Các nhà khoa học Nga làm sách giáo khoa điện tử đầu tiên trên thế giới dành cho người mù

© Ảnh : University of TyumenThiết bị "Sioll"
Thiết bị Sioll - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các nhà khoa học từ Đại học tổng hợp quốc gia Tyumen giới thiệu sách giáo khoa điện tử đầu tiên trên thế giới, thiết kế đặc biệt dành cho người mù và người khiếm thị. Thiết bị "Sioll" sẽ có thể chuyển đổi thông tin thành văn bản chữ nổi Braille.

"Thiết bị này có thể được sử dụng như một cuốn sách giáo khoa điện tử. Nó cũng cung cấp khả năng sử dụng kỹ năng đọc chữ nổi", — nhà khoa học của trường Đại học tổng hợp quốc gia Tyumen Aydar Fakhrutdinov cho biết.

© Ảnh : University of TyumenSách giáo khoa điện tử đầu tiên trên thế giới dành cho người mù
Sách giáo khoa điện tử đầu tiên trên thế giới dành cho người mù - Sputnik Việt Nam
Sách giáo khoa điện tử đầu tiên trên thế giới dành cho người mù

Theo các nhà sáng chế, người sử dụng sẽ có thể chuyển đổi bất kỳ thông tin nào, bao gồm cả âm thanh và video, thành chữ nổi Braille, chỉ đơn giản bằng cách kết nối điện thoại với một USB thông thường. Thiết bị này làm cho các thông tin thích hợp với việc việc đọc xúc giác.
Một lợi thế nữa của thiết bị là chức năng gõ phím bằng phông chữ trên bảng điều khiển riêng, cho phép học sinh cải thiện kỹ năng viết, là bước khó khăn nhất trong việc dạy người khiếm thị.

"Với giáo khoa này, người khiếm thị có thể truy cập vào bất kỳ vật liệu nào. Hiện nay vẫn còn chưa biết chính xác ngày sản xuất hàng loạt, nhưng sau đó chúng tôi bắt đầu chế tạo phiên bản mới có thể truy cập mạng. Như vậy, theo đặc điểm chức năng của mình, sách giáo khoa này có thể được coi là máy tính bảng”, — ông Fakhrutdinov cho biết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала