Muốn có căn cứ thì hãy cung cấp vắc xin: Philippines quyết tâm đối phó với Mỹ

© REUTERS / Eloisa LopezTổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu trước quốc dân ở thành phố Quezon, Philippines.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu trước quốc dân ở thành phố Quezon, Philippines. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo Global Times, Mỹ có nhiều căn cứ quân sự trên khắp thế giới và nhiều đồng minh, mà theo Washington, điều này sẽ giúp Mỹ hiện thực hóa lợi ích của mình.

Bằng cách đe dọa sẽ chấm dứt Thỏa thuận tạm trú cho quân nhân Mỹ, nếu Mỹ không cung cấp vắc xin chống coronavirus cho Manila, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho thấy rằng các đồng minh có quyền đưa ra yêu cầu của họ với Mỹ, tờ báo cho biết.

Không có vắc xin - không có căn cứ

Thứ Bảy, ngày 26 tháng 12, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thông báo có thể chấm dứt Thỏa thuận về các điều kiện tạm trú dành cho quân nhân Mỹ, nếu Washington không cung cấp cho đồng minh ít nhất 20 triệu liều vắc xin chống coronavirus.

quân nhân Mỹ tại Philippines - Sputnik Việt Nam
Philippines ra khỏi hợp đồng quân sự với Mỹ sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?
“Không có vắc xin thì sẽ không có sự đồng ý của chúng tôi để được đặt căn cứ ở đây”, - Global Times trích dẫn tuyên bố của chính trị gia Philippines.

Tờ báo Trung Quốc lưu ý, Mỹ có mạng lưới căn cứ quân sự quy mô lớn trên khắp thế giới. Và rất hiếm khi lãnh đạo của một quốc gia đồng minh công khai đưa ra yêu cầu với Washington và đặt vấn đề về sự hiện diện trong tương lai của quân đội Mỹ trên lãnh thổ của mình. Là "siêu cường toàn cầu duy nhất", Mỹ phải hỗ trợ các đồng minh của mình trong cuộc khủng hoảng. Nhưng phát biểu của ông Duterte cho thấy, Mỹ đang không làm tốt vai trò lãnh đạo của mình.

Sự hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ tại căn cứ hải quân Vịnh Subic ở  Philippines đã chấm dứt vào năm 1992. Giờ đây, nếu Mỹ muốn triển khai lực lượng của mình trên lãnh thổ do Manila kiểm soát, họ phải dựa vào về các điều kiện hiện diện tạm thời của đội ngũ quân nhân Mỹ. Nếu không có Thỏa thuận này, Washington sẽ mất một thành trì chiến lược quan trọng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các kế hoạch của Mỹ tại đây.

 Quân nhân Mỹ - Sputnik Việt Nam
Mỹ hủy các cuộc tập trận quân sự ở Philippines do coronavirus

Theo Global Times, năm 2020, cách ly chống đại dịch và cố gắng ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 là một trong những ưu tiên hàng đầu của Philippines, đồng thời cũng là một phép thử cho sự liên minh giữa Manila và Washington. Sa lầy trong cuộc khủng hoảng y tế của chính mình, Mỹ đã "thất bại trong thử thách này" và chứng tỏ rằng họ không thể hỗ trợ các đồng minh của mình trong giai đoạn khó khăn.

Manila lựa chọn các đồng minh khác

Hơn nữa, theo Global Times, Washington theo đuổi các mục tiêu riêng của mình và cố gắng lôi kéo càng nhiều quốc gia càng tốt, trong đó có Philippines, vào chiến dịch chống Trung Quốc và cố tình kích động căng thẳng ở Biển Đông. Nhưng ông Duterte không cho phép mình bị "dắt mũi" mà tập trung vào cuộc chiến chống coronavirus. Hồi tháng 9, tổng thống đã thông báo sẽ mua vắc xin chống COVID-19 chủ yếu từ Moskva và Bắc Kinh, đồng thời cáo buộc các nước phương Tây đang cố gắng kiếm tiền từ các loại thuốc mà mọi người đều đang cần.

“Các đồng minh của Mỹ không có nghĩa vụ hy sinh lợi ích riêng của mình cho Mỹ. Khi Washington cần Manila để khơi dậy rắc rối ở Biển Đông, họ coi Philippines như một con tốt. Giờ đây, bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch coronavirus mới, khi Philippines cần sự giúp đỡ của Mỹ - hãy xem chú Sam có thể mang lại cho họ những gì”, - tờ báo viết.

Theo ông Duterte, không thể nói Manila chống Mỹ hay ủng hộ Trung Quốc. Nhưng phát biểu của nhà lãnh đạo Philippines nói lên rằng ông đã nhìn thấy một sự thật rất quan trọng: "Các đồng minh nên bình đẳng, nhưng Mỹ lại không nghĩ như vậy".

Những người lính Philippines - Sputnik Việt Nam
Philippines hủy thỏa thuận quân sự với Mỹ, Duterte đang đùa với lửa ở Biển Đông?

 “Tinh thần liên minh”

Đức là đồng minh của Mỹ, nhưng điều đó không ngăn được Mỹ áp thuế đối với hàng hóa châu Âu, điều này đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp ô tô của Đức. Ngoài ra, Mỹ đang đe dọa Berlin bằng các biện pháp trừng phạt do việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt chung với Nga.

 Tokyo cũng là đồng minh của Mỹ, nhưng hàng chục năm trước, Mỹ đã phá hủy nền kinh tế Nhật Bản, và ngày nay Mỹ “moi” thêm tiền từ đối tác để duy trì quân đội trên lãnh thổ nước này. Trong cuộc điện đàm đầu tiên với ông Moon Jae In, nhà lãnh đạo của một quốc gia đồng minh khác là Hàn Quốc, năm nay Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ngay lập tức yêu cầu sự giúp đỡ trong cuộc chiến chống coronavirus.

“Hóa ra khi anh là đồng minh của Mỹ, anh có nghĩa vụ tập trung vào việc hiện thực hóa các lợi ích của Mỹ, ngay cả khi tất cả những gì anh có thể nhận được từ chú Sam chỉ là sự đe dọa và tống tiền”, - Global Times cho biết.

Trong bối cảnh đó, theo Global Times, ông Duterte cũng như cậu bé trong câu chuyện cổ tích "Chiếc áo mới của nhà vua", đã "nhắc nhở mọi người rằng họ đã bị lừa".

Tờ báo khẳng định: “Philippines đã làm gương cho các quốc gia trên khắp thế giới về cách xử sự với quân đội Mỹ. Trong điều kiện khủng hoảng như vậy, họ có quyền đưa ra các yêu cầu đối với phía Mỹ”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала