Lao động từ 9h sáng đến 9h tối và nỗi sợ hãi thường trực: "Con mắt thứ ba" theo dõi công nhân Trung Quốc

© Depositphotos.com / ImtmphotoNgười đàn ông đang ngồi bên máy laptop trong văn phòng.
Người đàn ông đang ngồi bên máy laptop trong văn phòng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.06.2021
Đăng ký
Trên mạng máy tính làm việc của nhiều công ty Trung Quốc có cài đặt DiSanZhiYan, “Con mắt thứ ba”, cho phép họ theo dõi nhân viên đang gì làm với máy tính trong ngày làm việc.

Jiang Yi, cựu nhân viên của một trong những công ty này, phàn nàn rằng anh và các đồng nghiệp của mình, những người đã làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, sáu ngày trong tuần, đã phải sống trong nỗi sợ hãi thường trực.

Kiểm soát nhân viên

Trong công việc cuối cùng của mình, Jiang Yi, 32 tuổi, sinh ra ở Bắc Kinh, biết mình đang bị theo dõi. Người Trung Quốc nhận ra điều này ngay sau khi anh vào mạng máy tính làm việc - chương trình DiSanZhiYan ("Con mắt thứ ba") đã được cài đặt trong hệ thống, cho phép theo dõi nhân viên trong công ty, Insider viết.

Google - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2021
Nhân viên Google xác nhận việc thu thập bất hợp pháp các dữ liệu của người dùng
“Tôi đã làm việc 12-16 giờ mỗi ngày, viết cod. Cuối cùng tôi đã không thể chịu đựng được nữa vào khoảnh khắc khi ông chủ đi đến  chỗ tôi,  tay vẫy một tờ giấy và bắt đầu vặn hỏi lý do tại sao tôi xem hai video thay vì làm việc”, - Jiang kể lại.

Ấn phẩm giải thích: giống như các chương trình theo dõi nhân viên mà một số nhà tuyển dụng sử dụng ở Mỹ, như CloudDesk,  chương trình của Trung Quốc ghi lại thời gian sử dụng Internet và khoảng thời gian ngừng hoạt động. Tuy nhiên, DiSanZhiYan còn đi xa hơn và có thể hiển thị màn hình nền của nhân viên trong thời gian thực và cảnh báo cho nhà tuyển dụng khi nhân viên đang xem video trên các nền tảng phát trực tuyến hoặc các trang web tìm kiếm việc làm.

Theo Jiang kể lại, phần mềm này được sử dụng để tạo "báo cáo hiệu suất" cho quản lý, trong đó ghi rõ từng phút và phân loại từng nhân viên đang làm gì trên máy tính.

Nhân viên văn phòng - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2021
«Lời nguyền 35» có thể trở ngược ám quẻ nhà tuyển dụng
“Vì hệ thống này, nhân viên sống trong sợ hãi. Họ biết họ đang bị theo dõi trong suốt ca làm việc kéo dài 12 giờ. Làm việc 6 ngày một tuần từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối và không có nó đã khiến mọi thứ trở nên khó khăn, mà ở đó còn thêm nỗi sợ hãi liên tục nữa”, - Jiang phàn nàn.

Trang web DiSanZhiYan tuyên bố rằng đây là hệ thống "mạnh nhất" và "ổn định", "dễ dàng thích ứng với bất kỳ phương pháp vượt qua sự giám sát nào". Công ty tuyên bố họ có hàng nghìn khách hàng, bao gồm các cơ quan chính phủ và các tập đoàn CNTT.

Không phải trường hợp đầu tiên

Tuy nhiên, điều này khác xa so với hệ thống giám sát kiểu Orwell đầu tiên đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc, Insider nhấn mạnh.  Năm 2018, ứng dụng di động Zhongduantong xuất hiện trên thị trường, giúp xác định vị trí của nhân viên bằng điện thoại của họ. Nhà phát triển Sangfor Technologies cũng đã đưa ra một cách theo dõi lịch sử trình duyệt trên thiết bị di động của nhân viên và những ứng dụng họ sử dụng thông qua Wi-Fi công vụ. Ngoài ra, các sản phẩm của công ty, tuyên bố rằng khách hàng của họ bao gồm các tập đoàn lớn như Alibaba, Bytedance và Xiaomi, cho phép người sử dụng lao động chặn các ứng dụng di động mà họ cho rằng can thiệp vào quy trình làm việc.

Wi-Fi - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2021
Làm thế nào để sử dụng WiFi công cộng một cách an toàn?

Hơn nữa, sự kiểm soát đối với người lao động giờ đây có thể không chỉ liên quan đến những gì họ làm mà còn quan tâm đến cảm xúc của họ. Theo cổng thông tin Hồng Kông Week in China, công ty Canon Trung Quốc đã phát triển một camera an ninh cho phép nhân viên vào làm việc chỉ sau khi người đó mỉm cười.

Jia Kai, phó giáo sư tại Đại học điện tử và công nghệ Trung Quốc nghi ngờ các chương trình có thể quản lý một tập thể xã hội thành công đến vậy, bởi vì cho đến nay chúng nhận ra "chỉ những hình thức đơn giản trong hành vi con người".

“Và chẳng hạn nếu một nhân viên đến hôm nay bị cảm, liệu các chương trình có nhận ra điều này và cho họ thêm thời gian để hoàn thành công việc không? Câu trả lời là không”, - chuyên gia nói.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала