Liệu cuộc trưng cầu dân ý năm 1991 có cứu được Liên Xô?

© Sputnik / I. Nosov / Chuyển đến kho ảnhCư dân thành phố Novy Vilno (Litva) tại một điểm bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 17 tháng 3 năm 1991.
Cư dân thành phố Novy Vilno (Litva) tại một điểm bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 17 tháng 3 năm 1991. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2021
Đăng ký
Cách đây đúng 30 năm, ngày 17 tháng 3 năm 1991, đã diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về việc bảo tồn Liên Bang Xô Viết. Các công dân Liên Xô có được cơ hội bày tỏ quan điểm của mình về tương lai đất nước. Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng, như các sự kiện sau này cho thấy.

Câu hỏi duy nhất cho cuộc trưng cầu dân ý ở Liên Xô khá dài và phức tạp. "Bạn có cho rằng cần phải bảo tồn Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết như một liên bang đổi mới của các nước cộng hòa có chủ quyền bình đẳng, trong đó sẽ đảm bảo đầy đủ các quyền và tự do của con người thuộc bất kỳ quốc tịch nào?". 76,4% những người đã bỏ phiếu đã trả lời "Có".

Mikhail Sergeyevich Gorbachev - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2020
Ông Gorbachev cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu vẫn còn Liên Xô

Câu hỏi có vẻ phức tạp và khó hiểu trên thực tế. Đó là nói về việc duy trì Liên bang Xô viết, hay là đề cập đến một liên bang mới? Nói tóm lại, vấn đề đã gây ra sự tranh cãi. Dù sao đi chăng nữa, lần đầu tiên, công dân Liên Xô được hỏi họ muốn sống ở quốc gia nào. Và theo nghĩa này, việc tiến hành cuộc bỏ phiếu khá phù hợp với tinh thần thời đại.

Trưng cầu dân ý hay là tham vấn?

Lựa chọn của các công dân qua cuộc trưng cầu dân ý, theo sắc lệnh của Xô Viết Tối cao Liên Xô ngày 16 tháng 1 năm 1991, sẽ trở thành "quyết định", và chỉ có thể bị hủy bỏ hoặc thay đổi bằng cách tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý hoàn toàn mới.

Trong khi đó, những người chỉ trích cuộc bỏ phiếu này chỉ ra, theo nội dung của Luật Liên Xô "Về bỏ phiếu quốc gia (trưng cầu dân ý ở Liên Xô)", vấn đề được đưa ra bỏ phiếu không nằm trong danh sách các chủ đề mà kết quả  trưng cầu dân ý có hiệu lực bắt buộc. Những người ủng hộ quan điểm này  khẳng định kết quả bỏ phiếu chỉ mang tính chất tham vấn. Điều này càng làm tình hình trở nên phức tạp, kể cả những kiến giải trong tương lai về kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.

Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Diễn đàn đầu tư VTB lần thứ 11 Nga đang kêu gọi! - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.11.2019
Tổng thống Putin nêu nguyên nhân khiến Liên Xô sụp đổ

Người dân đã bỏ phiếu ở chín trong số mười lăm nước cộng hòa của Liên Xô. Vào thời điểm đó, Armenia, Latvia, Litva, Estonia đã tuyên bố ly khai khỏi Liên Xô. Còn Moldova và Gruzia từ chối tổ chức, mặc dù một phần dân số của họ vẫn có thể bỏ phiếu. Dân chúng đã thể hiện ý chí của mình, bao gồm cả trong một số vùng tự trị, thuộc thành  phần "những nước từ chối". Đặc biệt, tuyệt đại đa số cư dân của Pridnestrov'ya và Gagauzia, cũng như Abkhazia và Nam Ossetia, đã bỏ phiếu ủng hộ việc bảo tồn Liên Xô.

© Sputnik / Yuryi Abramochkin / Chuyển đến kho ảnhRaisa và Mikhail Gorbachev tại một điểm bỏ phiếu vào ngày 17 tháng 3 năm 1991.
Liệu cuộc trưng cầu dân ý năm 1991 có cứu được Liên Xô? - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2021
Raisa và Mikhail Gorbachev tại một điểm bỏ phiếu vào ngày 17 tháng 3 năm 1991.

Cuộc trưng cầu dân ý năm 1991 là chiến dịch giải cứu tuyệt vọng của chính quyền liên bang, dù biết trước là sẽ thất bại, một số chuyên gia lưu ý. Những người khác tin kết quả của cuộc trưng cầu này đã trở thành con át chủ bài mạnh mẽ cho những người ủng hộ việc giữ gìn một quốc gia thống nhất, nhưng lại không thể tận dụng cơ hội đó. Có thể điều gì đã xẩy ra như vậy, nhưng kết quả đã làm nổi bật diện mạo của các suy nghĩ thịnh hành khi đó trên phần diện tích 1/6 trái đất.

Ai chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của Liên Xô?

Như nhiều người tin tưởng, trách nhiệm chính dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước là do ban lãnh đạo Liên Xô khi đó, đứng đầu là Tổng thống Liên bang Xô viết Mikhail Gorbachev. Nhưng phải thừa nhận các đối thủ khi đó của ban lãnh đạo Liên Xô rất mạnh và có cơ hội tốt. Trước thềm cuộc trưng cầu dân ý, ở các nước cộng hòa dự định sẽ tổ chức bỏ phiếu, người ta đã tích cực kêu gọi dân chúng trả lời "không" cho câu hỏi của cuộc trưng cầu dân ý. Tuy nhiên, kết quả bỏ phiếu đã tự nói lên điều ngược lại.

Đại hội XIX của Komsomol, 1982 - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.11.2019
Ấn phẩm trực tuyến Trung Quốc: nếu Liên Xô không tan rã, thì bây giờ nó phát triển ở mức độ nào?

Nhưng cuối cùng tại sao ý chí của đại đa số công dân lại bị phớt lờ? Một số nước cộng hòa, như đã đề cập ở trên, vào thời điểm bỏ phiếu đã tuyên bố ly khai khỏi thành phần Liên bang Xô viết. Đồng thời, vào cuối năm 1990, tất cả mười lăm nước cộng hòa anh em đều đồng thanh tuyên bố về chủ quyền của mình về mặt hình thức - ngoại trừ Armenia - vào thời điểm đó đã tuyên bố ly khai khỏi Liên Xô. Giữ cho đất nước không bị sụp đổ trong điều kiện như vậy quả là vô cùng khó khăn.

© Sputnik / Vladimir Vyatkin / Chuyển đến kho ảnhBoris Yeltsin trong cuộc trưng cầu dân ý toàn Liên Bang về tương lai của Liên Xô, ngày 17 tháng 3 năm 1991.
Liệu cuộc trưng cầu dân ý năm 1991 có cứu được Liên Xô? - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2021
Boris Yeltsin trong cuộc trưng cầu dân ý toàn Liên Bang về tương lai của Liên Xô, ngày 17 tháng 3 năm 1991.

Ở nhiều nước cộng hòa của Liên Xô, vào năm 1991, các sự kiện chính trị nghiêm trọng đã diễn ra trong vài năm trước đó. Không phải tất cả giới tinh hoa địa phương đều thích những chuyển đổi đang được chính quyền liên bang thực hiện. Và trong chính nội bộ các nước cộng hòa, mâu thuẫn lợi ích sắc tộc đến lúc chín muồi, thêm vào đó lại được một số thế lực bên ngoài thúc đẩy một cách cố ý.

Bản thân Mikhail Gorbachev cho rằng những người tổ chức cuộc đảo chính vào tháng 8 năm 1991 và sau đó lợi dụng sự suy yếu của quyền lực Tổng thống Liên Xô là nguyên nhân dẫn đến sự kết thúc của “perestroika” (cải cách) và sự sụp đổ  Liên Xô.

Tuy nhiên, lời giải thích của vị tổng thống Liên Xô đầu tiên và cũng là cuối cùng đối với những sự kiện khi đó thường xuyên được nói theo những cách khác nhau, và do chính bản thân ông ấy nói ra, như ý kiến của Dmitry Zhuravlev - tiến sĩ khoa học chính trị, giám đốc khoa học Viện Các vấn đề khu vực, giảng viên Đại học Tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga.

Vladimir Zhirinovsky  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2021
Tại sao Liên Xô tan rã và ai có lỗi?
"Gorbachev đã tuyên bố những điều khác nhau vào mỗi thời điểm khác nhau. Ông ấy nói chiến đấu chống lại chủ nghĩa toàn trị của Liên Xô, nghĩa là ông ấy ủng hộ sự tan rã,  ông ấy còn nói không có lỗi vì điều này. Tôi nghĩ phần lớn lỗi ở Gorbachev, nhưng rộng hơn, tất nhiên, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô phải chịu trách nhiệm, bởi vì ông ấy không đơn độc, điều này không chỉ được thực hiện theo ý chí của ông ấy. Với nỗ lực cải thiện vị trí và vai trò của mình, và quan trọng nhất là tạo ra một tình huống để có thể chuyển giao lại một cái gì đó cho người kế thừa. Họ phá bỏ Liên Xô, hy vọng  nhận được lợi ích vật chất nhiều hơn. Điều này liên quan đến giới lãnh đạo Liên Xô. Và cũng có những nhà lãnh đạo các nước cộng hòa, mỗi người đều mơ ước trở thành người chủ và nền độc lập của đất nước mình. Hai quá trình này giao thoa, tác động, củng cố lẫn nhau, và kết quả là Liên Xô sụp đổ. Có vẻ như không ai định giải thể nó. Nhưng đến một lúc nào đó, rõ ràng là không còn gì để giữ lại".

Dự thảo hiệp ước về thành lập một nhà nước liên bang mới, được chín nước cộng hòa chuẩn bị và ký tắt, dự kiến ​​sẽ được ký chính thức vào ngày 20 tháng 8 năm 1991. Tuy nhiên, Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp của Liên Xô (GKChP, tổ chức tự phong, tồn tại từ ngày 18 đến ngày 21 tháng 8 năm 1991) can thiệp vào vấn đề này. Khi đó đã diễn ra âm mưu thực hiện một cuộc đảo chính và nắm chính quyền vào tay họ.

© Sputnik / Igor Nosov / Chuyển đến kho ảnhCuộc mít tinh diễn ra trước cuộc trưng cầu dân ý toàn Liên Bang ở Vilnius.
Liệu cuộc trưng cầu dân ý năm 1991 có cứu được Liên Xô? - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2021
Cuộc mít tinh diễn ra trước cuộc trưng cầu dân ý toàn Liên Bang ở Vilnius.

Có người nghĩ cuộc phiêu lưu này chỉ đẩy nhanh sự tan vỡ của nhà nước Xô Viết. Và nó không cho phép các nước cộng hòa Liên Xô cũ thành lập một liên minh mới không liên quan đến ý tưởng cộng sản. Nhưng quá trình giành độc lập của các nước cộng hòa thuộc Liên bang vào thời điểm đó đang diễn ra sôi nổi. Sau khi Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp giải tán, trên thực tế Liên Xô đã sụp đổ. Và điều này được chính thức hóa bằng Thỏa thuận Belovezhskaya ký ngày 8 tháng 12 năm 1991. Và vào thời điểm đó, không một ai trong số những người ký văn bản nhắc đến cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào tháng Ba năm đó.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала