Hãy tìm người phụ nữ: Cách mạng Nga trong con mắt các sử gia phương Tây

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhNữ hoàng Alexandra Fedorovna và Sa hoàng Nikolai II
Nữ hoàng Alexandra Fedorovna và Sa hoàng Nikolai II - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Điều gì sẽ xảy ra nếu như người Đức không đưa Lenin về Nga, còn Sa hoàng Nikolai II không chịu thoái vị rời bỏ ngai vàng? Có quan niệm chung là lịch sử không chấp nhận thể giả định, thế nhưng thậm chí sau cả thế kỷ các chuyên gia lại nêu lên câu hỏi như vậy.

Vào dịp kỷ niệm 100 năm sự kiện 1917, nhà xuất bản "Alpina non-fiction" công bố  bộ kỷ yếu "Sự tất yếu lịch sử? Những sự kiện then chốt của Cách mạng Nga". Trong cuốn sách này, nhà ngoại giao cựu Đại sứ Vương quốc Anh tại Nga, Sir Tony Brenton đã tập hợp bài viết của những sử gia phương Tây nổi tiếng.

Sputnik xin giới thiệu một số đoạn trích từ kỷ yếu này.

Tất cả là lỗi của người v

Chương sách "Vị Sa hoàng cuối cùng" của Donald Crawford dành nói về các sự kiện tháng Ba năm 1917, khi Sa hoàng Nikolai II thoái vị thiên về lợi ích của người em trai Mikhail. Theo quan điểm của nhà sử học Anh, trong sự sụp đổ của triều Romanov có vai trò to lớn của Nữ hoàng Alexandra Fedorovna, vốn là người gốc Đức.

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhNữ hoàng Alexandra Fedorovna
Nữ hoàng Alexandra Fedorovna - Sputnik Việt Nam
Nữ hoàng Alexandra Fedorovna

"Vào năm 1915, khi Nikolai tiếp nhận trọng trách Tổng Tư lệnh tối cao của quân đội và chuyển đến trụ sở Tổng hành dinh ở Mogilev, cách kinh đô khoảng 700 km, ông đã ủy thác cho vợ kiểm soát các Bộ trưởng còn lại ở Petrograd. Trong hai năm tiếp theo, nội các dần dần biến thành một văn phòng của bà. Tuy nhiên, tác giả chương sách tin rằng vào thời điểm đó không một ai mưu tính cướp lấy chính quyền từ triều đại Romanov. Cả những người ủng hộ và phản đối hoàng gia đều muốn Nikolai thoái vị nhường ngôi cho hoàng thái tử Alexei 12 tuổi, mà quan nhiếp chính đỡ đầu  sẽ là em trai Hoàng đế — Đại Quận công Mikhail.

© Sputnik / РИА Новости / Chuyển đến kho ảnhNữ hoàng Alexandra Fedorovna
Nữ hoàng Alexandra Fedorovna - Sputnik Việt Nam
Nữ hoàng Alexandra Fedorovna

"Vòng luẩn quẩn của sự bội phản, hèn nhát lẫn lừa dối"

Theo quan điểm của nhà sử học Anh, tất cả đã có thể kết thúc ở đây — "tính tất yếu lịch sử" dưới dạng cuộc thoái vị của Sa hoàng lẽ ra đã có thể cứu vãn nước Nga khỏi cuộc cách mạng. Thế nhưng Nilokai đã nghĩ lại và vài giờ sau đó ban sắc lệnh thoái vị thứ hai, lần này vì người thừa kế — hoàng thái tử Alexei. Cho đến hôm  nay, chỉ có thể phỏng đoán về động cơ dẫn tới  quyết định như vậy.

Tác giả trích dẫn những dòng trong cuốn nhật ký của Sa hoàng Nikolai II: "1 giờ sáng ta rời Pskov với cảm xúc ngổn ngang của cơn thử thách nặng nề. Một vòng tròn luẩn quẩn của sự bội phản, cả hèn nhát lẫn lừa dối".  Như mọi khi, Nikolai gán lỗi cho bất cứ ai, nhưng không phải là chính bản thân", — sử gia Anh kết luận.

"Gã say vô hại" tiến ra vũ đài

 Trong chương "Lenin xuất hiện trên vũ đài" sử gia Sean McMeekin lập luận về việc tại sao vào tháng Tư năm 1917, vừa từ Thụy Sĩ trở về Nga, Vladimir Ulyanov lập tức trở thành người lãnh đạo cách mạng. Theo quan điểm của McMeekin, cuộc trở về của Lenin đã là biến đổi căn bản không chỉ với tương quan lực lượng trên chính trường Nga, mà còn cả với số phận tương lai của đất nước. "Trong khoảng một vài tuần lễ, Lenin đã khiến thay đổi triệt để toàn bộ cảnh quan chính trị của nước Nga. Ông đã kịp thể hiện mình như là nhà lãnh đạo tầm cỡ của phái đối lập phản chiến và chống Chính phủ. Ông chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc đã tuyên bố và chờ đợi khi những thủ lĩnh khác buộc phải nhanh chóng vỡ mộng chiến tranh và run rẩy trước mặt ông".

Thời điểm quan trọng then chốt  trong lịch sử những ngày này — 24 tháng Mười 1917 — được nhà sử học Anh Orlando Figes mô tả chi tiết trong bài viết nhan đề "Gã say vô hại: Lenin và cuộc khởi nghĩa Tháng Mười".

Khoảng 22:00 ngày 24 tháng Mười 1917, Lenin rời nơi ẩn náu của ông ở hướng Vyborg thuộc Petrograd. Ông mang tóc giả và đội chiếc mũ lưỡi trai cat-ket như một người thợ, trên đầu quấn băng. Cùng với người tháp tùng là thành viên  Bolshevik Phần Lan Eino Rahja, Lenin đến Điện Smolnyi — trụ sở của Hội đồng Xô-viết Petrograd, để đốc thúc các đồng chí trong đảng bắt đầu cuộc nổi dậy vào ngày hôm sau, trước ngưỡng Đại hội Xô-viết. Khi đến gần Cung điện Tavricheskiy, đội tuần tra trung thành với Chính phủ đã chặn họ lại, nhưng các  viên cảnh sát cho rằng Lenin là "gã say vô hại" và thả cho đi".

 Tất yếu lịch sử hay là sự ngẫu nhiên

 Sử gia Figes viết rằng ở cổng Cung điện Smolnyi có "bắc những khẩu súng máy, lính Cận vệ Đỏ trung thành với Kerensky cảnh giác đề phòng và kiểm tra thẻ ra vào của tất cả mọi người. Mặc dù Lenin không hề có thẻ, nhưng ông đã qua mặt lính Cận vệ Đỏ bằng cách trà trộn trong đám đông. Ông tiến thẳng đến gian số 36, nơi những người Bolshevik nhóm họp trước bầu cử, và buộc họ triệu tập Ủy ban Trung ương của đảng. Ủy ban Trung ương đã ra lệnh bắt đầu khởi nghĩa".

Chuyên gia lịch sử người Anh khẳng định rằng nếu như khi ấy các binh lính không cho Lenin vào Smolnyi thì đã chẳng hề có cuộc nổi dậy của những người Bolshevik, và số phận của đất nước lẽ ra đã phát triển theo cách hoàn toàn khác.

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhVladimir Lenin. Matxcơva. Năm 1920
Vladimir Lenin. Matxcơva. Năm 1920 - Sputnik Việt Nam
Vladimir Lenin. Matxcơva. Năm 1920

"Xét theo tất cả các khả năng, trong mọi trường hợp vẫn sẽ có nội chiến, nhưng không phải là với quy mô như cuộc xung đột quân sự đã bao trùm nước Nga từ năm 1917 đến năm 1922. Dấu ấn tất yếu lịch sử in đậm trong các sự kiện kể từ thời điểm cuộc khởi nghĩa Tháng Mười và đến thời điểm thành lập nền độc tài của những người Bolshevik, đến chủ nghĩa khủng bố Đỏ và nội chiến, với tất cả những hậu quả của nó đối với chế độ Xô-viết. Tuy nhiên, bản thân chiến thắng của Lenin ngày 25 tháng Mười là kết quả của những cộng hưởng ngẫu nhiên. Nếu như đội tuần tra nhận ra thực chất "gã say vô hại" là ai, thì lịch sử nước Nga có thể đã diễn ra theo lối khác". 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала