Tại sao Nga và Hoa Kỳ dừng các chuyến bay lên mặt Trăng?

© Ảnh : Public domainNăm 1969. Người Mỹ đổ bộ xuống Mặt trăng. Bản thân sự kiện vẫn gây tranh cãi cho đến ngày nay.
Năm 1969. Người Mỹ đổ bộ xuống Mặt trăng. Bản thân sự kiện vẫn gây tranh cãi cho đến ngày nay. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
WASHINGTON (Sputnik) - Gần nửa thế kỷ ngừng các chuyến bay có người lái đến mặt Trăng đã dẫn đến tổn thất khó phục hồi của Mỹ và Nga, và chỉ với sự nỗ lực chung của hai bên mới có thể phục hồi những thành tựu từng có, đây là quan điểm của Rod Pyle, chuyên gia người Mỹ, tác giả của cuốn sách “Những người đầu tiên trên mặt Trăng”.

"Trong khoảng thời gian ngừng bay gần 50 năm (lên mặt Trăng), Hoa Kỳ và Liên Xô đã mất một số kiến ​​thức và kinh nghiệm, một phần trong đó rất khó lấp đầy... nhưng tôi chắc chắn rằng với những khoản đầu tư đáng kể và, có lẽ là nhờ việc  chia sẻ kiến ​​thức giữa những người thông minh từ các quốc gia khác nhau, chúng ta có thể trở lại đó một cách nhanh chóng và hiệu quả”, - tác giả của nhiều tác phẩm về lịch sử nghiên cứu vũ trụ nói với Sputnik nhân dịp lễ kỷ niệm 50 năm cuộc đổ bộ đầu tiên của con người lên mặt Trăng

Phi cơ bay trên nền mặt trăng ở Frankfurt, Đức - Sputnik Việt Nam
Khi nào người Nga đầu tiên đáp xuống Mặt trăng?

Theo ông, trong số các phát triển bị mất đi có thể nêu ra "động cơ tên lửa với lực đẩy tên lửa có thể điều chỉnh hoàn toàn và việc sản xuất các bộ trang phục cho phi hành gia có khả năng chống lại tác động bên ngoài để làm việc trên bề mặt mặt Trăng và Sao Hỏa".

"Tôi muốn thấy các công ty tư nhân và các cơ quan vũ trụ quốc tế hợp tác với nhau để đảm bảo rằng sự hiện diện liên tục của mọi người trên mặt Trăng sẽ trở thành hiện thực trong những năm 2020", - ông Pyle nói.

Tác giả hy vọng rằng dần dần, trong thập kỷ tới, các cường quốc vũ trụ, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ nhận ra rằng "hợp tác là cách tốt nhất để tiến về phía trước".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала