Bán đảo tự do

© AFP 2023 / Max VetrovLễ hội kỷ niệm "Mùa xuân Crưm" tại Simferopol
Lễ hội kỷ niệm Mùa xuân Crưm tại Simferopol - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 18 tháng Ba là tròn một năm kể từ khi Sevastopol và Crưm trở về với Tổ quốc lịch sử của mình.

Hôm nay, sự kiện đã đi vào lịch sử gần đây của LB Nga đã trở thành một ngày hội vui mừng cho cả nước. Nhưng đặc biệt, đối với hai chủ thể hành chính mới của Nga, đây là ngày hội đã được chờ đợi từ 23 năm. Ngày hôm nay, sau đúng một năm, thông qua ví dụ về Donbass, có thể thấy rất rõ những gì sẽ xảy ra với Crưm, nếu như bán đảo không nhận được sự giúp đỡ của Nga. Tại Sevastopol và Crưm, mọi việc sẽ trở nên tồi tệ, hung bạo và quái dị hơn nhiều, nhà báo Ukraina Alena Berezovskaya viết.

Sevastopol và Crưm luôn luôn là đứa con ghẻ ngang bướng của Ukraine. Họ không chịu để mình bị Ukraine hóa, mà luôn mong muốn bảo tồn truyền thống và lịch sử riêng của mình, bất chấp tình hình chính trị thay đổi. Mọi biểu hiện chủ nghĩa cực đoan từ phía "các vị khách nước ngoài" đều bị ngăn chặn tận gốc.

Những người dân bình thường đã đứng lên để bảo vệ thành phố Sevastopol — họ không hề làm theo mệnh lệnh hoặc bị ép buộc, họ làm điều đó vì trong chính  tâm hồn họ luôn luôn sống động sức mạnh tinh thần, lòng yêu Tổ quốc và tinh thần sẵn sàng chiến đấu bảo vệ sự thật lịch sử. Không phải ngẫu nhiên mà trong những năm gần đây, tinh thần đối đầu với chính phủ Ukraine ngày càng mang dấu hiệu chủ nghĩa dân tộc hùng tráng, được mệnh danh là tuyến phòng thủ thứ ba của Sevastopol.

Tháng 11 năm 2013, khi Maidan bắt đầu tại Kiev, Crưm đã phản ứng bằng các cuộc biểu tình. Tại Sevastopol, gần như ngay lập tức đã xuất hiện cái gọi là "Bức thư 69" chống hội nhập châu Âu và ủng hộ Liên minh Hải quan, có chữ ký của các thành viên nổi tiếng của cộng đồng thành phố. Sau đó phong trào xã hội "Cộng hòa" đã được được tổ chức.

Tháng 2 năm 2014, khi cuộc đảo chính xảy ra tại thủ đô Ukraine, Sevastopol và Crưm từ chối công nhận tính hợp pháp của chính quyền Ukraine tự phong. Tại Sevastopol, ngày 23 tháng Hai đã diễn ra cuộc mít tinh trên quảng trường Đô đốc Nakhimov, tại đó nhân dân bầu ra thị trưởng Alexey Chalyi. Cũng chính trong ngày hôm đó đã bắt đầu tổ chức các đơn vị tự vệ,  các đơn vị "Berkut" của Sevastopol được phái đi để bảo vệ biên giới phía Bắc bán đảo Crimea. Và như vậy, ngày Những người bảo vệ Tổ quốc đã trở thành khởi đầu cho "Mùa xuân nước Nga".

Các quan chức an ninh Ukraine mong đợi rằng các quân nhân sẽ bị bao vây tại ban tham mưu của lực lượng hải quân Ukraine và trong sân bay quân sự Belbek ngoại ô Sevastopol. Kiev đe dọa sẽ phái đến "Đoàn tàu Hữu nghị" với các chiến binh dân tộc chủ nghĩa. Những người dân bình thường ngày ngày đi biểu tình, không biết và không thể biết một cách chắc chắn là nước Nga sẽ làm điều gì. Nhưng lòng họ tin tưởng. Tiếp sau Sevastopol, ngày 26 tháng Hai, biểu tình được tổ chức tại Simferopol. Và ngày 27 tháng Hai, lá quốc kỳ ba màu của Nga tung bay trên nóc tòa trụ sở Hội đồng tối cao Crưm.

Nhưng thậm chí ngay cả khi đó, người dân bán đảo vẫn chưa thể tin tưởng đến tận cùng rằng nước Nga sẽ bảo vệ họ — đường về Tổ quốc dường như quá xa xôi bởi họ đã chờ đợi quá lâu! Chỉ khi tuyên bố tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề sát nhập bán đảo với Nga, người dân Crưm mới có thể tin rằng: Chuyện đó là hiện thực!

Tuy nhiên, trước cuộc trưng cầu dân ý, Sevastopol và Crưm đã lựa chọn sự thống nhất với Nga: người dân thành phố treo cờ ba màu Nga trên ban công, trước cửa nhà mình như biểu tượng lựa chọn lịch sử của họ.

Câu chuyện hoang đường bịa đặt rằng ngày 16 tháng Ba người dân bán đảo  đi bỏ phiếu trưng cầu dân ý dưới họng súng là sự tuyên truyền vụng về của phương Tây, được các phương tiện truyền thông Ukraine lặp lại. Người dân Crưm đi dự trưng cầu dân ý như đi hội — theo các nhà quan sát, kể từ khi  Liên bang Xô viết sụp đổ, chưa bao giờ cử tri lại đi bỏ phiếu đông đảo như vậy. Đó là sự lựa chọn tự do của những con người tự do, những người không muốn tuân phục chính quyền Kiev.

Một năm đã trôi qua, trong thời gian đó Sevastopol và Crưm đã trải qua một giai đoạn chuyển tiếp đầy khó khăn. Nhưng đó chỉ là các khó khăn tạm thời, không thể so sánh với những gì đang xảy ra hiện nay tại Donbass. Hàng ngàn nạn nhân — thường dân Donetsk và Lugansk, hàng ngàn người Ukraine thiệt mạng, hàng chục ngàn người bị thương, hàng trăm ngàn người tị nạn, rất nhiều số phận bị nội chiến bẻ gãy — đó là thực tế khủng khiếp của Donbass ngày hôm nay.

Sau tất cả những cái đó, nhân dân các tỉnh Donetsk và Lugansk sẽ không bao giờ còn có thể sống trong thành phần Ukraine như trước đây. Chính quyền Ucraina càng trì hoãn quyết định về quyền tự quyết của nhân dân Donbass, càng khó lưu giữ khu vực đó trong thành phần đất nước. Trừ khi đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh và khủng hoảng kinh tế này sẽ bị phân rã…

Trong bối cảnh như vậy, cam kết của tổng thống Poroshenko "lấy lại Crưm" có vẻ hoang tưởng. Một năm trước đây, nhân dân bán đảo đã thực hiện sự lựa chọn của mình, ngày hôm nay họ cũng sẽ làm như vậy.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала