Ông Macron nói về một "cuộc chiến tranh thế giới kiểu mới" vì vắc xin

© Sputnik / Sergey Guneev / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Pháp Emmanuel Macron
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2021
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói về một cuộc chiến tranh thế giới mới mà châu Âu đang phải đối mặt vì vắc xin ngừa coronavirus, báo Le Figaro đưa tin.

Theo ông, bên cạnh những yếu tố khác, điều này xảy ra vì " Nga và Trung Quốc cố gắng dùng vắc xin để gây ảnh hưởng".

Ông Macron nhấn mạnh rằng châu Âu cần tự chủ được trong việc sản xuất vắc xin ngừa COVID-19.

“Chúng ta đã tạo ra khả năng sản xuất vắc xin. Chúng ta đang trong quá trình xây dựng tiềm lực để sản xuất vắc xin thế hệ thứ hai”, - nhà lãnh đạo Pháp nhấn mạnh.

Ông Macron cũng cam kết rằng trong những tháng tới, châu Âu sẽ tăng cường sản xuất vắc xin ngừa coronavirus và trở thành nhà sản xuất vắc xin lớn nhất vào mùa hè năm 2021. Đồng thời ông cũng đề xuất ngăn chặn việc xuất khẩu vắc xin nếu nhà sản xuất không thực hiện đúng nghĩa vụ cung cấp sản phẩm cho Liên minh châu Âu.

Vắc xin Sputnik V - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2021
Tại sao EU không muốn đăng ký vắc xin Sputnik V?

Ông lưu ý rằng không giống như AstraZeneca, công ty Pfizer và Moderna đang làm tốt nghĩa vụ của mình.

Trước đó, Cao ủy châu Âu phụ trách thị trường nội khối Thierry Breton nói rằng châu Âu không cần đến vắc xin ngừa coronavirus Sputnik V của Nga, vì 4 loại thuốc khác đã được Liên minh Châu Âu chấp thuận đủ để đạt được miễn dịch tập thể.

Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng Moskva không áp đặt vắc xin của mình cho bất kỳ ai, nhưng khi có tuyên bố rằng châu Âu không cần đến nó thì câu hỏi đặt ra là họ đang ủng hộ lợi ích của ai - của người dân hay các công ty dược phẩm.

“Và những người như vậy vẫn đang định dạy bảo chúng tôi điều gì đó, và còn áp đặt lệnh trừng phạt nào đó chống lại chúng tôi”, - nhà lãnh đạo nước Nga nhận xét.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала