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bao hàm ở chỗ hiệp lực  với các chế độ độc tài và thậm chí là toàn trị, khi sự hợp tác đó phục vụ cho lợi ích căn bản của họ. Saudi Arabia vẫn như trước tiếp tục lối hành hình nhiều người  hơn cả IS (tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga). Hoa Kỳ thì ủng hộ các tướng lĩnh  Nam Mỹ, bất chấp những tội ác mà số này đã phạm…

Điều quan trọng là trong lời hô hào của Thượng nghị sĩ McCain về duy trì bảo vệ nhân quyền như một trong những thành tố thiết yếu của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, thì lại chẳng hề nói gì đến thực tế hiện hữu sự khác biệt rất lớn giữa việc thúc đẩy đảm bảo quyền con người bằng phương tiện hòa bình, và việc xúc tiến thay đổi chế độ bằng vũ lực. Mà những thay đổi chế độ như vậy thường dẫn đến hậu quả nhân văn và kinh tế cực kỳ nghiêm trọng.

Dù vin cớ nào khi xâm nhập Iraq, Mỹ vẫn bám trụ tại đó, để biến Iraq "thành một quốc gia dân chủ tự do". Người Iraq phải hứng chịu hệ quả khủng khiếp. Ít nhất có 25.000 người thiệt mạng và hàng triệu cư dân mất hết nhà cửa. Tại Libya, "can thiệp nhân đạo" đã biến thành vũ lực thay đổi chế độ dẫn đến cuộc nội chiến đẫm máu. Afghanistan sau 16 năm "xây dựng chế độ dân chủ" bây giờ là một trong những quốc gia tham nhũng khét tiếng nhất thế giới. Đất nước này là nguồn chính cung cấp heroin và khủng bố tràn lan. Một trong nhiều nguyên nhân khiến ở Syria tới nay chưa chấm dứt chiến tranh, là bởi Hoa Kỳ cứ khăng khăng đòi ông Assad từ chức như là điều kiện để đàm phán.

Kim Jong Un - Sputnik Việt Nam
Mỹ có kế hoạch lật đổ chế độ hiện hành ở Bắc Triều Tiên

Mối đe dọa dùng vũ lực thay đổi chế độ cũng đang là trở ngại trong quan hệ của Hoa Kỳ với Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Nga. Những tuyên bố gần đây về việc  Washington đang cố gắng thay đổi chế độ ở CHDCND Triều Tiên, không cần nghi ngờ gì nữa, hiển nhiên kích động ban lãnh đạo hiện tại ở đất nước châu Á này càng ráo riết phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình và cự tuyệt thương lượng. Trung Quốc và LB Nga cho rằng các đồng minh của họ đang bị đe dọa — cũng như chính chế độ ở hai nước này.

Kết luận đơn giản mà rõ ràng là, chỉ có một chính sách đối ngoại khôn ngoan nếu chấm dứt đặt mục tiêu thay đổi chế độ bằng vũ lực, và phải dùng những phương tiện hòa bình để đạt thành tựu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала