Nga: Kế hoạch triển khai tên lửa Mỹ ở châu Á là mối đe dọa với an ninh quốc tế

© Ảnh : Public domaintên lửa Trident II D5 của Mỹ
tên lửa Trident II D5 của Mỹ  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
PYATIGORSK (Sputnik) - Nga, với sự ủng hộ của Trung Quốc, đã yêu cầu một cuộc họp tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vì Mỹ có kế hoạch phát triển và triển khai tên lửa tầm trung trên đất liền.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, các hành động và kế hoạch gần đây của Mỹ để triển khai tên lửa ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là mối đe dọa đối với an ninh quốc tế.

Tên lửa tầm trung Mỹ Pershing II - Sputnik Việt Nam
Triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ ở châu Á sẽ dẫn đến đâu?

"Có thông tin cho biết hôm nay, ngày 22 tháng 8, theo sáng kiến ​​của Nga và Trung Quốc, một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc  được triệu tập liên quan đến kế hoạch của Hoa Kỳ phát triển và triển khai tên lửa tầm trung đặt trên đất liền. Điều đó có nghĩa là Nga, với sự hỗ trợ của Trung Quốc, đã yêu cầu một cuộc thảo luận tại Hội đồng Bảo an về vấn đề này, đó là một sự kiện công khai. Cơ sở cho yêu cầu của Nga - một lý do nghiêm trọng, cụ thể là ý định của Mỹ triển khai tên lửa tầm trung ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương", - bà Zakharova nói tại một cuộc họp báo.

Theo bà Zakharova, điều gì đang xảy ra dẫn đến sự gia tăng căng thẳng trên thế giới và các hành động của Mỹ gây ra mối đe dọa với an ninh quốc tế. Nga cho rằng cần phải yêu cầu một cuộc họp tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế về vấn đề này và mong muốn được trao đổi thẳng thắn quan điểm với các đồng nghiệp và đại diện cao cấp của Tổng thư ký LHQ.,

Mỹ thử nghiệm tên lửa hành trình bị cấm bởi Hiệp ước INF

Hôm Chủ nhật 18/08, Lầu Năm Góc thông báo về việc thử nghiệm tên lửa hành trình phi hạt nhân trên mặt đất, là loại vũ khí trước đây bị Hiệp ước INF cấm. Tên lửa đã bắn trúng mục tiêu thành công sau khi bay qua quãng đường hơn 500 km.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала