Tạp chí Nature công bố bài báo về tính hiệu quả và an toàn của «Sputnik V»

© AFP 2023 / PRESIDENTIAL COMMUNICATIONS OPERATIONS OFFICE-OFFICE OF THE GLOBAL MEDIA AND PUBLIC AFFAIRSCông nhân sân bay quốc tế Manila bốc dỡ lô vaccine ngừa coronavirus "Sputnik V" do Nga sản xuất.
Công nhân sân bay quốc tế Manila bốc dỡ lô vaccine ngừa coronavirus Sputnik V do Nga sản xuất. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) – Vaccine «Sputnik V» của Nga đang được sử dụng ở gần 70 nước thế nhưng cho đến nay chế phẩm ngừa coronavirus này vẫn chưa nhận được sự chấp thuận của WHO do tranh cãi về tác dụng phụ. Đó là thông báo trên tạp chí Nature của Anh, một trong những ấn phẩm lâu đời nhất và uy tín nhất trên thế giới.

Hàng chục quốc gia chấp thuận, WHO vẫn không

Tác giả của bài báo lưu ý rằng «Sputnik V» là vaccine phòng ngừa COVID-19 được đăng ký đầu tiên trên thế giới và nhận được sự chấp thuận của hàng chục nước, tuy nhiên để phân phối toàn cầu thì cần phải được cấp phép của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Có thực tế là nhiều chuyên gia dịch tễ học nước ngoài chỉ trích chế phẩm của Nga là đã đăng ký quá gấp rút. 

Giao lưu trực tuyến với Tổng thống Nga Vladimir Putin 2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2021
Tổng thống Putin nói rằng ông đã tiêm vắc xin "Sputnik V"

Xua tan nỗi sợ hãi

Một số lo ngại đã được xua tan sau khi tạp chí The Lancet đăng tải tuyên bố rằng «Sputnik V» có hiệu quả 91,6% trong việc ngăn ngừa nhiễm coronavirus và 100% giúp tránh tình trạng bệnh nguy kịch. Sau đó, vào tháng 4 năm 2021, Viện Gamaleya công bố dữ liệu mới, theo đó hiệu quả của vaccine sau hai liều tiêm là 97,6%. Mặc dù vẫn tiếp tục vang lên những lời chỉ trích từ phía các nhà khoa học nước ngoài, vaccine Nga đã được chấp thuận ở các nước như Hàn Quốc, Argentina, Hungary và Ấn Độ, còn ở UAE, hiệu quả của vaccine này được đánh giá là 97,8%.

Ưu điểm của «Sputnik» 

Bài báo cũng cho biết rằng không giống như vaccine của AstraZeneca và Johnson & Johnson, «Sputnik V» không chứa một mà là hai adenovirus, giúp nâng cao đặc tính bảo vệ của nó. Ngoài ra, sau khi tiêm vaccine Nga, ở những nước đã dùng đều chưa hề phát hiện một trường hợp nào bị huyết khối, điều không thể nói về 2 loại vaccine trên. Những nghiên cứu sâu hơn về «Sputnik V» ở Nga và nước ngoài sẽ giúp hình thành bức tranh chính xác rõ ràng hơn về tính hiệu quả và an toàn của chế phẩm chống dịch này, - tác giả kết luận.

Đọc thêm: Phụ nữ mang thai sẽ có thể tiêm vắc xin Sputnik V

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала