Xưởng nhân bản: Trung Quốc bắt đầu tạo chó GMO như thế nào và để làm gì?

© Sputnik / Irina GavrikovaChó Lun Lun
Chó Lun Lun - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Kể từ năm 1996, khi các nhà khoa học Anh nhân bản được cừu Dolly, khoa học đã đạt được bước tiến lớn về phía trước, hàng chục loài động vật được tạo ra bằng phương pháp nhân tạo, kể cả chó.

Tuần trước thế giới được biết về con vật nhân bản mới có tên là Lun Lun — chú chó đầu tiên được nhân bản từ tế bào soma (tức là tế bào của sinh vật đa bào và không tham gia sinh sản hữu tính) bởi phương pháp đấu loại trực tiếp gen.

© Sputnik / Irina GavrikovaChó Lun Lun
Chó Lun Lun - Sputnik Việt Nam
Chó Lun Lun

Các phóng viên Sputnik đã tới thăm phòng thí nghiệm của công ty công nghệ sinh học SinoGene ở Bắc Kinh, nơi Lun Lun ra đời, để tìm hiểu lý do tại sao các nhà khoa học Trung Quốc lại chọn nhân bản chó.

Tổng giám đốc công ty Mi Jidong và trợ lý của ông là Zhao Jianping đã đưa các nhà báo đi tham quan phòng thí nghiệm.

© Sputnik / Irina GavrikovaGiám đốc Sinogene Mi Jidong
Giám đốc Sinogene Mi Jidong - Sputnik Việt Nam
1/2
Giám đốc Sinogene Mi Jidong
© Sputnik / Irina GavrikovaPhó Giám đốc SinoGene Zhao Jianping
Phó Giám đốc SinoGene Zhao Jianping - Sputnik Việt Nam
2/2
Phó Giám đốc SinoGene Zhao Jianping
1/2
Giám đốc Sinogene Mi Jidong
2/2
Phó Giám đốc SinoGene Zhao Jianping

Hãy làm quen đi, đây là Lun Lun

Trong căn phòng nhỏ vô trùng có hai chiếc chuồng. Trong một chuồng có chú chó Lun Lun (tiếng Trung Quốc có nghĩa "con rồng") và mẹ nuôi của nó, trong chuồng  thứ hai có hai con chó nhân bản khác. Cả ba con chó không thừa hưởng gen của chó mẹ, mà được nhân bản từ con chó Pingo ("Quả táo"), được tạo ra tại SinoGene tháng 12 năm 2016. Pingo là con chó đầu tiên trên thế giới được lai tạo theo phương pháp chỉnh sửa gen. Lun Lun ra đời ngày 28 tháng Năm, hai bản sao kia ra đời muộn hơn — ngày 14 tháng Sáu.

© Sputnik / Janna ManukyanChó Lun Lun
Chó Lun Lun - Sputnik Việt Nam
Chó Lun Lun

Nhìn bên ngoài và qua hành vi của chúng, Lun Lun và hai con chó nhân bản không khác gì so với chó bình thường. Chúng chạy ra khỏi chuồng, không sợ hãi hay có biểu hiện hung dữ đối với người lạ, cho phép khách vuốt ve và bế lên tay.

© Sputnik / Janna ManukyanChó Lun Lun
Chó Lun Lun - Sputnik Việt Nam
Chó Lun Lun

Siêu chó?

Nhân bản một con chó GMO mất từ ​​hai đến vài ba tháng. Theo ông Mi Jidong, trong khuôn khổ một thí nghiệm, các nhà khoa học cố gắng tạo ra 10 con chó, nhưng chỉ 2 cá thể là có thể xảy ra đột biến gen. Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng không thể dự đoán được tỷ lệ thành công là bao nhiêu.

Theo ông Zhao Jianping, chó biến đổi gen duy trì khả năng sinh sản, có thể có con ở tuổi dậy thì và truyền lại cho thế hệ sau những thay đổi gen đã được thực hiện.

Nói chung, tuổi thọ trung bình của những con chó này không có khác biệt so với chó bình thường. Nhà khoa học chính của công ty là ông Lai Lyansyue giải thích rằng chó GMO có thể bị bệnh tăng lipid (mỡ máu cao), và thời gian sống của chúng có thể ngắn hơn so với những con chó bình thường.

Một số phương tiện truyền thông gọi Lun Lun là "siêu chó" nhưng SinoGene không đồng ý với danh xưng này.

Siêu chó chỉ có thể gọi một con vật với chức năng chuyển động và khứu giác khá phát triển. Nhưng con chó mà công ty tạo ra là mẫu chó xuất phát bằng phương pháp chỉnh sửa gen gây bệnh. Nói một cách đơn giản, con chó sau này có khả năng mắc các bệnh của người, vì vậy không thể gọi nó là "siêu chó" — ông Lai Lyansyue cho biết.

© Ảnh : Irina GavrikovaChó Lun Lun
Chó Lun Lun - Sputnik Việt Nam
Chó Lun Lun

Mục đích biện minh cho phương tiện

Ban đầu, các nhà khoa học của công ty tiến hành hai dòng nghiên cứu: nhân bản chó và chỉnh sửa gen.

"Trong mỗi lĩnh vực có các ứng dụng khác nhau. Ví dụ, trong những mẫu chó có thể khám phá độ an toàn và kiểm tra hiệu quả của thuốc. Trước đây, trong những thí nghiệm như vậy người ta sử dụng chó tương đối ít, vì quá trình chỉnh sửa gen chó khá phức tạp. Chúng tôi tiến hành những nghiên cứu này, vì quá trình bệnh ở chó và người khá gần nhau, chó và người có mức độ tương đồng gen khá cao" — ông Mi Jidong cho biết.

Đặc biệt, các nhà khoa học của công ty đã nghiên cứu trên những con chó các loại bệnh như xơ vữa động mạch, bệnh tự kỷ, bệnh teo cơ và bệnh tiểu đường.

Khi nói về mặt đạo đức của vấn đề này, các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng, đáng tiếc là sự phát triển của khoa học và y tế đòi hỏi phải có những nạn nhân như vậy.

"Tất cả các thí nghiệm được thực hiện trên tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc bảo vệ động vật, nhưng đồng thời, tôi hoàn toàn hiểu quan điểm của các tổ chức bảo vệ động vật", — ông Mi Jidong giải thích quan điểm của mình.

© Ảnh : SinoGeneCon chó nhân bản có tên là Lun Lun
Con chó nhân bản có tên là Lun Lun - Sputnik Việt Nam
Con chó nhân bản có tên là Lun Lun

Kế hoạch cho tương lai

Các chuyên gia của công ty nói rằng bước tiếp theo trong nghiên cứu của họ có thể là tạo ra con mèo biến đổi gen.

© Ảnh : Irina GavrikovaChó Lun Lun
Chó Lun Lun - Sputnik Việt Nam
Chó Lun Lun

"Nhưng tại thời điểm này chúng tôi vẫn chưa có công nghệ cần thiết, nên cần tích lũy kinh nghiệm và kiến ​​thức, sau đó chúng ta sẽ lên kế hoạch tiếp theo. Với kiến ​​thức này có thể tiến hành các nghiên cứu tương ứng với họ mèo, đặc biệt là với các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng như hổ Amur hoặc một số loài báo" — ông Mi Jidong cho biết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала