Thế giới còn thiếu công cụ chống tội phạm mạng. Nga có thể giúp gì chăng?

© Depositphotos.com / Shmeljov Tin tặc
Tin tặc - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2021
Đăng ký
Nga là nước đầu tiên trên thế giới đệ trình ra Liên Hợp Quốc bản dự thảo Công ước về chống tội phạm sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Piotr Gorodov Phó Tổng Công tố LB Nga đã nói về những ứng nghiệm đổi mới mà Nga đề xuất. Theo lời ông, cụ thể trong tài liệu đề xuất mở rộng danh sách các thành tố của tội phạm mạng, bao gồm cả việc phục hồi chủ nghĩa Quốc xã, buôn bán thuốc giả và buôn bán vũ khí trái phép.

Sputnik: Nga vừa chính thức đệ trình lên Ủy ban đặc biệt của Liên Hợp Quốc dự thảo Công ước về chống sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) vào mục đích tội phạm. Văn kiện ấy thực sự là gì?

vụ tấn công mạng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2021
Chương trình đặc biệt để xác định tội phạm qua mạng ở Nga

- Chúng tôi coi Công ước này là một cơ chế tổng hợp để đấu tranh chống tội phạm trong lĩnh vực sử dụng CNTT-TT. Theo uỷ thác của Tổng Công tố LB Nga Igor Krasnov, việc soạn thảo tài liệu trao cho nhóm liên Bộ gồm các chuyên gia hàng đầu của Nga dưới sự bảo trợ của Văn phòng Tổng Công tố Nga, có thêm sự cộng tác tích cực của Bộ Ngoại giao Nga.

Chẳng hạn, trong dự thảo có thể tìm thấy phản ánh về 23 thành tố tội phạm, bao gồm truy cập trái phép vào dữ liệu cá nhân, phân phối bất hợp pháp thuốc giả và các sản phẩm y tế, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan, phục hồi chủ nghĩa Quốc xã, buôn bán ma túy, vũ khí bất hợp pháp, lôi kéo trẻ vị thành niên tham gia vào các hoạt động phi pháp và nhiều yếu tố nữa – tất cả đều là bức thiết nhất liên quan đến thế giới tội phạm mạng.

Các khía cạnh thủ tục cũng được dành quan tâm to lớn. Trong Dự thảo nêu rõ rằng yếu tố hợp tác quốc tế đã chứng tỏ hiệu quả và hiện đang rất cần những cơ chế tương tác cấp bách, làm tăng đáng kể tốc độ và hiệu suất công việc của cơ quan thực thi pháp luật trong việc điều tra tội phạm CNTT-TT có tính chất xuyên biên giới và đòi hỏi phản ứng tức thời.

Đồng thời, có đảm bảo sự cân bằng trong vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân, tôn trọng chủ quyền Nhà nước và quyền con người. Tổ hợp các biện pháp đã được thực hiện để bảo vệ nhân chứng, cũng như sử dụng tích cực các định dạng thành quả công nghệ hiện đại, bao gồm hệ thống hội nghị truyền hình hoặc hội nghị qua điện thoại, để tiến hành thẩm vấn và những thủ tục pháp lý khác.

© Sputnik / Sergey Guneev / Chuyển đến kho ảnhLiên Hợp Quốc
Thế giới còn thiếu công cụ chống tội phạm mạng. Nga có thể giúp gì chăng? - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2021
Liên Hợp Quốc

Tôi thấy một thành tố quan trọng của dự thảo là khả năng cung cấp trợ giúp kỹ thuật cho các quốc gia đang phát triển dễ bị tổn thương nhất vì hành động của tội phạm mạng và đang cần được hỗ trợ nghiêm túc. Công ước tương lai có thể trở thành động lực để hình thành cơ sở lập pháp mạnh và nâng cao năng lực kỹ thuật của các nước thành viên Liên Hợp Quốc trên bình diện bảo vệ con người, cộng đồng và doanh nghiệp.

Sputnik: Vậy tại sao lại cần đến chính Công ước chung của Liên Hợp Quốc về cuộc chiến chống tội phạm thông tin? Chẳng lẽ các quốc gia đang thiếu công cụ hiệu lực?

Dmitry Peskov - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2021
Điện Kremlin quan ngại về tin truyền thông rằng Hoa Kỳ có thể thực hiện cuộc tấn công mạng

- Như thực tiễn hợp tác quốc tế cho thấy và chứng tỏ từ thiệt hại to lớn do tội phạm CNTT-TT, thì rõ ràng thứ công cụ như thế hoặc không có, hoặc không đủ.

Nhiều công cụ khu vực - giống như Công ước Budapest của Hội đồng Châu Âu - đã được hoạch định cách đây 20 năm, khi mà nhân loại còn chưa biết đến những «cái ác» hiện đại như darknet, lừa đảo, ransomware, tấn công DDoS, thư rác và nhiều thứ khác. Chính Tổng Công tố Nga nhấn mạnh yêu cầu là dự thảo Công ước này phải tính đến tất cả những thách thức cấp bách của thời đại chúng ta.

Trong hai thập kỷ qua, thế giới đã thay đổi về chất, thực tế đòi hỏi tăng tốc việc ứng nghiệm và phổ biến những công nghệ mới, mà bọn tội phạm cũng đã bắt đầu sử dụng.

Trong khi đó, các cơ chế hợp tác song phương không phải là liều thuốc vạn năng chữa bách bệnh để chống lại vấn nạn tội phạm mạng. Các Nhà nước có thể từ chối cung cấp thông tin cần thiết, viện dẫn đặc thù của luật pháp quốc gia trong lĩnh vực trao đổi dữ liệu xuyên biên giới, hoặc là trì hoãn kéo dài thời gian phản hồi một cách vô căn cứ và bất hợp lý.

 

Cũng có trường hợp không thể trao đổi thông tin bởi những nguyên do kỹ thuật rất cụ thể. Ví dụ, trong trường hợp đã hết thời hạn theo quy định của luật pháp quốc gia về lưu trữ thông tin máy tính.

Từ dự thảo này, Công ước chung của Liên Hợp Quốc là sự thay đổi về chất để nề nếp hiện có sẽ hoàn thiện hơn, mà không làm tổn hại đến các cơ chế đang có, đồng thời cung cấp cho các cơ quan hành pháp những công cụ cần thiết, đắc dụng.

© Fotolia / Leo Lintanggián điệp
Thế giới còn thiếu công cụ chống tội phạm mạng. Nga có thể giúp gì chăng? - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2021
gián điệp

Sputnik: Chúng ta thường nghe rằng nhiều sáng kiến ​​đến với ta từ phương Tây. Còn ý tưởng phát triển Công ước, như dự thảo này, là bước đi nghiêm túc của Nga. Liệu bản thân tài liệu có nói lên rằng trong lĩnh vực này chúng ta cảm thấy tự tin và biết rõ là cộng đồng quốc tế nên đi theo hướng nào?

 - Nga luôn có tinh thần trách nhiệm trong vấn đề chống tội phạm thông tin và không ngại đề xuất giải pháp nhằm củng cố sự hợp tác của cộng đồng quốc tế để chống tội phạm mạng một cách thực dụng. Nhiệm vụ chính ở đây là cùng nhau đấu tranh với vấn nạn toàn cầu này. Chúng ta có những kinh nghiệm tương ứng.

tấn công mạng - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.07.2021
Hoa Kỳ làm rõ sự khác biệt giữa tin tặc Nga và Trung Quốc

Ví dụ, vào năm 2001, Nga cùng với các đối tác SNG đã xây dựng Công ước khu vực đầu tiên về chống tội phạm thông tin. Chỉ sau đó mới xuất hiện những tài liệu tương tự được trong khuôn khổ Hội đồng Châu Âu, Liên đoàn các quốc gia Ả Rập và các hiệp hội khác.

Năm 2010, chúng ta cùng với các nước khác, chủ yếu là các quốc gia BRICS, đã khởi nguồn cho việc thành lập Nhóm chuyên gia liên Chính phủ về tội phạm mạng, chuyên trách nghiên cứu hiện tượng tội phạm trong môi trường kỹ thuật số, và trở thành nền tảng để trao đổi các dạng thực hành tốt nhất giữa các chuyên gia ngành hẹp từ khắp thế giới.

Từ năm 2018 trở đi, Nga đã thúc đẩy cuộc thảo luận chính trị rộng rãi về chủ đề này tại Liên Hợp Quốc. Kết quả là sự ra đời một nền tảng đàm phán chính thức về xây dựng Công ước không gian mạng đầu tiên trong lịch sử Liên Hợp Quốc.

Sputnik: Theo nhãn quan của ông, các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc sẽ phản ứng thế nào với dự thảo của Nga? Liệu ta có sẵn sàng đón nhận những chỉ trích?

- Tôi tin rằng dự thảo Công ước của Nga sẽ là cơ sở tốt cho cuộc thảo luận chuyên nghiệp và phi chính trị hóa về vấn đề chống tội phạm mạng tại Liên Hợp Quốc, và tạo điều kiện bắt đầu tiến trình đàm phán đúng hướng.

Đồng thời, chúng tôi sẵn sàng đón nhận thực tế là các quốc gia khác sẽ đưa ra nhận xét, kiến nghị và đề xuất của họ, sẽ chia sẻ những kinh nghiệm hay nhất của họ. Chúng tôi sẽ rất vui khi được hợp tác xây dựng cùng nhau để tiến tới tạo ra công cụ toàn cầu thực sự hiệu quả trong lĩnh vực này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала