Nga phát minh lớp phủ hoạt tính sinh học kháng khuẩn bảo vệ bộ phận cấy ghép

© Ảnh : MISISNga phát minh lớp phủ hoạt tính sinh học kháng khuẩn bảo vệ bộ phận cấy ghép
Nga phát minh lớp phủ hoạt tính sinh học kháng khuẩn bảo vệ bộ phận cấy ghép - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Công nghệ tiên tiến sản xuất lớp phủ hoạt tính sinh học có tác dụng kháng khuẩn dành để sử dụng trong y tế đã được sáng chế tại Đại học Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia (viết tắt theo tiếng Nga là “MISiS”) ở Matxcơva, - như tin đưa của RIA Novosti dẫn nguồn từ bộ phận báo chí của trường đại học.

Theo lời vị đại diện trường Tổng hợp, công nghệ này sẽ phát huy tác dụng hữu ích khi sử dụng trong ngành y tế. Với sự hỗ trợ của công nghệ mới, ta sẽ có thể phủ lên bộ phận cấy ghép một lớp bảo vệ  chống viêm nhiễm, tránh nguy cơ kháng thải bộ phận ghép và rút ngắn thời kỳ hậu phẫu.

"Một trong những vấn đề căn bản gây trở ngại cho sự thích ứng  của bộ phận cấy ghép với các mô sống của cơ thể là phát sinh phản ứng viêm tấy. Do hệ quả từ việc các vi khuẩn và nấm siêu vi nội tại xâm chiếm, trên bề mặt bộ phận cấy ghép tạo thành màng sinh học có độ dính cao, rất khó loại bỏ bằng những liệu pháp thuốc điều trị thông thường.  Cách thức hiệu quả để hóa giải vấn đề này là chủ động phủ lớp kháng khuẩn trên bề mặt bộ phận cấy ghép", — như RIA Novosti dẫn lời Giáo sư Evgeny Levashov, một trong những nhà lãnh đạo nhóm nghiên cứu, Chủ nhiệm Bộ môn Luyện kim bột và vật liệu chức năng bao phủ, kiêm Giám đốc Trung tâm khoa học-đào tạo về các hóa hợp tự phát tán nhiệt độ cao (SHS) của "MISiS-ISMAN".

Công nghệ mới là phương pháp ứng nghiệm dùng công năng tia điện chế tác phủ lên bề mặt lớp kim loại và các vật liệu điện cực hợp kim có chứa kim loại tương thích sinh học, cũng như hoạt tính sinh học và phụ gia tác nhân kháng khuẩn. Kết quả là, trên bề mặt của mô cấy ghép được tráng lớp phủ mà trong thành phần bao gồm các yếu tố có khả năng giúp tiêu diệt vi khuẩn đồng thời bảo toàn hoạt tính sinh học và tính tương hợp sinh học của bề mặt bộ phận này, — nhà khoa học giải thích.

Có giả thiết rằng phát minh công nghệ sẽ được sử dụng khi tạo bộ phận cấy ghép từ những hợp kim khác nhau có chức năng y tế. Chẳng hạn, công nghệ mới có thể được dùng trong chế xuất bộ phận cấy ghép bằng titan, nhằm thay thế phần thương tổn của mô xương: chỉnh hình ngoại khoa và nha khoa, cấy ghép trong phẫu thuật hàm-mặt và phẫu thuật cột sống, thay khớp nhân tạo, làm các chốt nẹp cố định và v.v… Về căn bản, đó là những bộ phận cấy ghép chịu tải trọng cơ học cao.

"Trong thành phần của lớp phủ hoạt tính sinh học thuộc thế hệ thứ ba bao gồm các yếu tố giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại. Lớp phủ được tráng bên ngoài bộ phận cấy ghép, bảo vệ cơ quan này trước  phản ứng viêm nhiễm, giúp tránh khả năng kháng đẩy từ chối cấy ghép, tạo điều kiện hỗ trợ sự tương thích và do đó cho phép rút ngắn thời kỳ hậu phẫu từ 1,5 đến 2 lần", — Giáo sư Evgeny Levashov cho biết.

Theo lời nhà khoa học, lớp phủ mới chống vi khuẩn của Nga không hề thua kém những mẫu tương tự trên thế giới, và thậm chí về một số mặt còn vượt trội hơn. Công việc sáng chế công nghệ mới kéo dài ba năm và hiện đang vẫn đang được triển khai tiếp. Các nhà khoa học của MISiS đã đăng ký nhận Bằng phát minh sáng chế ở Nga và trong hệ thống quốc tế PTC (Patent Cooperation Treaty), nhưng phía trước còn phải trải qua chu trình thử nghiệm lâm sàng, mà việc tiến hành trực tiếp tùy thuộc vào kinh phí tài trợ.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала