Nhà khoa học kể lại chuyện Liên Xô chuẩn bị đổ bộ lên Sao Kim

© Ảnh : SSV, MIPL, Magellan Team, NASABắc Cực trên Sao Kim
Bắc Cực trên Sao Kim - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Các nhà khoa học Liên Xô từng nghiên cứu khả năng thực hiện chuyến bay đưa người lên Sao Kim, nhưng đã từ bỏ ý tưởng khi biết rằng điều kiện ở đó không phù hợp, tiến sĩ y khoa Alexander Suvorov chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
"Có một lĩnh vực riêng biệt là sinh lý học và y học hyperbolic. Nó bắt đầu phát triển tại viện chúng tôi do thực tế là trong thời kỳ sơ khai của ngành y học vũ trụ, Viện sĩ Sergei Korolev ngoài Sao Hỏa đã cân nhắc cả các phương án bay lên Sao Kim", nhà khoa học Alexander Suvorov (trưởng phòng nghiên cứu sinh lý con người trong các điều kiện khắc nghiệt thuộc Viên Khoa học các vấn đề y sinh - Viện HLKH Nga, Viện sĩ Viện công nghệ vũ trụ mang tên Tsiolkovsky) cho biết.

Sau đó các nhà khoa học được biết rằng Sao Kim có bầu khí quyển không phù hợp để thở, áp suất ở bề mặt hành tinh này là 96 atmosphere, tương đương với áp suất ở độ sâu gần 1000 mét dưới nước. Để trải nghiệm khả năng làm việc dưới áp suất như vậy, Viện khoa học các vấn đề y sinh cùng với Viện Hải dương học trực thuộc Viện HLKH Liên Xô năm 1981 đã tổ chức cuộc thử nghiệm có ông Suvorov tham dự, đưa người xuống sâu 100 mét trong một buồng áp lực, và sau đó là 350 và 450 mét.

Sao Kim - Sputnik Việt Nam
Vì sao dự án bay tới Sao Kim của Nga khiến Hoa Kỳ quan tâm?
"Cuối cùng, chúng tôi gần như đã chứng minh được rằng ở độ sâu 1000 mét con người vẫn có thể làm việc", nhà khoa học nói.

Trong điều kiện như vậy, việc thở rất khó khăn, xuất hiện những cơn khó thở, song trong những điều kiện này vẫn có thể thực hiện những hoạt động thể chất ở mức độ vừa phải.

Tuy nhiên, khi đưa các trạm vũ trụ tự động lên Sao Kim mới biết rằng bầu khí quyển tại đó là carbon dioxide, nhiệt độ không khí cao, do đó ý tưởng về một chuyến bay có người lái dần dần triệt tiêu.

“Nhưng có một thực tế là về mặt lý thuyết, con người có thể đáp xuống Sao Kim, mặc đồ du hành vũ trụ và bước ra bề mặt của nó. Nếu chúng ta có thể lặn xuống độ sâu 1000 mét, thì dần dần theo thời gian chúng ta cũng sẽ có thể đặt chân lên bề mặt Sao Kim”, nhà khoa học nhận định.

Bay đến Sao Kim đầu tiên là tàu vũ trụ Venera-4 của Liên Xô vào năm 1967, nhưng chỉ đến năm 1970 con tàu vũ trụ Venera-7 mới hạ cánh được trên bề mặt hành tinh này. Tàu thám hiểm đã đo được áp suất trên Sao Kim là khoảng 90 atm và nhiệt độ khoảng 475 độ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала