Người Trung Quốc đã biết "phê" cần sa từ 2.500 năm trước

© AP Photo / Seth PerlmanMarijuana
Marijuana - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Một nhóm nghiên cứu Trung Quốc tìm thấy bằng chứng cần sa đã được sử dụng trong đám tang có niên đại 500 năm trước Công nguyên tại một vùng núi phía tây Trung Quốc, Zing tham chiếu Reuters thông tin.

Reuters đưa tin một lượng lớn dư chất hoá học cần sa đã được tìm thấy trong 10 điếu bát có niên đại 2.500 năm, khai quật gần đây tại nghĩa trang Jirzankal, Tân Cương, Trung Quốc. Tiến sĩ Yimin Yang, trưởng nhóm nghiên cứu, khẳng định đây chính là bằng chứng lâu đời nhất cho thấy từ xa xưa con người đã sử dụng cần sa để tạo ảo giác.

Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam
Ngoại trưởng Lavrov bình luận nỗ lực hợp pháp hóa cần sa của một số quốc gia

Hàm lượng chất gây ảo giác THC ghi nhận được ở đây cao hơn rất nhiều hàm lượng thường thấy trong cây cần sa dại, chỉ rõ số cần sa này đã được dùng vì những tác động tâm lý nó mang lại. Hàm lượng cao THC được phát hiện cũng đặt ra câu hỏi: liệu cư dân ở đây chỉ tình cờ tìm được một loại cần sa dại đặc biệt, hay giống cây này đã được gây giống chọn lọc.

"Chúng ta hầu như không biết gì về cư dân ở đây ngoài những điều đã được khai quật tại nghĩa trang này", Robert Spengler, giám đốc một viện nghiên cứu khảo cổ học thực vật ở Đức, chia sẻ.

Bên cạnh các điếu bát, nhiều bộ xương người và cổ vật phục vụ các nghi thức tang lễ cũng được khai quật.

Đồng bảng Anh - Sputnik Việt Nam
Anh phá băng nhóm Việt trồng cần sa từ video em bé chơi với xấp tiền

"Chúng ta có thể hình dung một tang lễ với lửa, âm nhạc nhịp nhàng và làn khói gây ảo giác, tất cả đều nhằm đưa người tham gia vào một trạng thái tâm thần không thực", nhóm nghiên cứu ghi nhận trong bài viết đăng trên tạp chí khoa học Science Advances. Rất có thể, các cư dân cổ đại đã thông qua hoạt động này để giao tiếp với thần linh hoặc người đã khuất.

Cần sa là một trong những loại ma tuý được sử dụng nhiều nhất thế giới ngày nay. Ban đầu, loài cây này được cư dân cổ đại Đông Á sử dụng trong dệt may và bện thừng. Con đường tơ lụa liên kết Trung Quốc và Trung Đông, cũng đi qua nghĩa trang Jirzankal, được nhiều học giả cho rằng đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình đưa cần sa đến thế giới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала