Các nhà khoa học tìm cách dự đoán chính xác liều bức xạ không gian

© Ảnh : Roscosmos/Oleg Artemyevphi hành gia Nga
phi hành gia Nga - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các chuyên gia từ trường Đại học Nghiên cứu Hạt nhân Quốc gia Nga (MEPhI), Đại học Oulu (Phần Lan) và Viện Vật lý và Công nghệ St. Petersburg đã so sánh kết quả điều chế các chùm tia vũ trụ dưới ảnh hưởng của năng lượng mặt trời được ghi lại trên các màn hình neutron trong khuôn khổ cuộc thí nghiệm vệ tinh PAMELA.

Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl - Sputnik Việt Nam
Các nhà khoa học làm sáng tỏ tác động của nhiễm phóng xạ đến quần thể thực vật
Theo các nhà khoa học, điều này sẽ cho phép đưa ra những dự đoán chính xác hơn về liều bức xạ trong không gian gần Trái đất, dữ liệu này đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị các chuyến bay vũ trụ. Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu địa vật lý: Journal of Geophysical Research: Space Physics.

PAMELA (Payload for Antimatter Matter Exploration and Light-nuclei Astrophysics) là một thí nghiệm quốc tế với quả vệ tinh đã được phóng vào năm 2006. Vệ tinh PAMELA được thiết kế để phát hiện phản vật chất và đo quang phổ của các thành phần khác nhau trong bức xạ vũ trụ, cũng như để đo lường liều bức xạ xung quanh Trái đất và làm sáng tỏ bản chất của vật chất tối.

Các tác giả của cuộc nghiên cứu đã so sánh kết quả điều chế các chùm  tia vũ trụ dưới ảnh hưởng của năng lượng mặt trời đã được ghi nhận trên vệ tinh PAMELA và các màn hình neutron quốc tế.

UFO - Sputnik Việt Nam
Các nhà khoa học có ý định dùng laser để “gõ cửa” người ngoài hành tinh
Các màn hình neutron là mạng lưới thiết bị trên mặt đất hoạt động từ những năm 1950 ghi lại các hạt thứ cấp xuất hiện sau khi tia vũ trụ đi vào bầu khí quyển và tương tác với các nguyên tử, phân tử. Trong cuộc nghiên cứu này các nhà khoa học Nga đã sử dụng dữ liệu mà màn hình neutron đặt tại Oulu (Phần Lan) ghi lại trong thời gian thực.

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp xác minh độ chính xác trong hoạt động của các màn hình neutron ở các giai đoạn khác nhau của hoạt động mặt trời. Các nhà khoa học có thể giải quyết nhiệm vụ này chỉ sau khi phóng vệ tinh PAMELA, — ông Sergey Koldobsky, giảng viên cao cấp tại Viện Vật lý hạt nhân và Công nghệ của trường MEPhI cho biết.

"Hoạt động chính xác của chức năng phản ứng trên các màn hình nơtron cùng với số liệu thống kê rất lớn về công việc liên tục (khoảng 70 năm liền), cho phép chúng tôi dự đoán liều phóng xạ trong không gian gần Trái Đất, mà điều đó có tầm quan trọng lớn trong quá trình chuẩn bị các chuyến bay vũ trụ".

Nhờ các phép đo trực tiếp mà vệ tinh  PAMELA đã thực hiện, các nhà khoa học có thể xác minh độ chính xác của chức năng phản ứng theo dõi nơtron, liên kết các chùm tia vũ trụ bay đến ranh giới bầu khí quyển Trái đất và số lượng neutron được ghi lại bởi thiết bị này.

Trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học cũng đã hiệu chỉnh mạng lưới các màn hình neutron trên mặt đất có sử dụng các dữ liệu thu được trong thí nghiệm không gian PAMELA.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала