Xung đột quân sự có thể xảy ra giữa Nga và Trung Quốc?

© AFP 2023 / Frederic J. Brownbiên giới Nga-Trung
biên giới Nga-Trung - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
"Thảo nguyên lạnh giá " dọc theo biên giới giữa Trung Quốc và Nga đang trở thành một "vùng nóng", vì cả hai nước đều triển khai tên lửa trong khu vực có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, nhà báo Eugene Chow viết trong chuyên mục trên ấn bản The National Interest.

Hệ thống tên lửa phòng không của Nga S-400 - Sputnik Việt Nam
Asia Times: Nga bán vũ khí vào châu Á làm lung lay vị thế của Trung Quốc
Tác giả đặt ra câu hỏi: hai nước có trong tay những đội quân tiên tiến nhất trên thế giới liệu có gây chiến với nhau hay không?

Trong tháng Sáu năm nay, tại vùng Viễn Đông của Nga, như nhà báo Chou viết, đã triển khai lữ đoàn tên lửa  "Iskander-M" thứ tư. Trong khi đó, Trung Quốc, theo thông tin có sẵn, cũng bố trí ở phía nam biên giới với Nga  tên lửa đạn đạo liên lục địa "DF-41".

Dù cho hiện nay hai nước trở thành đồng minh thân thiết, thậm chí tiến hành các cuộc tập trận chung, nhưng khu vực này trong quá khứ là nguyên nhân chính gây ra căng thẳng.

Năm 1969, sau một loạt các vụ đụng độ  có thương vong, Liên Xô và Trung Quốc suýt nữa đã bắt đầu chiến tranh với nhau.

Tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander-M trong buổi tổng diễn tập duyệt binh Chiến thắng - Sputnik Việt Nam
Nga "trấn" tên lửa Iskander-M ngay biên giới Trung Quốc để làm gì?

Tuy nhiên, bất chấp thực tế rằng cả hai bên đều có quyền lợi lịch sử và kinh tế riêng trong khu vực, cũng như việc tăng cường quân đội của Matxcơva và Bắc Kinh, có thể hiểu là sự phô trương lực lượng, nguy cơ chiến tranh gần như là không có.

"Việc hai nước hiện đại hóa quân đội của mình và bố trí tên lửa tại địa điểm từng là một khu vực căng thẳng cao, không phải là một dấu hiệu của sự hiếu chiến, mà nó chứng tỏ sự gần gũi hơn giữa hai nước sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh" —  Eugene Chow tổng kết bài viết trong chuyên mục của The National Interest.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала