Việt Nam đã có chiến lược riêng ở Biển Đông, quyết không liên minh quân sự

© AFP 2023 / Linh PhamThuyền trưởng Hải quân Hoa Kỳ David Bretz với quân đội trên tàu USNS Mercy tại Nha Trang, Việt Nam
Thuyền trưởng Hải quân Hoa Kỳ David Bretz với quân đội trên tàu USNS Mercy tại Nha Trang, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sách Trắng Quốc phòng năm 2019 của Việt Nam khẳng định Hà Nội có chiến lược của riêng mình trên Biển Đông, quyết tâm bảo vệ chủ quyền chống lại sự xâm lược của các thế lực thù địch nước ngoài.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng nhấn mạnh lập trường của Việt Nam quyết không tham gia liên minh quân sự với bất cứ quốc gia nào.

Việt Nam đã có chiến lược cho riêng mình trên Biển Đông

Quốc phòng là mối quan tâm nghiêm túc tại Việt Nam, quốc gia có lịch sử lâu đời phải chiến đấu chống ngoại xâm. Ngày nay, trong bối cảnh môi trường chiến lược và áp lực ngày càng tăng từ một láng giềng Trung Quốc đầy hung hăng, Việt Nam cần liên tục đổi mới chính sách quốc phòng của mình để đáp ứng với thời cuộc.

“Việt Nam đã có chiến lược cho riêng mình trên Biển Đông”, là nhận định của TS. Lê Thu Hương từ Viện Chính sách Chiến lược Úc liên quan đến những điểm nổi bật trong Sách Trắng Quốc phòng 2019 của Việt Nam.
Theo vị chuyên gia: “Sách trắng quốc phòng mới của Hà Nội phản ánh nỗi lo ngại về sự xâm lăng và lối hành xử coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc”.

Việt Nam luôn phải đối mặt với những thách thức lớn từ Trung Quốc trên Biển Đông, liên quan đến việc Bắc Kinh xây dựng các đảo nhân tạo và tiến hành hoạt động quân sự hóa ở vùng biển tranh chấp. Trong vài năm qua, Bắc Kinh đã cố can thiệp vào các hoạt động kinh tế của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà Hà Nội tuyên bố chủ quyền, dẫn đến việc Việt Nam phải dừng một số dự án thăm dò dầu khí, điển hình như dự án hợp tác khai thác dầu khí Repsol. Ngoài ra, còn cả những diễn biến căng thẳng gần đây liên quan đến bãi Tư Chính.

Đại hội đồng LHQ - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đưa vấn đề Biển Đông ra Liên Hợp Quốc

Sách Trắng Quốc phòng mô tả Việt Nam là một quốc gia gần biển và vì vậy, đất nước này đặc biệt chú ý đến vấn đề an ninh, an toàn hàng hải, cam kết tự do hàng hải và hàng không, thương mại tự do và các hoạt động kinh tế hòa bình theo luật pháp quốc tế.

Bên cạnh đó, Sách Trắng cũng nêu rõ: “Việt Nam không chấp nhận hợp tác quốc phòng dưới áp lực hoặc bất kỳ điều kiện cưỡng chế nào”.

Như vậy, Việt Nam từ chối một cách rõ ràng bất kỳ mối quan hệ đối tác bất lợi nào, cũng như khẳng định quyền tự chủ quốc gia trong việc quyết định các mối quan hệ quốc phòng và lợi ích an ninh của mình, trong khi vẫn mở cửa chào đón việc hợp tác thân thiện. Sách Trắng tuyên bố Hà Nội sẵn sàng bảo vệ biên giới của Việt Nam, cả trên bộ và trên biển, bao gồm các cuộc tuần tra và trao đổi chung.

“Lập trường này cũng là một sự phản đối ngầm đối với quan điểm của Trung Quốc tại Biển Đông, nước luôn tìm cách “đóng khung” các tranh chấp trong quan hệ song phương, bác bỏ những thỏa thuận đa phương và sự tham gia của các bên thứ ba, như Hoa Kỳ”, TS. Hương phân tích.

Sách trắng Quốc phòng bản mới 2019 lần này cũng chi tiết hơn so với bản cũ, phiên bản 2019 đề cập đến sự leo thang của mối đe dọa ở Biển Đông, cũng như lập trường của Hà Nội với vấn đề này.

Hà Nội tuyên bố rõ ràng ủng hộ ý tưởng “đường qua lại vô hại” (theo UNCLOS, việc tàu bè qua lại trong lãnh hải là vô hại nếu không phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia duyên hải), phù hợp với nguyên tắc thường xuyên được Hoa Kỳ và các đồng minh trích dẫn khi đề cập đến tự do hoạt động hàng hải, cũng như an ninh và an toàn hàng hải và hàng không trên Biển Đông.

Đây là một trong những hình thức ủng hộ mạnh mẽ nhất của Việt Nam, đặc biệt quan trọng khi các bên yêu sách khác ở Đông Nam Á đang ngày càng miễn cưỡng bày tỏ sự ủng hộ như vậy đối với quyền tự do hoạt động hàng hải. Sách Trắng kêu gọi không thực hiện hành động làm phức tạp tình hình hoặc mở rộng tranh chấp, đồng thời tránh quân sự hóa, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Rõ ràng, năng lực quân sự của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp là mối quan tâm lớn đối với Việt Nam hay bất cứ quốc gia nào khác có chung mối lo ngại về vấn đề biển đảo.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung hội đàm với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc La Chiếu Huy. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nêu rõ lập trường về Biển Đông với Trung Quốc

Một đoạn đặc biệt đáng chú ý trong Sách Trắng: “Việt Nam chào đón các tàu hải quân, tuần duyên, biên phòng và các tổ chức quốc tế đến cập cảng thăm hoặc dừng chân để sửa chữa, bổ sung hậu cần và tiếp liệu kỹ thuật”. Điều này góp phần bác bỏ một những luận điệu sai trái liên quan đến việc hạn chế các hoạt động chung của Việt Nam các quốc gia trong khu vực hay với các cường quốc bên ngoài. Điều mà Trung Quốc đề nghị được đưa vào cơ chế quản lý tranh chấp giữa Bắc Kinh và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN-Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông hiện đang được đàm phán. Yêu sách mà Trung Quốc đưa ra là hạn chế tối đa sự tác động của bên thứ ba (các nước bên ngoài) vào vấn đề riêng quan hệ Việt- Trung hay Trung Quốc- ASEAN.

Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 cho thấy Hà Nội ngày càng thể hiện rõ lập trường đấu tranh chống lại những yêu sách phi lý của Bắc Kinh liên quan đến các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Sách Trắng thể hiện rõ quan điểm của Hà Nội về các mối đe dọa nghiêm trọng và tuyên bố cam kết hợp tác với tất cả các quốc gia cũng như sẵn sàng mở rộng quan hệ quốc phòng, bất kể có khác biệt chính trị hay chênh lệch kinh tế hay không.

Theo TS. Lê Thu Hương, Sách Trắng Quốc phòng năm 2019 của Việt Nam cũng khẳng định Hà Nội đã có chiến lược của riêng mình trên Biển Đông, quyết tâm bảo vệ chủ quyền và tái khẳng định lịch sử anh hùng chống lại sự xâm lược đối với các thế lực thù địch nước ngoài.

Đây là thông điệp rõ ràng cho những kẻ thù tiềm năng với tham vọng xâm lược hay xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, đồng thời, Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam khẳng định Hà Nội kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và các quyền hàng hải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế và tuân thủ luật pháp nước ngoài.

Vì sao Việt Nam công bố Sách trắng Quốc phòng vào thời điểm này?

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có những chia sẻ làm rõ thêm nhiều vấn đề liên quan đến việc công bố Sách Trắng Quốc phòng của Việt Nam thời gian qua.

USS Wayne E. Meyer - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc nói có chủ quyền với các đảo trên Biển Đông và kêu gọi Mỹ ngừng khiêu khích

Lý giải về việc vì sao Bộ Quốc phòng Việt Nam quyết định công bố Sách Trắng lúc này, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định với tờ VnExpress rằng, các nước trên thế giới có hai loại Sách trắng Quốc phòng, một là công bố thường niên, dưới hình thức chiến lược, chính sách, kế hoạch quốc phòng hàng năm như Mỹ và một số nước khác. Hai là các nước tương đối ổn định, chính sách quốc phòng không thay đổi nhiều thì ra Sách trắng định kỳ 5 năm, 10 năm, hoặc theo vấn đề, sự kiện.

“Việt Nam chưa ấn định cụ thể mấy năm ra Sách trắng Quốc phòng một lần. Khi bối cảnh chiến lược của khu vực, thế giới và của đất nước có những thay đổi tương đối quan trọng; đường lối, chiến lược quốc phòng có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới thì chúng ta ra Sách trắng Quốc phòng”, Tướng Vịnh cho biết.

Đồng thời, vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho hay, thời gian qua, trên cơ sở dự báo, đánh giá tình hình và nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, Đảng, Nhà nước đã ban hành các nghị quyết, chiến lược trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

“Cuối năm 2019, đất nước chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới (2020-2030), là thời điểm chín muồi để công bố Sách trắng Quốc phòng nhằm bạch hoá những vấn đề có thể công khai về Chiến lược quốc phòng, Chiến lược quân sự Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm rõ thêm vì sao Hà Nội lại quyết định công bố Sách Trắng vào lúc này.

Mục tiêu quốc phòng Việt Nam phù hợp với quyền cơ bản của các quốc gia theo nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, thể hiện vị thế mới và trách nhiệm cao của Việt Nam đối với hòa bình, ổn định của thế giới, khu vực.

“Đây chính là một trong những mục đích công bố Sách trắng Quốc phòng”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.

Việt Nam quyết không tham gia liên minh quân sự

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper - Sputnik Việt Nam
Mỹ ủng hộ Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Sách Trắng Quốc phòng 2019 khẳng định, Việt Nam tiếp tục theo đuổi chính sách “ba không”, đặc biệt là chủ trương “không tham gia liên minh quân sự”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh lý giải, so với 10 năm trước, Sách Trắng Quốc phòng 2019 có nêu thêm nội dung “không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Đây không phải là quan điểm riêng của Việt Nam mà là xu thế chung của thế giới và là nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế mà Việt Nam luôn đề cao trong giải quyết các tranh chấp, khác biệt.

“Chúng ta không tham gia liên minh quân sự vì chủ trương nhất quán của Việt Nam là thêm bạn, bớt thù. Liên minh quân sự nghĩa là anh phải gắn hẳn với một bên, có thể đối đầu với bên khác, tức là chuốc thêm kẻ thù. Việt Nam không đứng về bên nào, chỉ đứng về hòa bình, lẽ phải, công lý, pháp lý quốc tế. Bây giờ, các nước luôn đề cao lợi ích quốc gia - dân tộc, không ai đi bảo vệ thay cho nước khác. Lịch sử chiến tranh của Việt Nam đã khẳng định, chỉ khi có chính nghĩa chúng ta mới giành được thắng lợi, mà muốn có chính nghĩa thì phải giữ cho được độc lập, tự chủ”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam khẳng định.

Đại diện Bộ Quốc phòng cũng nêu rõ, nhiều người đặt vấn đề “vì sao không liên minh quân sự nếu như đất nước có chiến tranh?” hoặc “có phải Việt Nam tự hạn chế mình trước liên minh chiến tranh xâm lược không?”. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, đây là chiến lược quốc phòng trong thời bình, khi đất nước có nguy cơ chiến tranh thì Đảng, Nhà nước sẽ phải hoạch định những chiến lược phù hợp với tình hình thời chiến.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNThượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng giới thiệu nội dung Sách trắng Quốc phòng và cuốn Sách ảnh.
Việt Nam đã có chiến lược riêng ở Biển Đông, quyết không liên minh quân sự - Sputnik Việt Nam
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng giới thiệu nội dung Sách trắng Quốc phòng và cuốn Sách ảnh.

Tướng Vịnh khẳng định, Việt Nam không liên minh quân sự, nhưng vẫn tăng cường hợp tác quốc phòng với các quốc gia để có được sự ủng hộ của quốc tế, không để bị bao vây, cô lập.

“Với tình hình quốc tế, khu vực, khả năng của đất nước và cách xử trí đối với các thách thức quốc phòng hiện tại, tôi tin rằng chúng ta đủ điều kiện để quản trị được tình hình an ninh, không để phát sinh xung đột, không để xảy ra chiến tranh”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc cáo buộc Mỹ làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng giải thích thêm, trong lịch sử, Việt Nam cũng chưa bao giờ liên minh quân sự với nước nào. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, Việt Nam nhận được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa, các nước bè bạn, nhưng chúng ta không tham gia khối Warszawa, liên minh quân sự của Liên Xô và Đông Âu.

Bởi theo lý giải của Tướng Vịnh, một khi đã tham gia liên minh quân sự, các nước trong khối sẽ phải nằm dưới sự chỉ huy, lãnh đạo của một quốc gia- đó thường là một cường quốc lớn- đồng thời phải tuân thủ nguyên tắc của liên minh cho dù không hoàn toàn phù hợp với mình. Theo đó, các thành viên đã không còn độc lập, tự chủ về những vấn đề của riêng đất nước mình.

Tướng Vịnh nói về những vũ khí hiện đại do Việt Nam tự sản xuất

Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, việc Việt Nam công khai vũ khí hiện đại nhất, hay đã tự sản xuất được nhiều loại trang thiết bị vũ khí được nêu trong Sách Trắng Quốc phòng là bởi, hiện nay trên thế giới, không có thông tin nào là hoàn toàn bí mật. Thêm vào đó, việc mua sắm trang bị của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế, phù hợp với mục tiêu hoà bình, tự vệ, không đe doạ nước khác. Khả năng khai thác, làm chủ vũ khí hiện đại của bộ đội ta cũng rất tốt.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh lấy ví dụ như năm vừa qua, cán bộ, chiến sĩ xe tăng Việt Nam đi thi Army Games, sử dụng xe tăng thế hệ mới do Nga sản xuất nhưng đã xuất sắc xếp thứ nhì.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông: Vì sao Trung Quốc và Việt Nam sẽ chiến đấu nếu buộc phải cầm súng?

Chúng ta phải hiểu rõ tính năng kỹ, chiến thuật, thao tác rất giỏi thì mới đạt được kết quả đó. Ngoài ra, chúng ta cũng tập trung bảo dưỡng, giữ tốt dùng bền vũ khí trang bị, khi cần là sẵn sàng sử dụng được ngay. Các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng đã và đang tập trung cải tiến, sản xuất một số vũ khí trang bị như vũ khí bộ binh, pháo binh, thông tin phù hợp với điều kiện Việt Nam”, lãnh đạo cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam khẳng định.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm được Việt Nam xuất khẩu như súng trường, vật tư, vật liệu quốc phòng, thuốc nổ cùng những vũ khí công nghệ cao mà Việt Nam tự nghiên cứu sản xuất cũng đạt được kết quả nhất định. Theo tướng Vịnh tiết lộ, dù “chưa bày lên mâm”, chưa được trình bày hay giới thiệu nhưng “khi cần cũng có cái để dùng”.

“Vũ khí trang bị hiện đại rất quan trọng, không thể thiếu, nhưng vấn đề có ý nghĩa quyết định vẫn là con người có ý chí, trình độ, sử dụng vũ khí trang bị theo cách đánh của Việt Nam”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chỉ rõ.

Liên quan đến việc Việt Nam không công bố các số liệu Tổng quân số thường trực, lực lượng dự bị động viên, ngân sách quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, quân số, trang bị của quân đội thường thay đổi theo từng năm. Cục Đối ngoại, sẵn sàng cung cấp, công khai cho các tổ chức quốc tế, các quốc gia, báo chí có nhu cầu.

Việt Nam chi tiêu cho ngân sách Quốc phòng như thế nào?

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng trao đổi về kế hoạch mua sắm, hiện đại hóa quân đội nhân dân Việt Nam thời gian tới. Theo đó, Việt Nam sẽ căn cứ theo yêu cầu thực tế để lên kế hoạch mua sắm, chi tiêu cho Quốc phòng mỗi năm, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt ngân sách.

“Từ con số tuyệt đối này mới quy ra tỷ lệ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Ví dụ như năm 2008, ngân sách quốc phòng là 27.000 tỷ đồng, tương ứng khoảng 1,8% GDP, năm 2018 là khoảng 2,36% GDP, hay trong những năm mua sắm vũ khí trang bị thì ngân sách quốc phòng cao hơn những năm khác. Ngân sách quốc phòng Việt Nam vừa đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa phù hợp với khả năng đất nước, không trở thành gánh nặng của nền kinh tế”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định.

USS Nimitz, USS Chosin, USS Sampson và USS Pinkney ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Ai đang bắt nạt ai trên Biển Đông?
Cũng theo vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, hiện quân đội Việt Nam được trang bị 6 tàu ngầm, có đầy đủ các trung đoàn không quân Su-30 MK2, hệ thống tên lửa phòng không, tên lửa bờ đối hải, hệ thống radar, trinh sát kỹ thuật, đơn vị tăng thiết giáp. Đặc biệt, Tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh, ở thời bình, Việt Nam chỉ mua vũ khí với một số lượng vừa đủ, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu. Đồng thời quân đội tích cực nghiên cứu cải tiến, hiện đại hoá những loại vũ khí, khí tài hiện có.

“Việt Nam cũng dự trữ công nghệ chế tạo một số loại vũ khí, trang bị hiện đại, sẵn sàng sản xuất theo yêu cầu thời chiến. Các tiêu chí mua sắm vũ khí được Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng xác định rất rõ với nguyên tắc chung là đa phương hoá, đa dạng hoá, không lệ thuộc về vũ khí, trang bị vào một quốc gia nào. Việt Nam chọn mua vũ khí có chất lượng tốt, khả năng khai thác, sử dụng phù hợp với đường lối quân sự, chiến lược, chiến thuật của Việt Nam và có giá thành cạnh tranh”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết.

Điều quan trọng, theo Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, chính là, Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 được biên soạn trước hết dành cho tất cả người dân Việt Nam, trước khi dùng vào mục tiêu đối ngoại, tuyên truyền với quốc tế. Việc phổ biến rộng rãi Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam sẽ giúp người dân có nhận thức đúng đắn về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Chiến lược quốc phòng, quân sự, để mỗi người có tư tưởng nhất quán, tích cực ngăn chặn, hạn chế những tư tưởng ngược chiều đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала