WHO: Mỹ và Châu Âu tăng ca nhiễm bệnh do thực tế tuân thủ cách ly

© Sputnik / Tatiana Stolyarova / Chuyển đến kho ảnhCô gái đeo khẩu trang y tế trên đường phố New York trong thời kỳ chế độ khẩn cấp.
Cô gái đeo khẩu trang y tế trên đường phố New York trong thời kỳ chế độ khẩn cấp. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Số lượng ca lây nhiễm coronavirus đang gia tăng trở lại ở nhiều nước châu Âu và Bắc Mỹ, cho thấy sự khởi đầu của một làn sóng đại dịch mới, tờ Business Insider thông báo.
«Tuần trước, khoảng một nửa số nước thành viên Tổ chức Y tế Thế giới trong khu vực châu Âu đã ghi nhận rằng các ca nhiễm trùng gia tăng đến 50%. Chúng tôi đang liên tục theo dõi sự gia tăng bùng phát dịch bệnh ở khắp nơi», - ông Mike Ryan, Giám đốc Chương trình Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận xét.
Tổng thống Donald Trump  - Sputnik Việt Nam
Ông Trump giải thích hiện tượng gia tăng số lượng ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ

Một phần lý do gia tăng các ca nhiễm trùng ở vùng Bắc bán cầu là do nhiệt độ xuống thấp, do xu hướng tụ tập nhiều người trong một căn nhà như môi trường chật hẹp nơi virus lây lan nhanh hơn. Nhưng ngoài ra, theo lời ông Ryan, ở một số nước bộc lộ lý do nghiêm trọng khác khiến dịch bệnh không giảm. Vì vậy, trong khuôn khổ cuộc chiến chống COVID-19, ngoài việc đeo khẩu trang, rửa tay và giữ khoảng cách, còn có thêm một biện pháp rất quan trọng khác nhưng không được tuân thủ kỹ lưỡng - đó là cách ly những người bị nhiễm bệnh và những người từng tiếp xúc với bệnh nhân.

© Sputnik / Roman Makhmutov / Chuyển đến kho ảnh Một nhân viên dịch vụ giao hàng trên Quảng trường Union vắng vẻ ở New York trong thời kỳ chế độ khẩn cấp.
WHO: Mỹ và Châu Âu tăng ca nhiễm bệnh do thực tế tuân thủ cách ly - Sputnik Việt Nam
Một nhân viên dịch vụ giao hàng trên Quảng trường Union vắng vẻ ở New York trong thời kỳ chế độ khẩn cấp.

Vấn đề lớn

«Nếu tôi với tư cách là một bác sĩ của cơ quan y tế được yêu cầu gọi ra một thứ gì có thể giúp thay đổi tình hình hoàn toàn, tôi sẽ nói rằng đó là sự kiểm soát chặt chẽ tuyệt đối để tất cả những người từng tiếp xúc với bệnh nhân coronavirus đều được cách ly, bố trí tách riêng trong thời hạn cần thiết, như vậy chắc sẽ giúp phá vỡ chuỗi lây lan đại dịch», - ông Ryan tuyên bố.
Tòa nhà trụ sở của Tổ chức Y tế Thế giới tại Geneva - Sputnik Việt Nam
WHO lý giải tại sao tình hình dịch bệnh ở châu Âu tệ hơn
«Khi bạn biết rằng đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh, bạn cần phải tuân thủ cách ly hoàn toàn ở nhà, không tiếp xúc với những người khác», - chuyên gia WHO khuyến cáo.

Tuân thủ cách ly nghiêm ngặt sẽ làm giảm số ca nhiễm bệnh

«Hệ thống này hoạt động rất hiệu quả vì nếu tất cả những người có virus ở lại nhà, không ai trong số ca bệnh mới sẽ gây lây nhiễm ra cộng đồng địa phương và ổ dịch nhỏ ở một địa điểm cụ thể sẽ biến mất. Đã từng như vậy ở New Zealand, ở Hàn Quốc, ở Trung Quốc. Lẽ ra cần phải như thế ở nhiều nơi khác, thế nhưng đáng tiếc là không», - tờ báo nhấn mạnh.

Tuy nhiên, thực tế có một số khó khăn trong việc tuân thủ hiệu quả các biện pháp cách ly, và vấn đề tài chính không phải là trở ngại duy nhất. Ví dụ ở Hoa Kỳ, hiện hữu vấn đề lớn là phải chờ quá lâu để nhận kết quả xét nghiệm, do vậy không thể thông báo nhanh chóng kịp thời cho mọi người về yêu cầu cần thiết cách ly.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала