Bất ngờ: Việt Nam có công trình thực nghiệm vật lý hạt nhân tầm thế giới?

© Wikipedia / Diane SelwynViện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt
Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Giới khoa học Việt Nam vừa gây bất ngờ khi thực hiện công trình thực nghiệm vật lý hạt nhân được đánh giá tầm cỡ thế giới, lần đầu tiên được đăng trên tạo chí uy tín hàng đầu Physical Review C, giúp khẳng định thực tế người Việt hoàn toàn có thể làm nghiên cứu về vật lý hạt nhân.

Công trình nghiên cứu về vật lý hạt nhân tầm cỡ thế giới?

Công trình nghiên cứu được đảm nhiệm bởi các nhà khoa học Việt Nam và có sự hỗ trợ của 2 TS người Nga. Các tác giả tham gia dự án thực nghiệm vật lý hạt nhân này gồm: TS. Nguyễn Ngọc Anh, TS. Nguyễn Xuân Hải và ThS. Hồ Hữu Thắng cùng làm việc ở Viện Nghiên cứu hạt nhân thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Quang Hưng đến từ Trường Đại học Duy Tân, TP. Đà Nẵng, PGS.TS Phạm Đình Khang, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, GS.TS Lê Hồng Khiêm, Viện Vật Lý, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam.

Hai nhà khoa học đến từ Viện Liên hợp nghiên cứu hạt nhân Dubna (LB Nga) là A.M. Suhovoij và L.V. Mitsyna tham gia hỗ trợ nhóm trong một công đoạn của công trình. Được biết, toàn bộ quá trình từ thiếp kế, lắp đặt, đo đạc, xử lý số liệu, viết báo gửi đi tạp chí uy tín đều được thực hiện tại Việt Nam, do nhóm các nhà khoa học Việt Nam tiến hành và chủ động toàn bộ thí nghiệm.

Hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 13 - Sputnik Việt Nam
Việt Nam cam kết chỉ sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình
Lần đầu tiên, công trình nghiên cứu thực nghiệm về vật lý hạt nhân của các nhà khoa học Việt Nam được công bố trên tạp chí uy tín hàng đầu thế giới Physical Review C của Hội Vật lý Mỹ, tạp chí quốc tế uy tín hàng đầu về vật lý hạt nhân, nơi phần lớn các công trình thực nghiệm lớn đều do những trung tâm nghiên cứu lớn trên thế giới về vật lý hạt nhân của Mỹ, Nga, Châu Âu, Nhật Bản…thực hiện.

Giới các chuyên gia khoa học Việt Nam đánh giá, công trình này đóng vai trò hết sức to lớn và cấp thiết phục vụ phát triển những hướng nghiên cứu, khai thác huyên sâu đối với lò phản ứng hạt nhân mới sắp được tiến hành xây dựng tại Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân vừa được chính phủ Việt Nam phê duyệt.

TS. Nguyễn Ngọc Anh cho biết, nhóm tiến hành các thí nghiệm bắt đầu từ tháng 12/2016 và kết thúc vào tháng 7.2017:

“Bản thảo đầu tiên của công trình được gửi tới tạp chí Physical Review C lần đầu vào tháng 2.2019, sau khi trải qua bước kiểm tra đánh giá số liệu của Trung tâm số liệu hạt nhân quốc gia thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven (Mỹ) và 2 vòng phản biện, cùng rất nhiều bước chỉnh sửa để hoàn thiện, đến ngày 15.8, bài công bố chính thức xuất hiện trên tạp chí này”, Thanh Niên trích lời TS Viện Nghiên cứu hạt nhân thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết.

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ có trung tâm công nghệ hạt nhân?
Theo đó, nhóm nghiên cứu nêu bật những kết quả đáng chú ý như đã phát hiện được 74 chuyển dời sơ cấp, 61 mức kích thích, 291 chuyển dời thứ cấp. Đây là những thông tin hoàn toàn mới so với các số liệu hiện có trong thư viện số liệu hạt nhân quốc tế (Evaluated Nuclear Structure Data File – ENSDF).

“Số liệu mới bổ sung vào thư viện số liệu hạt nhân thế giới sẽ được sử dụng để nâng cao tính chính xác và độ tin cậy của các tính toán về tốc độ phản ứng và tiết diện phản ứng. Các tính toán này không chỉ cần thiết trong các ứng dụng xây dựng lò phản ứng hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân, xử lý chất thải hạt nhân, mà còn rất quan trọng trong các nghiên cứu về vật lý thiên văn”, PGS-TS Nguyễn Quang Hưng thuộc Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng nhấn mạnh.

Việt Nam hoàn toàn có thể tiến hành nghiên cứu về vật lý hạt nhân

Chia sẻ về hiện trạng các công trình nghiên cứu vật lý hạt nhân đang được tiến hành ở Việt Nam cũng như những điều kiện khó khăn mà các nhà khoa học trong nước đang gặp phải, ‘thiệt thòi’ hơn rất nhiều so với môi trường làm việc ở những trung tâm vật lý lớn trên thế giới, PGS.TS Phạm Đình Khang chia sẻ:

“Các trung tâm nghiên cứu ở các nước phát triển được trang bị các thiết bị hiện đại như máy gia tốc năng lượng cao, lò phản ứng nghiên cứu công suất cao... Chúng hầu hết là các thiết bị lớn có giá trị từ vài chục triệu đô la cho tới hàng tỉ đô la, đòi hỏi số lượng lớn nhân lực và kinh phí để vận hành và bảo dưỡng. Bên cạnh các thiết bị lớn, các trung tâm này còn được trang bị các thiết bị ghi đo, hệ thống điện tử, hệ thống máy tính tiên tiến, hiện đại bậc nhất. Cùng với đó là đội ngũ cán bộ nghiên cứu hùng hậu đến từ nhiều quốc gia khác nhau”.

Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Việt Nam xây trung tâm hạt nhân 600 triệu USD cùng sự hỗ trợ của Liên Bang Nga
PSG.TS Khang thừa nhận, ở Việt Nam, hiện chưa có một cộng đồng nghiên cứu vật lý hạt nhân thực nghiệm nào tầm cỡ. Thực tế, xét về cơ sở vật chất, cả nước hiện chỉ có duy nhất lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được coi là một thiết bị lớn phục vụ nghiên cứu vật lý hạt nhân. Lò bắt đầu hoạt động từ năm 1963 và có công suất rất thấp, chỉ 500Kw.

Thêm vào đó, các nhà khoa học Việt Nam chưa có điều kiện sử những thiết bị chuyên dụng tối tân nhất trong ngành để nghiên cứu mà hiện những loại đầu dò độ phân giải cao, các khối điện tử xử lý tín hiệu cũng hạn chế vô cùng về số lượng, chưa kể, chất lượng cũng giảm đi đáng kể sau thời gian sử dụng kéo dài hay thiếu đồng bộ.

Có không ít người vẫn còn nghi ngờ về khả năng hiện thực hóa các nghiên cứu vật lý hạt nhân thực nghiệm tại Việt Nam, tuy nhiên, chính công trình mới này sẽ là minh chứng rõ ràng nhất, luận điểm chắc chắn nhất để loại bỏ quan điểm “Việt Nam không thể làm nghiên cứu về vật lý hạt nhân”.

Công trình nghiên cứu của giới khoa học Việt Nam có gì đặc biệt?

Khi tiến hành thực hiện công trình nghiên cứu đồ sộ này, các nhà khoa học vật lý hạt nhân của Việt Nam đã sử dụng chùm nơ-tron từ chính lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, kết hợp với những hệ điện tử hiện có (theo đánh giá của giới chuyên gia là đã khá lỗi thời) để tiến hành các thí nghiệm thực nghiệm đo phản ứng bắt nơ-tron nhiệt trên các hạt nhân khác nhau.

Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Nga có thể trở thành đối tác ưu tiên của Việt Nam về phát triển năng lượng hạt nhân
Nhằm khắc phục những mặt hạn chế, nhóm nghiên cứu đã phải tự lắp ráp các thiết bị đo, xây dựng hệ thống dòng nơ-tron. Theo các nhà khoa học tiết lộ, linh kiện của hệ đo được mua từ nhiều đề tài khác nhau, sau đó được nhóm nối ghép thành hệ đo hoàn chỉnh.

Nhấn mạnh về thành quả và vai trò lớn lao của công trình khoa học này, PGS.TS Nguyễn Quang hưng khẳng định:

“Kết quả của nghiên cứu trên là cần thiết trong việc khai thác chuyên sâu, hiệu quả cả về mặt nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho lò phản ứng hạt nhân mới, chuẩn bị được xây dựng tại Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân (CNEST) sắp tới. Theo thiết kế, lò phản ứng hạt nhân mới sẽ có công suất 10 - 15 MW, gấp 20 - 30 lần lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Trong khi đó, với lò phản ứng Đà Lạt hiện tại, để có được bộ số liệu tốt có thể công bố quốc tế được thì thời gian đo phải mất ít nhất một năm. Do đó, nếu các thí nghiệm tương tự được tiến hành trên lò phản ứng mới thì thời gian đo sẽ giảm xuống rất nhiều, đồng thời chất lượng của các nghiên cứu chắc chắn sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, thông qua nghiên cứu này, chúng ta sẽ đào tạo được một đội ngũ nghiên cứu có trình độ quốc tế bằng nội lực, thay vì phải bỏ nhiều kinh phí để gửi cán bộ đi học ở nước ngoài”.

Việt Nam trên thực tế đã ứng dụng thành công khoa học công nghệ hạt nhân trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, y tế, môi trường, góp phần vào mức tăng trưởng GDP trung bình 6-7% một năm. Đáng chú ý, Việt Nam là một trong những quốc gia ứng dụng hiệu quả nhiều kỹ thuật hiện đại, tiên tiến có sử dụng bức xạ ion hóa trong chẩn đoán và điều trị ung thư. Hàng chục ngàn bệnh nhân được các bác sĩ sử dụng phác đồ điều trị hợp lý, hiệu quả và an toàn với chi phí điều trị rất phải chăng nhờ áp dụng những thành tựu thực tế từ công nghệ hạt nhân, như chia sẻ của GS Mai Trọng Khoa, BV Bạch Mai Hà Nội trong một hội thảo gần đây.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала