Điện Kremlin hy vọng tiếp tục thảo luận với Hoa Kỳ về START-3

© Sputnik / Sergey Guneev / Chuyển đến kho ảnh Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov.
 Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Điện Kremlin hy vọng sẽ tiếp nối cuộc thảo luận với Hoa Kỳ về hiệp ước START-3 và tháo gỡ mâu thuẫn thông qua đối thoại, ông Dmitry Peskov Thư ký báo chí của Tổng thống Nga cho biết.
«Trong chủ đề kiểm soát vũ khí, cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược là đề tài mang tính chất chiến lược và ý nghĩa toàn cầu. Đây không chỉ vì lợi ích của hai nước chúng ta mà còn vì lợi ích an ninh và ổn định của toàn thế giới. Do vậy chúng tôi hy vọng sẽ tiếp nối đối thoại», - ông Peskov nói với các phóng viên.
Bộ Ngoại giao Nga - Sputnik Việt Nam
Nga chưa nhận được hồi đáp chính thức của Hoa Kỳ về gia hạn START-3
«Quả thực sự ở đó đang tiếp tục công việc ở cấp chuyên gia. Và chúng tôi dù sao cũng vẫn hy vọng là cuộc trò chuyện này sẽ được tiếp nối cùng với phía Mỹ, hy vọng rằng những hiểu biết chưa thấu đáo về bản chất công việc rồi sẽ được hoá giải nhờ kết quả đối thoại», - ông Peskov trả lời câu hỏi của nhà báo về gia hạn hiệp ước START-3.

Vấn đề gia hạn START-3

Về phần mình, NATO hoan nghênh tiến triển trong cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Nga về hiệp ước START-3, kiểm soát vũ khí hạt nhân phục vụ lợi ích của tất cả các thành viên Liên minh, - Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố tại họp báo trước cuộc gặp.

«Hiện giờ câu hỏi đặt ra là tương lai của hiệp ước START, thoả thuận quan trọng sẽ hết hạn vào năm sau. Chúng tôi hoan nghênh tiến bộ về vấn đề này đã thể hiện trong những ngày gần đây», - ông nói.
Điện Capitol Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Mỹ bác bỏ đề xuất của Tổng thống Putin về gia hạn START-3

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu đề xuất gia hạn Hiệp ước START hiện tại thêm 1 năm nữa mà không kèm theo bất kỳ điều kiện nào. Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố Nga đã đề xuất gia hạn START-3 thêm một năm, sẵn sàng cùng với Hoa Kỳ nhận lấy trách nhiệm chính trị trong giai đoạn này «đóng băng» số đầu đạn hạt nhân hiện có ở mỗi bên. Trong đề xuất nhấn mạnh rằng nếu đạt tới quyết định cùng «đóng băng» như vậy thì không nên kèm theo bất kỳ đòi hỏi bổ sung nào từ phía Hoa Kỳ.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала