Các nhà khoa học làm sáng tỏ khi nào rác thải nhựa sẽ bao phủ kín Trái Đất

© AFP 2023 / Romeo GacadĐứa trẻ bơi trong bể chứa đầy chai nhựa trong chiến dịch thông tin về Ngày Đại dương thế giới ở Bangkok, Thái Lan
Đứa trẻ bơi trong bể chứa đầy chai nhựa trong chiến dịch thông tin về Ngày Đại dương thế giới ở Bangkok, Thái Lan - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sau đây là bài của Sputnik về rác thải nhựa đang là hiểm họa môi trường toàn cầu.

Sự thuận tiện biến thành bãi rác khổng lồ

Nhựa là vật liệu polymer hữu cơ rắn bao gồm các nguyên tử carbon, hydro và oxy. Các nguyên tố này có liên kết hóa học rất mạnh, nhờ đó nhựa có độ bền rất cao và tuổi thọ hơn 1 trăm năm.

© AFP 2023 / Munir Uz ZamanNgười đàn ông phân loại rác nhựa ở Dhaka, Bangladesh
Các nhà khoa học làm sáng tỏ khi nào rác thải nhựa sẽ bao phủ kín Trái Đất  - Sputnik Việt Nam
Người đàn ông phân loại rác nhựa ở Dhaka, Bangladesh

Chất lượng độc đáo này dẫn đến thực tế rằng, người ta bắt đầu sử dụng nhựa thay cho gỗ, kim loại và giấy. Kể từ giữa thế kỷ XX, vật liệu này bắt đầu được sản xuất hàng loạt. Nhựa được sử dụng để làm sợi, để may quần áo, làm bát đĩa, đồ nội thất, túi xách, dụng cụ gia đình, dụng cụ thể thao, khung cửa sổ và nhiều thứ khác.

Mỗi năm các nhà máy trên hành tinh chúng ta sản xuất 349 triệu tấn nhựa. Trong thời gian qua, ngành công nghiệp toàn cầu đã sản xuất 8,3 tỷ tấn. Vấn đề là chỗ: tổng khối lượng này đã không đi đâu hết mà vẫn nằm bên cạnh chúng ta: trong rừng, trên bãi biển, ở bãi rác, dưới đáy đại dương.

© AFP 2023 / Fred DufourCông nhân Trung Quốc phân loại chai nhựa để tái chế ở ngoại ô Bắc Kinh
Các nhà khoa học làm sáng tỏ khi nào rác thải nhựa sẽ bao phủ kín Trái Đất  - Sputnik Việt Nam
Công nhân Trung Quốc phân loại chai nhựa để tái chế ở ngoại ô Bắc Kinh

Microplastic trở thành thực phẩm

Vào những năm 1970, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện các vi hạt nhựa trong các mẫu nước biển. Đây là những mảnh có kích thước không quá 5 milimet, phần lớn có kích thước mấy micron và mấy nanomet. Trong những năm gần đây các chuyên gia đã trả lời câu hỏi, bằng cách nào những vi hạt này lọt vào đại dương-  từ nguồn phát thải ra sông và  từ đó ra biển.

Thu thập túi nhựa trong đô thị bán cho nhà máy chế biến nhựa, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Thải gần 2 triệu tấn nhựa mỗi năm, Việt Nam bị thế giới "gọi tên"

Theo các nhà khoa học Ý, microplastic rơi ra trong quá trình giặt quần áo bằng vải tổng hợp. Các vi hạt vào nước thải và đi qua được tất cả các bộ lọc, rồi ra sông và các vùng nước khác. Các thí nghiệm cho thấy rằng, 1 kg vật liệu tổng hợp tạo ra hàng chục và hàng trăm miligam vi hạt nhựa rơi vào nước thải.

Các vi hạt nhựa có nguồn gốc từ quần áo làm từ sợi tổng hợp đã được tìm thấy trong các nhà máy xử lý nước thải dọc theo Vịnh San Francisco, gần bờ biển Thụy Điển, Úc, Phần Lan. Từ đó, chúng rơi xuống Đại dương Thế giới, bao gồm các vùng biển phía bắc, Bắc Cực và thậm chí cả Nam Cực.

Khoảng 35% tổng khối lượng microplastic vào đại dương có nguồn gốc từ việc giặt quần áo từ sợi tổng hợp.

Các microspheres sử dụng trong mỹ phẩm: gel tắm, gel tẩy tế bào chết, kem dưỡng da, kem đánh răng cũng “đóng góp” đáng kể vào sự ô nhiễm môi trường nước. Cùng với dòng nước thải, chúng cũng rơi vào Đại dương.

Giao đồ ăn ở Trung Quốc  - Sputnik Việt Nam
Giao đồ ăn khiến chất thải nhựa tràn ngập?

Một nguồn nguy hiểm khác là những mảnh nhựa lớn rơi xuống nước. Do các hiệu ứng cơ học khác nhau, chúng bị cắt thành những mảnh nhỏ dưới ảnh hưởng của sóng biển, ánh sáng mặt trời và oxy. Sau đó các mảnh nhỏ bơi trong nước, bị tắc trong cát trên các bãi biển, lắng đọng trong các rạn san hô.

Microplastic trong đại dương trở thành một phần của chuỗi thức ăn. Nó được hấp thụ bởi động vật phù du, và từ đó làm thức ăn cho các loài cá, động vật thân mềm, động vật biển lớn và các loài chim. Hơn nữa, vi nhựa trong hải sản có thể gây tổn hại tới sức khỏe con người.

Rác nhựa tắc nghẽn dạ dày và giết chết cá biển

Bãi rác ở Việt Nam, Đà Lạt - Sputnik Việt Nam
Đông Nam Á quyết tâm không là “bãi rác khổng lồ” của các nước giàu

Vì nhựa không bị phân hủy, nó được coi là vô hại đối với con người và các sinh vật sống khác. Nhưng, mối đe dọa chính là ở chỗ: nếu chất nhựa tích lũy với số lượng lớn, vật liệu này hủy hoại môi trường, dẫn đến suy thoái môi trường sống tự nhiên. Gần đây, ngày càng có nhiều dữ liệu cho thấy rằng, nhựa có thể gây hại trực tiếp cho động vật hoang dã. Nhựa làm giảm số lượng một số loài động vật. Gần đây, các nhà khoa học phát hiện ra nhiều chim hải âu lớn chết với nhiều mảnh rác thải nhựa trong dạ dày. Các con chim ăn nhựa với nước hoặc thức ăn, vô tình cho chim con ăn nó. Kết quả là, các con chim không thể ăn bình thường, không đủ sức để bay và chết.

Nhựa bằng cách nào đó gây hại cho khoảng 660 loài động vật. Rác thải nhựa là một trong những mối đe dọa chính đối với sự đa dạng sinh học biển. Khi con hải cẩu lông bị vướng vào lưới thì tác hại là rõ ràng. Nhưng, tác động của vi hạt nhựa đến các sinh vật vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết. Các nhà khoa học cho rằng, các vi hạt nhựa gây hại cho đường tiêu hóa, làm gián đoạn quá trình giao tiếp hóa học giữa các loài, giảm số lượng vi tảo.

© AP Photo / Mario Aguilera/Scripps Institution of OceanographyRác ở Thái Bình Dương
Các nhà khoa học làm sáng tỏ khi nào rác thải nhựa sẽ bao phủ kín Trái Đất  - Sputnik Việt Nam
Rác ở Thái Bình Dương

Ngoài ra, một số nhà khoa học lưu ý đến một nguy cơ khác - sự hình thành các màng sinh học trên bề mặt của các mảnh nhựa. Kết quả là các vi hạt nhựa có mùi như một thứ gì đó còn sống, điều đó đánh lừa cá. Trong các màng sinh học có những vi sinh vật gây bệnh, các plasmid có gen mang khả năng kháng thuốc kháng sinh lan truyền nhanh hơn. Các nhà khoa học gọi các vi sinh vật sống trong rác biển là plastisphere.

Rác, Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
“Cuộc chiến rác” đang dần nóng lên giữa Philippines và Canada

Vấn đề xử lý rác thải nhựa vẫn chưa được giải quyết

Những mảnh nhựa lớn làm ô nhiễm bờ biển, tạo ra những hòn đảo ở những nơi có hoàn lưu nước bề mặt đại dương. Những mảnh nhựa xuống nước cùng với rác thải ven biển và từ các tàu đánh cá. Chất thải nhựa gây ra rất nhiều vấn đề trên đất liền. Vấn đề xử lý rác thải nhựa chưa được giải quyết. Đó là lý do tại sao bước đầu tiên trong cuộc chiến chống lại rác nhựa là cấm cốc và đĩa nhựa dùng một lần. Những mặt hàng này chiếm 42% trong tổng lượng rác nhựa.

Các bãi chôn lấp rác thải nhựa là không có lợi, vì chất nhựa không bị phân hủy. Không thể lưu trữ nó mãi mãi. Ngành công nghiệp tái chế đang ở giai đoạn đầu, và hiện nay chưa đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống ô nhiễm.

Theo tờ Nature, nhiều nước giàu có đã gửi chất thải nhựa đến Trung Quốc để tái chế. Vài năm trước, Bắc Kinh bắt đầu kiểm soát chặt chẽ hơn ngành công nghiệp này để chống lại việc nhập khẩu chất thải bất hợp pháp. Năm 2017, Trung Quốc tạm thời cấm nhập khẩu rác nhựa, gây xôn xao trên thị trường thế giới. Các nhà xuất khẩu rác thải đã phải tự tái chế nó hoặc chuyển hướng sang các nước châu Á khác. Nhưng, vẫn không rõ họ đã làm gì với chất thải này. Có thể là họ chỉ đơn giản đổ rác xuống biển.

© REUTERS / Kim Kyung-HoonPhân loại rác nhựa ở Nhật Bản
Các nhà khoa học làm sáng tỏ khi nào rác thải nhựa sẽ bao phủ kín Trái Đất  - Sputnik Việt Nam
Phân loại rác nhựa ở Nhật Bản

Các nhà khoa học từ New Zealand và Hoa Kỳ ước tính rằng, tính trung bình, mỗi năm trên thế giới có khoảng 80 triệu tấn nhựa thải ra đến các bãi rác và từ đó đến môi trường. Đến năm 2060, nếu nhu cầu về nhựa không giảm, tổng lượng rác thải sẽ tăng gấp ba lần lên 213 triệu tấn mỗi năm. Đa phần chất thải sẽ đến từ Ấn Độ, Trung Quốc và các nước châu Á và châu Phi khác. Hơn nữa, nhiều nước trong số đó không có khả năng thành lập ngành công nghiệp chế biến đến thời điểm đó.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала