Nga và Trung Quốc cần dạy cho Litva một bài học về những hành động khiêu khích liên tục

© Sputnik / Sergey Guneev / Chuyển đến kho ảnhVladimir Putin trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Vladimir Putin trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.08.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) – Nga đang liên tục hứng chịu các hành động khiêu khích từ Lithuania và nước này cần đoàn kết với Trung Quốc để cùng "dạy một bài học" cho Vilnius, Global Times viết.
Đầu tháng 8 xảy ra vụ bê bối khi chính quyền Litva quyết định cho phép mở tại nước này văn phòng đại diện của Đài Loan, vốn được Trung Quốc coi là đơn vị hành chính của mình. Để trả đũa, Bắc Kinh triệu hồi đại sứ từ Litva. Về phần mình, Hoa Kỳ và các nước EU đứng về phía đồng minh NATO của họ.

Mong muốn chọc tức Trung Quốc

Như tờ báo lưu ý, sự ủng hộ từ phía Washington không gây ngạc nhiên. Trên thực tế Vilnius không có lợi ích gì từ Đài Loan, nhưng đang cố gắng "gây phiền nhiễu" cho Bắc Kinh để lấy lòng các đồng nghiệp bên kia đại dương.
Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2021
Chuyên gia: Litva đối đầu với Trung Quốc về Đài Loan để nhận sự ủng hộ của Mỹ
Ngoài ra, các tác giả của bài báo lưu ý rằng "Litva là quốc gia châu Âu có tâm thế chống Nga mạnh mẽ nhất", quốc gia này hiện đang cố gắng khiêu khích không chỉ Matxcơva, mà còn cả Bắc Kinh.
"Có lẽ Litva đã quá quen với điều đó nên quyết định hướng chính sách chống Nga của mình sang Trung Quốc", - truyền thông nhấn mạnh.
Về vấn đề này, tác giả của tài liệu chỉ ra rằng hai nước cần hợp lực, cho Mỹ thấy tiềm năng răn đe của họ và ngăn chặn các hành động khiêu khích liên tục, vi phạm các nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế.

Vấn đề Đài Loan

Quan hệ chính thức giữa chính quyền trung ương CHND Trung Hoa và tỉnh đảo của họ đã bị cắt đứt vào năm 1949 sau khi lực lượng Quốc dân đảng đứng đầu là Tưởng Giới Thạch, người thất bại trong cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc, rút ra Đài Loan. Quan hệ thương mại không chính thức giữa hòn đảo và Trung Quốc đại lục đã nối lại vào cuối những năm 1980. Từ đầu những năm 1990, hai bên bắt đầu liên hệ thông qua các tổ chức phi chính phủ - Hiệp hội phát triển quan hệ qua eo biển Đài Loan của Bắc Kinh và Quỹ giao lưu qua eo biển của Đài Bắc.
Đọc thêm:
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала