Vị cứu tinh của thế giới: Ông Putin trong trang phục siêu điệp viên 007

© Sputnik / Alexey NikolskyNgày 6 tháng 8 năm 2020. Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp với Giám đốc điều hành DOM.RF Vitaly Mutko.
Ngày 6 tháng 8 năm 2020. Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp với Giám đốc điều hành DOM.RF Vitaly Mutko. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
PARIS (Sputnik) - Tổng thống Nga trong trang phục siêu điệp viên 007 James Bond, nhưng thay vì khẩu súng lục, ông cầm một ống tiêm lớn chứa vaccine Nga chống coronavirus. Tờ Liberation với trang nhất như vậy và tiêu đề «Ngày mai không bao giờ chết» đã xuất hiện trên các sạp báo ở nước Pháp hôm thứ Tư.

Vaccine chống coronavirus: Tốc độ hay sự vội vã của Nga?

«Vaccine chống COVID. Ngày mai không bao giờ chết», - dòng chữ lớn như vậy đi kèm với hình vẽ trên trang nhất. Bốn cột báo đầu tiên được dành nói về kết quả phát triển mới của Nga và tình hình với đại dịch coronavirus ở Pháp trong số ra mới nhất.

Các tác giả bài viết giải thích lý do tại sao vaccine Nga nhận được tên gọi như vậy: «để vinh danh chiếc vệ tinh nhân tạo «Sputnik» từng làm cả thế giới kinh ngạc, vượt mặt người Mỹ trong cuộc đua vũ trụ hồi tháng 10 năm 1957».

Một loại vắc-xin chống lại một bệnh nhiễm coronavirus mới đã được đăng ký lần đầu tiên trên thế giới ở Nga vào ngày 11 tháng 8 - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế Nga đáp trả lời chê bai của nước ngoài với vaccine «Sputnik V»
«Tốc độ mà Tổng thống Nga công bố (về vaccine) thật đáng ngạc nhiên. Tốc độ hay sự vội vã? WHO đã phản ứng rất thận trọng về các tuyên bố của Nga ... Có những nghi ngờ về mức độ nghiêm túc của quy trình thử nghiệm lâm sàng ở Nga», - tờ báo lưu ý.

Vaccine Nga nguy hiểm hay là nó sẽ cứu rỗi toàn thế giới?

Tờ Liberation cũng đăng bài viết của chuyên gia di truyền học Thụy Sĩ François Ballou, gọi việc công bố đăng ký vaccine Nga là nguy hiểm, coi đây là hệ quả của «quyết định chính trị mà Nga áp dụng trong khuôn khổ cuộc chạy đua vũ trang điên cuồng nhằm phát triển vaccine chống coronavirus». Nhà nghiên cứu chỉ trích Nga vì đã từ bỏ các yêu cầu chẳng hạn như sự đồng thuận về y tế cần thiết trong tình huống như vậy. Theo quan điểm ​​của ông này, «Nga đã xem nhẹ các chuẩn mực quốc tế» chỉ vì Matxcơva «muốn búng mũi giới dân chủ phương Tây, đầu tiên là người Mỹ».

© Ảnh : LibérationBìa tờ báo Pháp Libération số ra ngày 12 tháng 8 năm 2020
Vị cứu tinh của thế giới: Ông Putin trong trang phục siêu điệp viên 007 - Sputnik Việt Nam
Bìa tờ báo Pháp Libération số ra ngày 12 tháng 8 năm 2020

Tờ báo Pháp phản ứng với phát ngôn này trong mục xã luận, cũng dành nói về vaccine Nga.

Kirill Dmitriev - Sputnik Việt Nam
Cấm Op-ed: Vaccine Sputnik như đối tác của đời sống
«Putin là vị cứu tinh của thế giới? Cho đến lúc này, Tổng thống Nga là người duy nhất tin rằng các phòng thí nghiệm của nước ông đã tạo ra được loại vaccine thần diệu chống bệnh COVID. Và sự hoài nghi của cộng đồng khoa học dường như không khiến ông bận tâm: tại sao lại phải vơ lấy gánh nặng cho mình từ ý kiến của các ​​chuyên gia khi chính bạn có thể vượt qua cả hành tinh? Điều quan trọng đối với Putin là làm người đầu tiên cắm lá cờ Nga lên vùng lãnh thổ hoang sơ chưa ai đạt tới của địa hạt vaccine chống coronavirus», -  bài báo nhận xét. Nói tiếp về tên gọi của vaccine Nga và về nỗi sợ hãi của cả thế giới khi đối mặt với làn sóng đại dịch thứ hai và thứ ba, tác giả kết thúc chuyên mục với lời trách móc các lãnh đạo thế giới về thói ganh đua và phần tham gia vào «Chiến tranh giữa các vì sao».

Vaccine đăng ký đầu tiên trên thế giới

Hôm thứ Ba, Bộ Y tế Nga đã đăng ký loại vaccine đầu tiên trên thế giới có chức năng phòng ngừa lây nhiễm coronavirus mới (COVID-19), là sản phẩm do Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia mang tên N.F. Gamaleya cùng với Quỹ Đầu tư Nga trực tiếp phối hợp điều chế. Vaccine mới được đặt tên là «Sputnik V». Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko tuyên bố rằng vaccine này sẽ được sản xuất tại hai cơ sở - Trung tâm Gamaleya và nhà máy «Binnopharm».

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала