Máy gia tốc hạt siêu dẫn NICA – một bước đột phá trong vật lý năng lượng cao

© Sputnik / Alexandr Knyazhev / Chuyển đến kho ảnhMáy gia tốc hạt siêu dẫn
Máy gia tốc hạt siêu dẫn - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Máy gia tốc hạt siêu dẫn NICA – một bước đột phá trong vật lý năng lượng cao

Ngày 25 Tháng 3 năm 2016, tại Viện Liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân (JINR) ở thành phố khoa học Dubna, ngoại ô Matxcơva, đã đặt viên đá đầu tiên,  khởi công xây dựng máy gia tốc hạt siêu dẫn NICA (Nuclotron trên cơ sở máy va chạm ion nặng Ion Collider). Cơ sở của dự án này là một thiết bị độc đáo: máy gia tốc siêu dẫn "Nuclotron".

Theo ý kiến của Tiến sĩ Vật lý và Toán học, Giáo sư Vladimir Kekelidze,  Giám đốc Phòng thí nghiệm Vật lý năng lượng cao của Viện JINR, với dự án máy gia tốc hạt siêu dẫn NICA, Nga có thể giành vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực vật lý năng lượng cao. Trả lời phỏng vấn của các phương tiện truyền thông, giáo sư Kekelidze giải thích mục đích của cuộc nghiên cứu và nhấn mạnh rằng, Viện Dubna của Nga là nơi duy nhất có điều kiện để thực hiện cuộc thử nghiệm này:

"Tất cả mọi người đã từng nghe về vụ nổ Big Bang hình thành nên vũ trụ. Chúng tôi muốn tái tạo một vụ nổ "Big Bang mini" trong phòng thí nghiệm. Ban đầu, trước sự ra đời của vũ trụ, đã tồn tại một trạng thái plasma đặc biệt: những "hòn đá" của vũ trụ. Các đồng nghiệp của chúng tôi từ tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân của Châu Âu (CERN) đang nghiên cứu những "hòn đá" này: thế giới mà chúng ta đang sống đã hình thành như thế nào, các proton và neutron đã xuất hiện như thế nào? Chúng tôi cố gắng tái tạo thời điểm này. Trong phòng thí nghiệm chúng tôi nghiên cứu sự va chạm của các ion vàng. Và thế giới của chúng ta lại một lần nữa "sinh ra" trong những vụ va chạm như vậy. Chúng tôi đang khám phá một lĩnh vực khoa học mới. Đây là một kỷ nguyên mới trong sự phát triển vật lý năng lượng cao", — Giáo sư Kekelidze cho biết.

NICA là một dự án quốc tế. Như dự kiến sẽ có sư tham gia của 24 quốc gia. Giá thành của dự án khoảng 545 triệu USD. Tất nhiên, khoản tiền này sẽ được chi tiêu không chỉ để giải mã sự hình thành của vũ trụ. Với sự giúp đỡ của "cỗ máy kỳ diệu" các nhà khoa học sẽ tiến hành nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học vật liệu, y học, sinh học bức xạ, nghiên cứu khoa học điện tử, kỹ thuật đông lạnh, tái chế và xử lý chất thải phóng xạ, tạo ra những nguồn năng lượng sạch mới. Đây là tất cả mọi thứ mà nhân loại cần phải được trang bị trong tương lai gần.

Máy gia tốc hạt siêu dẫn NICA ở Dubna dự kiến sẽ khởi động sau ba năm, và sau đó sẽ hoạt động với toàn bộ công suất vào năm 2023.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала