Các nhà khoa học Anh phát hiện biểu hiện ngôn ngữ ở tinh tinh

© AP Photo / Michael ProbstCon khỉ
Con khỉ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Các nhà sinh học người Anh đã phát hiện ra rằng khi giao tiếp với nhau, tinh tinh thực hiện các chuyển động môi, có nhịp điệu trùng khớp một cách đáng ngạc nhiên với nhịp điệu lời nói của con người. Nghiên cứu mới cho thấy đây là lời đáp cho câu hỏi tiếng nói của con người bắt nguồn như thế nào.

Kết quả được công bố trên tạp chí Biology Letters.

Khỉ chỉ hầu Madagascar trong tay nhân viên sở thú Bristol - Sputnik Việt Nam
Các nhà khoa học đánh giá quy mô động vật tuyệt chủng hàng loạt

Các nhà sinh vật học từ lâu đã thất bại trong việc tìm kiếm biểu hiện thô sơ của lời nói ở loài linh trưởng, nhưng tất cả các nghiên cứu trước đây đều tập trung vào nghiên cứu âm thanh do chúng tạo ra. Các tác giả nghiên cứu cho rằng lời nói của con người phát sinh không những trong quá trình tiến hóa của âm thanh, mà còn dựa trên sự chuyển động của môi.

Được biết, con người trên khắp thế giới, bất kể họ nói ngôn ngữ gì, trong cuộc trò chuyện thường mở miệng 2-7 lần/giây, mỗi chu kỳ tương ứng với một âm tiết.

So sánh các video về bốn quần thể tinh tinh pan troglodytes: hai con tinh tinh hoang dã ở Uganda và hai con được nuôi trong các vườn thú ở Anh và Đức, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đôi môi của loài linh trưởng này chuyển động với nhịp điệu trung bình 4 “âm tiết”/giây.

Nhịp điệu ở những con vật khác nhau đôi khi rất khác nhau

Bạch tuộc sọc Thái Bình Dương. - Sputnik Việt Nam
Tiến hóa song song. Loài động vật có thể cạnh tranh với con người

Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể về tốc độ chuyển động môi trung bình giữa quần thể khỉ nuôi nhốt và khỉ hoang dã.

Các tác giả cho rằng, việc bập môi của tinh tinh đóng vai trò của lời nói, bằng cách đó chúng thu hút sự chú ý, truyền đạt cảm xúc và thông tin. Kết hợp với những âm thanh đặc biệt mà con vật tạo ra khi chúng chăm sóc lẫn nhau, những chuyển động nhịp nhàng này là yếu tố quan trọng trong giao tiếp và tương tác xã hội giữa các cá thể.

"Phát hiện của chúng tôi ủng hộ giả thuyết rằng các tín hiệu nhịp điệu môi của linh trưởng dùng để thu hút sự chú ý - nhà nghiên cứu Adriano Lameira từ Trường Tâm lý học và Thần kinh học tại Đại học St. Andrew ở Anh cho biết, phát biểu này được trích dẫn trong thông cáo báo chí – Nhưng dù sao đi nữa, đây vẫn là một giả định, cho đến khi có được dữ liệu chi tiết hơn về các loài linh trưởng khác".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала