Nhà sản xuất đồ chơi lớn thứ 3 chọn Việt Nam thay vì Trung Quốc

© AP Photo / Kamran JebreiliЖелезный человек и Черная вдова на пресс-конференции «Мира приключений IMG» в Дубае
Железный человек и Черная вдова на пресс-конференции «Мира приключений IMG» в Дубае  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thương chiến giữa Mỹ - Trung làm nhiều nhà sản xuất tìm chỗ tốt hơn để sản xuất hàng của mình. Hãng Hasbro có kế hoạch dịch chuyển sản xuất đồ chơi thương hiệu “Frozen” và “Avengers” tại Việt Nam và Ấn Độ.

Nhà sản xuất và kinh doanh đồ chơi lớn nhất thế giới cho biết sản lượng hàng hóa Mỹ được sản xuất tại Trung Quốc có thể giảm từ 2/3 hiện nay xuống khoảng còn 50% vào cuối năm 2020.

"Chúng tôi muốn mở rộng hoạt động và đặt dây chuyền sản xuất ở nhiều khu vực khác, bao gồm Ấn Độ và Việt Nam", CEO Hasbro Brian Goldner cho biết. 

Hewlett-Packard - Sputnik Việt Nam
HP, Dell và Microsoft tính chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc

Ông Goldner cũng nói rằng Trung Quốc tiếp tục là nơi sản xuất đồ chơi với giá thành thấp và chất lượng cao, và “nước này sẽ tiếp tục là một phần trong mạng lưới toàn cầu của chúng tôi”. Dù vậy, Hasbros cho biết công ty đã nhìn thấy sự gián đoạn vì nỗi lo về thương mại.

Hiện nay có những dấu hiệu cho thấy rằng việc chuyển toàn cầu sản xuất khỏi Trung Quốc, một nước luôn được coi là "công xưởng của thế giới", đang diễn ra rất tích cực.

Trước đó một số công ty đa quốc gia như Apple và Intel Corp tuyên bố xem xét khả năng chuển một phần dây chuyền sản xuất sang nước khác. Nhiều tập đoàn khác quyết liệt đa dạng hóa địa điểm sản xuất.

Apple  - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao bình luận việc Apple chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam

Sự rút lui của các hãng này, đi cùng xu hướng gia tăng của các doanh nghiệp nước ngoài chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc, có thể đe dọa vị thế là "công xưởng" thiết bị công nghệ toàn cầu của nước này.

Kế hoạch trên của các hãng công nghệ lớn, với nguyên do là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, không hề bị gác lại sau khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đạt thỏa thuận "đình chiến" và nối lại đàm phán. Nhiều nguồn tin nói rằng các doanh nghiệp cảm thấy tình hình còn quá bấp bênh. Ngoài ra, chi phí gia tăng ở Trung Quốc cũng khiến các nhà sản xuất đi tìm lựa chọn khác.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала